Từ nhiều năm nay, người dân xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã sống chung với ô nhiễm môi trường. Theo người dân, nguyên nhân gây ô nhiễm là từ các nghề sản xuất tinh bột, làm miến và bánh kẹo gây ra.
Ô nhiễm bủa vây làng nghề
Làng nghề sản xuất bánh kẹo, miến, bột dong riềng xã Dương Liễu phát triển từ những năm 1960. Làng nghề càng phát triển thì hàng trăm hộ dân sống ven con kênh T2 chảy qua xã phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dương Liễu có gần 3143 hộ thì trên 2.800 hộ dân làm nghề, tổng doanh thu làng nghề mỗi năm trên 300 tỷ đồng. Mỗi ngày làng nghề Dương Liễu chế biến hàng trăm tấn dong riềng, thải ra môi trường 13 nghìn m3 nước thải. Đến làng nghề, thấy cảnh sản xuất tất bật của người dân. Nhưng một ấn tượng khiến người dân khó chịu đó là mùi xú uế, hôi thối, ruồi nhặn… bay quanh khắp làng. Đi đến chỗ nào cũng bắt gặp nước thải ở tất cả cống rãnh thoát nước làng nghề một màu đen kịt, đặc quánh. Đặc biệt con kênh T2 chảy qua địa phận cũng ô nhiễm trầm trọng. Anh Nguyễn Trọng Sơn một hộ dân trong làng cho biết: “Ô nhiễm tích tụ bao năm nay, ảnh hưởng đến nguồn nước giếng khoan, nước giếng có mùi thum thủm dân không dám ăn, uống mà chỉ để sản xuất, tắm giặt… Một số nhà có điều kiện thì thay đổi nguồn nước khác như nước mưa, nước máy, còn không có điều kiện vẫn phải sử dụng.”
Kênh T2 ô nhiễm nặng
Ông Trần Ngọc Hải một hộ dân khác phản ánh: “Hàng năm cứ vào thời gian cao điểm sản xuất vào vụ nông dân thu hoạch bột sắn, miến... nước thải chảy ra ngoài kênh, cộng với nước thải sinh hoạt nên rất hôi thối. Việc đó cứ diễn ra mấy chục năm qua, nước thải không được tiêu thoát, anh bảo sao mà không ô nhiễm được?”. Còn anh Nguyễn Văn Tài, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo, miến dong chia sẻ: “Trong quá trình sản xuất, nước thải cùng với hóa chất xả thẳng ra cống rãnh quanh làng. Từ trước đến nay nguồn nước thải ra chưa có xử lý nhưng vì cuộc sống mưu sinh chúng tôi bắt buộc phải xả thải ra môi trường biết là ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng các hộ làm nghề như gia đình chúng tôi phải chấp nhận…”
Quy trình sản xuất miến, bánh kẹo ở đây gần như là thủ công, mạnh hộ nào hộ đó làm. Vào vụ sản xuất, hàng trăm tấn củ dong riềng khắp nơi tập trung ở xã. Theo tính toán, cứ 10 tấn củ dong riềng ở 1 hộ sản xuất thải ra môi trường 7 tấn bã, nước thải. Tất cả đổ xuống cống rãnh, kênh mương quanh làng, chỉ sau 3 - 4 ngày, các hóa chất, nước thải sinh hoạt, chất hữu cơ phân hủy bốc lên mùi hôi thối lan ra khấp cả vùng. Trong quá trình sản xuất mạch nha làm bánh kẹo, miến dong… người ta xử lý làm trắng bột bằng thuốc tím. Sau 7 ngày, tinh bột trắng được xử lý lắng đọng, người ta thu lại bột, còn nước thải cùng hóa chất đổ thẳng ra cống rãnh…
Những phương án xử lý
Mức độ ô nhiễm môi trường ở Dương Liễu hiện chưa có con số thống kê của cơ quan chức năng, nhưng rõ ràng tình trạng ô nhiễm nước thải này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trao đổi với ông Nguyễn Bá Hưng - Phó chủ tịch UBND xã Dương Liễu khẳng định: “Từ năm 2003, UBND xã Dương Liễu đã xây dựng quy chế vệ sinh môi trường, lấy ý kiến của nhân dân, sau đó xã thành lập tổ vệ sinh môi trường, tuyên truyền, vận động các hộ dân tự ý thức, bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, do các hộ sản xuất ngày càng nhiều, xã Dương Liễu đã khoán công tác vệ sinh môi trường cho các hộ tự khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải tại nhà mình. UBND xã đã huy động thu kinh phí xử lý môi trường trong đó có một phần đóng góp của người dân, mỗi hộ khẩu đóng góp 8.000 đồng, nhưng mô hình này hiện nay đang hoạt động khó khăn do việc huy động kinh phí vệ sinh môi trường của người dân làm nghề cũng khó…”
Theo ông Hưng, UBND xã đã đưa ra nhiều giải pháp, ngoài việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường triển khai 6 tuyến đường và hệ thống cống rãnh kinh phí hơn 100 triệu, cùng với đó kết hợp với cơ quan y tế huyện tiến hành phun thug. Nếu triển khai được điểm công nghiệp này thì sẽ thu hút khoảng 200 hộ dân làm nghề tập trung vào sản xốc khử trùng những vùng ô nhiễm nặng, phòng tránh dịch bệnh... Ngoài ra, xã đã tiến hành quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề vùng bãi, diện tích 16ha để tập trung các hộ sản xuất. Mặc dù đã thông qua ý kiến dân, nhưng điểm công nghiệp nằm trong vùng phân lũ, nên không được phê duyệt. Dương Liễu tiến hành quy hoạch điểm công nghiệp 12ha ở vùng đồng và giao cho Tập đoàn Minh Dương đầu tư cơ sở hạ tầnuất. Tuy nhiên qua hàng chục năm dự án vẫn nằm trên giấy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét