Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không thể thiếu, nhưng sau khi đã sử dụng xong vỏ, bao thuốc bảo vệ thực vật được vứt tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Trước tình trạng trên,   Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên  nâng cao nhận thức, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhất là việc giảm thiểu tác hại do sử dụng vật tư nông nghiệp gây ra.


Hướng đến nền nông nghiệp sạch


Không chỉ bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp hội trong bảo vệ môi trường nhất là môi trường nông thôn. Bằng nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường; hướng dẫn Nông dân thực hiện từng việc làm cụ thể như: Phân loại chất thải tại nguồn, sử dụng hiệu quả phân bón, an toàn thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì thuốc sau khi sử dụng; sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiêu dùng bền vững... Hội còn hướng dẫn Nông dân xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản. Chẳng hạn dùng phân hay sử dụng nguyên liệu lục bình làm hầm biogas vừa sạch vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa có gas, để thắp sáng, nấu ăn...




Ngoài ra, công tác phối hợp tuyên truyền cũng luôn được hội đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm qua (2011- 2015), Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 30 lớp tập huấn tuyên truyền cho gần 22.000 lượt cán bộ, hội viên về Luật bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hơn 3.700 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, gần 1.300 buổi hội thảo về chăn nuôi sử dụng nông dược an toàn, phân bón và chăm sóc vườn cây ăn trái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ tăng sản lượng mủ, hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, chăm sóc cây tiêu, phòng, trị bệnh cây cao su, chăm sóc hoa lan, cây cảnh, trồng rau thủy canh... cho gần 194.000 lượt cán bộ, hội viên. Hàng năm, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) Hội Nông dân tỉnh đã hướng dẫn các cấp hội tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác với chủ đề “nhà, vườn, đường phố sạch”, được các hội viên tham gia rất sôi nổi, qua đó đã thu được hơn 5.000kg rác góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư nông thôn...




Nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả




Từ khi bắt tay vào xây dựng, xã Bạch Đằng (TX.Tân Uyên) đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường do đó xã đã có được kết quả rất tốt trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Theo đó, chính quyền xã giao mỗi đoàn thể thực hiện một công trình có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong các mô hình được triển khai, nổi bật là mô hình thu gom rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do Hội Nông dân xã là chủ công.




Trong quá trình thưc hiện, nhận được sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang và tỉnh đầu tư xây dựng 16 hố chứa ngay trên các cánh đồng để chứa chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, trên các cánh đồng không còn tình trạng chai lọ, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi. Ông Ngô Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bạch Đằng chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, hội đã thu được 688kg/16 hố, trong khi đó, năm ngoái chỉ thu được 200kg/16 hố. Điều nay cho thấy, mô hình đã bước đầu phát huy hiệu quả tích cực, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của mọi người, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường”.




Vừa qua Hội Nông dân xã đã kiến nghị chính quyền cho phép đầu tư xây dựng thêm 10 hố chứa rác thải và cho đặt ở những vị trí thuận lợi bên cạnh các trục đường chính dẫn ra đồng, trong các vườn cây ăn trái, vườn rau màu... nhằm tăng cao hiệu quả của mô hình này.




Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị  xã An Sơn (TX.Thuận An) đã kéo theo lượng rác thải ngày càng gia tăng nên môi trường luôn bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, Hội Nông dân xã đã rất tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân bảo vệ môi trường. Bà Võ Thị Cẩm Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Sơn cho biết: “Những năm qua, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường. Từ đó, người dân từng bước ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp. Ngoài việc tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh nhà cửa, xây dựng cảnh quan môi trường, Nông dân trong xã còn quan tâm bảo đảm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, xã đã xây dựng mô hình Nông dân bảo vệ môi trường bằng việc thu gom và xử lý rác thải. Việc làm này không chỉ nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường mà còn được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh hỗ trợ xây dựng 1 nhà chứa lớn và 12 hố nhỏ đựng chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để đưa đi xử lý”.




Được biết, để nhân rộng các mô hình trong công tác bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh đang tiếp tục tuyên truyền hội viên chia sẻ kinh nghiệm, kết quả đã thực hiện và vận động các hộ Nông dân khác cùng tham gia. Qua đó, nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết và hành động. Chỉ khi nào có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và tất nhiên, mỗi một hành động nhỏ của một cá nhân sẽ hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường, qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Hàng trăm hecta đất nông nghiệp thành kho, xưởng




Nhiều người dân xã Yên Viên mới đây phản ánh  "Ở khu vực bãi bồi ven Sông Đuống, đoạn qua địa bàn xã Yên Viên, huyện Gia Lâm hàng trăm hecta đất ruộng đang bị xẻ thịt, biến thành nhà xưởng, trạm sản xuất bê tông, ván ép và điểm tập kết, trung chuyển than cùng VLXD. Sự việc trên, không chỉ khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp lâu dài, ổn định của người dân ngày càng bị thu hẹp, nguy cơ ô nhiễm, sụt lún tăng cao trong mùa mưa bão…!".




Khi đến khu vực thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, người dân địa phương cho biết, tại khu bãi bồi ven Sông Đuống hiện có gần 20 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động.Theo Nghị định 64/CP những doanh nghiệp này về xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc để sản xuất bê tông… trên đất nông nghiệp mà trước đây chính quyền đã giao cho 10 năm trước}. Đáng quan tâm, bên cạnh những đơn vị sản xuất cũ thì gần đây tại khu vực liên tục xuất hiện các nhà xưởng, điểm tập kết VLXD  mới. Cụ thể, là bãi cát của HTX Cầu Đuống, HTX Thành Đoàn, Công ty TNHH Minh Hạnh, Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Đức Mạnh và doanh nghiệp tư nhân Minh Đức…


Hằng ngày,tàu thuyền, máy xúc, ô tô ra vào, hoạt động kinh doanh tấp nập, khiến cho môi trường quanh khu vực chỗ nào cũng mù mịt đất cát, khói bụi tại các bãi vật liệu xây dựng .

Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào nên hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng vì Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào.  Đến nay
hầu hết các đơn vị trên vẫn chưa đủ các thủ tục về pháp lý trong việc kinh doanh và sử dụng đất. Trong đó, một số đơn vị hoạt động không có giấy phép từ nhiều năm nay như HTX Thành Đoàn, hợp tác xã Cầu Đuống, Công ty Bê tông Vinh Huy...

Theo anh Trần Văn Mạnh, một người dân xã Yên Viên thì toàn bộ diện tích đất bãi bồi nói trên cách đây 10 năm người dân địa phương vẫn canh tác, sản xuất hiệu quả. Chỉ đến khi các doanh nghiệp ồ ạt kéo về xây dựng nhà xưởng, sản xuất, buôn bán VLXD  thì hoạt động sản xuất có phần kém đi. Gần đây, do nước sông cạn, không bồi đắp đủ lượng phù sa nên việc sản xuất nông nghiệp lại càng khó khăn. Vì việc canh tác không hiệu quả, dần dần một số hộ đã bán hoặc cho các doanh nghiệp thuê lại sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, một số diện tích đất công, thùng đào, hố đấu để hoang hóa từ nhiều năm nay cũng được UBND  xã Yên Viên đứng ra ký hợp đồng cho các hộ kinh doanh thuê với giá từ 10 đến 15 nghìn đồng/m2/năm. Các doanh nghiệp tập trung kinh doanh, sản xuất tại đây đa số là của người dân địa phương, chỉ có một số ít là của người từ nơi khác đến.

Chủ tịch UBND  xã Yên Viên - ông Nguyễn Văn Kỷ cho biết, địa phương đã kiểm tra và đình chỉ việc mở rộng, xây dựng nhà xưởng trái phép của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh, chính quyền cũng đã rà soát và yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Nếu sang năm 2016, các đơn vị này không xuất trình được các văn bản liên quan đến việc sử dụng đất và giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, Ủy ban nhân dân  xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể nhận thấy thời gian qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Yên Viên đã bị buông lỏng. Tại sao hàng trăm héc ta đất nông nghiệp lại có thể được mua bán, chuyển đổi thành nhà xưởng, kho bãi một cách dễ dàng?

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Ô nhiễm trầm trọng sông Bắc Hưng Hải

Do phải hứng chịu nguồn nước chưa qua xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp nên nguồn nước trên sông Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không thể sử dụng để phục vụ sản xuất nên hiện nay, hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải qua địa bàn Hưng Yên ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,



Theo Sở TNMT Hưng Yên, các đơn vị chuyên môn đã nhiều lần lấy mẫu nước quan trắc trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải để kiểm tra. Qua kết quả kiểm nghiệm, mức độ ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày một gia tăng và không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó, hàm lượng nhiều chất không đạt như:tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn từ 1 đến hơn 6 lần,  Ôxi hòa tan trong nước (DO) thấp hơn từ 1 đến hơn 7; các chất ô nhiễm đều vượt ở mức cao như: COD và BOD5 cao hơn từ 1 đến hơn 9 lần, PO43- vượt từ 1 đề gần 6 lần, Coliform vượt từ 1 trên 2 lần lần. Ngoài ra, một số mẫu phân tích phát hiện dầu mỡ và một số kim loại nặng gồm, thủy ngân, asen đều có chỉ tiêu ô nhiễm vượt từ 1,2 - 2 lần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sông Bắc Hưng Hải phải hứng nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số khu CN thuộc địa phận thành phố Hà Nội như: Khu công nghiệp Gia Lâm, Khu CN Sài Đồng đổ ra sông Cầu Bây rồi qua cống Xuân Thụy với khối lượng khoảng 7.100 m3 một ngày đêm. Tại Hưng Yên, hệ thống sông Bắc Hưng Hải tiếp nhận nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải làng nghề qua sông Như Quỳnh, huyện Văn Lâm; rồi nước thải công nghiệp, sinh hoạt qua sông Cầu Lường trên địa bàn huyện Mỹ Hào, sông Điện Biên qua huyện Yên Mỹ... Đây cũng đang là những dòng sông chết có nguồn nước đen đặc với chỉ số ô nhiễm cao từ nhiều năm nay. Theo đó, nước trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải nhiều đoạn bị chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối, tại một số cửa cống nước sủi bọt trắng kết thành khối lớn.

Theo người dân các huyện Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ: do nguồn nước ô nhiễm nặng nên những năm gần đây sông Bắc Hưng Hải đã không còn khả năng phục vụ sản xuất nông nghiệp và luôn trong tình trạng "tiêu không được tưới không xong". Bởi nước chảy đến đâu, thì cây trồng và các loại thủy cầm, thủy sản chết nổi ở đó. Mặc dù ngành chuyên môn đã có kết quả nghiên cứu của về mức độ ô nhiễm, nhưng người dân vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để khắc phục và xử lý trong suốt những năm qua. Không những vậy, tình trạng ô nhiễm còn ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Hồ chất độc màu da cam mà vẫn nghiễm nhiên bắt cá đem bán


Khu vực ao hồ gần sân bay Biên Hòa, Đồng Nai mặc dù có rất nhiều cá tuy nhiên nơi đây được cảnh báo là bị nhiễm dioxin (chất độc màu da cam) thế nhưng nhiều người dân đột nhập vào để bắt cá về ăn và bán.





Biển báo trên hồ nhiễm chất độc da cam tuy rất rõ ràng là “Hồ nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ăn bất cứ loại thực phẩm tươi sống nào được nuôi trồng tại hồ này đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn”, PV có mặt tại đây vào ngày 29.11, và chúng tôi chứng kiến tình trạng bắt cá vẫn ngang nhiên diễn ra.


Để đột nhập vào bên trong, những người bắt cá đã leo lên cây sung cao hơn 2 m, rồi dùng cây gỗ gác lên bờ rào - ngăn cách khu vực sân bay Biên Hòa với dân cư bên ngoài (thuộc KP.6, P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa).
Cách nơi đột nhập là biển cảnh báo khu vực có nhiễm dioxin.


Bên trong khu vực sân bay Biên Hòa có nhiều hồ nước nằm rải rác khắp nơi. Mới 8 giờ sáng, tại một hồ nước rộng khoảng 2 ha đã có hơn 20 người chia thành nhiều nhóm quần thảo để bắt cá.


Một nhóm 5 người dùng lưới kéo, dàn hàng ngang càn quét khắp mặt hồ. Có một nhóm thanh niên khác hơn 10 người dùng rất nhiều bình ắc quy đánh bắt bằng xung điện trong các bãi lầy, khu vực nước cạn. Đến gần trưa thì đội quân chích điện kéo xuống càn quét cá dưới hồ lớn.
Một “đội quân” với trang bị lưới kéo, bình ắc quy ngang nhiên đánh bắt trong hồ bị nhiễm dioxin.


Nhóm người này đi đến đâu, cá dính điện nổi trắng bụng lên đến đó và được nhặt bỏ vào đầy các bao tải lớn buộc bên hông. Phía bên ngoài hàng rào, cứ khoảng một giờ đồng hồ lại có người mang bình ắc quy tuồn vào cho nhóm người bên trong để thay thế khi nguồn điện đã cạn.




Đến 9 giờ 30, hai thanh niên từ bên trong leo ra ngoài hàng rào, trên tay cầm theo bao cá nặng ước chừng vài chục ký rồi lên xe phóng về hướng cầu Hóa An (TP.Biên Hòa).




Hơn 1 giờ đồng hồ sau, tiếp tục có bốn người xách 3 bao cá (loại bao đựng phân bón) cùng với bộ kích điện leo bờ rào chui ra ngoài. Nhóm 10 người vẫn ở lại trong ao tiếp tục đánh bắt, đồng thời cho người mua cơm vào ăn trưa, mang bình ắc quy khác đến thay thế. Đến 15 giờ cùng ngày thì kết thúc ngày đánh bắt với những bao tải đầy cá.


Chia làm nhiều nhóm mang cá đi tiêu thụ.
Nhóm công nhân tập trung về một xóm trọ thuộc ấp Tân Thắng, P.Tân Bình, TX.Dĩ An (Bình Dương).

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

2 làng nghề gây ô nhiễm môi trường

Theo như Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, 2 làng nghề ở Thừa Thiên- Huế vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mặc dù đã quá thời hạn phải xử lý triệt để ô nhiễm.



Gây ô nhiễm nghiêm trọng

Làng nghề gạch ngói Hương Vinh- Hương Toàn (thị xã Hương Trà) và làng nghề đúc đồng Phường Đúc - Thủy Xuân (TP.Huế) là 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Làng nghề gạch ngói này phải di chuyển địa điểm và hoàn thiện công nghệ, thực hiện từ 2003 - 2004 tránh ảnh hưởng đến người dân; đối với làng nghề đúc đồng phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải và hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thực hiện từ 2003- 2006.

Mặc dù đã quá thời hạn phải xử lý ô nhiễm theo Quyết định 64  nhưng hiện tại, 2 làng nghề trên vẫn nằm trong diện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại làng nghề gạch ngói Hương Vinh - Hương Toàn, nhiều lò gạch thủ công vẫn nhóm lò, nổi lửa để sản xuất.

Việc lò gạch xả khói bụi mù mịt đã khiến nhiều người trong thôn mắc các bệnh da liễu, hô hấp và mắt. Một người dân ở thôn Thủy Phú (xã Hương Vinh) bức xúc: “Đường làng ngõ xóm và nhà dân gần các lò gạch thường chìm trong khói bụi mù mịt. Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị tỉnh di dời các lò gạch nhưng hàng chục năm rồi mọi chuyện vẫn vậy” .

Có hơn 60 lò đúc đồng, nhôm, chì nằm xen lẫn trong các khu dân cư ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc - Thủy Xuân. Nhiều cơ sở đúc vẫn làm theo lối thủ công, sử dụng cao su và dầu nhớt phế thải để đốt lò nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của người dân quanh vùng.

Chưa có phương án

Đề giải quyết ô nhiễm môi trường và tạo việc làm cho lao động tại làng nghề gạch ngói Hương Vinh - Hương Toàn, chính quyền thị xã Hương Trà từng xây dựng dự án quy hoạch chi tiết cụm làng nghề gạch ngói, gốm Hương Vinh. Tuy nhiên, dự án này không được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế phê duyệt nên đã bãi bỏ. Trong khi đó, chính quyền thị xã Hương Trà lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nghề mới cho người dân nên đến nay làng nghề này vẫn tồn tại và “bức tử” môi trường.

Ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc - Thủy Xuân, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đưa vào hoạt động mô hình thí điểm xử lý khói, bụi và khí thải độc hại. Mô hình này sử dụng hệ thống máy hút bụi thông qua chụp hút khói, bụi, khí thải bằng inox, đưa vào bể sục khí, kết hợp hoá chất để làm sạch khí thải... Đây là giải pháp đưa lại hiệu quả môi trường khá cao nhưng đến nay chỉ thực hiện được ở một số lò đúc. Nguyên nhân là do mô hình này khá phức tạp về công nghệ, mặt khác hầu hết hộ làm nghề đúc ở đây khó khăn về kinh phí.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Phạt tiền vì xả rác bừa bãi

Tại nơi công cộng của thị trấn, một số người thiếu ý thức vào ban đêm chở rác đến vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, công an đã bố trí mai phục bắt quả tang một phụ nữ vừa quăng túi rác vào lề đường.

Vào chiều ngày 26-11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Tân Trụ, ông Nguyễn Văn Thơm vừa ký quyết định xử phạt vi phạm trên lĩnh vực môi trường đối với bà Hồ Thị Cẩm Trinh (SN 1971), ngụ ấp Bình Đông, xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ số tiền 350.000 đồng do có hành vi vứt rác nơi công cộnglà nguồn tin từ Ủy ban nhân dân thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ (Long An).



Tổ chức mai phục tại những điểm thường được người dân xả rác, công an và môi trường thị trấn bắt quả tang bà Trinh đang chạy xe honda chở túi rác vứt xuống lộ, chưa kịp chạy đi thì bị giữ lại lập biên bản.

Ủy ban nhân dân thị trấn Tân Trụ cho biết, tuyến đường Cao Thị Mai nối liền thị trấn Tân Trụ đi qua xã Bình Trinh Đông, khu vực gần khu dân cư thuộc ấp Tân Bình, thường xuyên bị một số người “vô tư” vứt rác ra lộ vào đêm khuya do không muốn đóng tiền thu gom rác mỗi tháng 12.000 đồng. Vì vậy đoạn đường sạch đẹp nhanh chóng trở thành bãi rác công cộng gây ô nhiễm môi trường.


Mặc dù đã có biển báo cấm đổ rác và thông báo trên đài nhưng việc vi phạm ngày càng nhiều.


Tại khu vực xã Bình Tịnh, một chủ quán nhậu chờ đêm khuya chở rác bỏ ven lộ gần trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Qua nhiều ngày mai phục, công an cũng bắt được quả tang và phạt 350.000 đồng.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp khai khoán



Hội thảo doanh nghiệp khai khoáng và trách nhiệm xã hội với cộng đồng địa phương  do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI phối hợp Trung tâm Phát triển và Hội nhập - CDI tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội vào sáng 14/11.


Phó Tổng thư ký VCCI - ông Nguyễn Quang Vinh cho biết: không chỉ riêng ngành khai khoáng, mà trong tất cả các ngành, việc thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào nhận thức được điều đó thì sẽ rất thành công và phát triển bền vững, bởi lẽ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn chặt với năng lực cạnh tranh, vấn đề quản trị khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất… Riêng đối với ngành khai khoáng là ngành có nhiều đặc thù như sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến cộng đồng như di dời chỗ ở của người dân khi khai mỏ, vấn đề môi trường, trữ lượng mỏ, thuế… nên việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về trách nhiệm của các bên là rất quan trọng.




Liên minh khai khoáng EITI do nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair khởi xướng với sự tham gia của 40 quốc gia trên thế giới. Khi tham gia liên minh này, tất cả các bên, từ Chính phủ đến doanh nghiệp và cộng đồng đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc khai thác mỏ và tài nguyên thiên nhiên là một trong những hướng đi hiệu quả của thế giới.




Chủ tịch Hiệp hội Tuyển khoáng Việt Nam - ông Nguyễn Minh Đường đã khẳng định: Bất cứ doanh nghiệp hoạt động tại địa phương không có trách nhiệm cộng đồng với địa phương đó thì không thể tồn tại được. Doanh nghiệp phải có được sự ủng hộ, hợp tác từ chính quyền và đặc biệt là từ cộng đồng địa phương thì mới phát triển bền vững được.




Một số đại diện doanh nghiệp khai thác và sử dụng khoáng sản cũng cho rằng, việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng địa phương là điều bắt buộc nếu muốn doanh nghiệp tồn tại. Ông Lưu Ngọc Anh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam cho rằng, trong thời gian 60 năm khai thác quặng, Công ty đã thực hiện nhiều hoạt động cùng địa phương, mới đây nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới. Công ty cũng đã cam đoan đóng góp 16 tỷ đồng cho ngân sách địa phương trong ngành, giúp xây dựng một số trường học vùng cao. Đối với việc tuyển quặng, Apatit Việt Nam luôn thực đầy đủ trách nhiệm về môi trường đối với địa phương.




Khi đó, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Tổng giám đốc Công ty Xi măng Bỉm Sơn cho biết, trên thực tế Bỉm Sơn đã cố gắng và làm được rất nhiều việc cho địa phương, thực hiện đóng thuế, phí đầy đủ. Tuy vậy, khi bàn đến vấn đề trách nhiệm cũng cần tính đến trách nhiệm của địa phương đối với doanh nghiệp bởi doanh nghiệp có rất nhiều vướng mắc liên quan đến địa phương.




Tại Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu một số văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề khai thác khoáng sản và cùng thảo luận một số nội dung về: Trách nhiệm xã hội: Các vấn đề đặt ra với doanh nghiệp khai khoáng trong bối cảnh hiện nay và giải pháp; thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam; người dân ở đâu trong khai thác khoáng sản? đánh giá tác động của hoạt động khai khoáng tới địa phương; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có là một trong những biện pháp để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn và giảm thiểu xung đột xã hội.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Hàng trăm phương tiện vận tải đang có nguy cơ gây ô nhiễm vịnh Hạ Long

Mục đích nhằm bảo vệ môi trường nước di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất dự lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước đến ngày 14/11/2015 và được xem là một động thái tích cực .


Tuy nhiên mặc dù đã cố công đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm con tàu vận tải thủy nội địa hay xà lan không lắp đặt thiết bị phân ly dầu - nước vẫn hoạt động ngày đêm, cho nên nguy cơ bị ô nhiễm vẫn còn rất cao.



Nguy cơ ô nhiễm nước Vịnh Hạ Long từ hàng trăm phương tiện vận tải


Nhằm mục đích làm cho các chủ tàu du lịch lắp đặt các thiết bị phân ly dầu nước trên các phương tiện của chính mình, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định sẽ đình chỉ hoạt động hoặc không cấp phép rời bến đối với tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long nếu không lắp đặt thiết bị phân ly dầu – nước sau ngày 1/11. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, hơn 400 tàu du lịch đã được lắp đặt hệ thống phân ly dầu - nước nhằm bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ Long.


Thế nhưng, chính quyền địa phương lại không thể bắt buộc hàng trăm các phương tiện thủy khác như sà lan, tàu vận tải loại nhỏ đang ngày đêm hoạt động trên Vịnh Hạ Long, nhất là hàng chục chiếc xà lan đang vận chuyển chở cát, đất đá cũng như nguyên, vật liệu xây dựng phục vụ các công trường thi công các dự án trọng điểm bên bờ Vịnh lắp đặt thiết bị này.


Theo thống kê, mỗi tháng có khoảng 54 ngàn lượt phương tiện vận tải thủy hoạt động trên vùng nước Vịnh Hạ Long. Với số lượng và mật độ tàu hoạt động cả ngày lẫn đêm lớn như vậy nên lượng nước thải nhiễm dầu (nước thải la canh) xả ra môi trường là không nhỏ. Đặc biệt, các phương tiệnnhư xà lan vận tải nguyên vật liệu, đất đá phục vụ cho việc san lấp Vịnh Hạ Long hoạt động với tần suất lớn trong ngày trong thời gian gần đây đang là nguy cơ đe dọa trực tiếp đến môi trường nước Vịnh Hạ Long, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan, hoạt động du lịch biển, gây phản cảm cho du khách. Thực tế này đã gây bất bình trong dư luận, đặc biệt là trong cộng đồng những chủ tàu du lịch vừa lắp đặt hệ thống phân ly dầu - nước. Theo họ, phương tiện vận tải hoạt động trên Vịnh Hạ Longđều như nhau cả, sao chính quyền địa phương chỉ bắt buộc đối với tàu du lịch mà lại không hề có quy định nào cho các phương tiện vận tải thủy khác như xà lan, tàu vận tải, tàu đánh bắt cá… Họ cho rằng, nước xả thải của các phương tiện kể trên còn có nguy cơ gây ô nhiễm tới Vịnh Hạ Longnhiều hơn so với các tàu du lịch, nhất là tàu du lịch hạng sang.


Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh ông Vũ Văn Khánh cho rằng: Do số phương tiệnthủy tham gia giao thông trên Vịnh Hạ Long khá đa dạng, nhiều phương tiện không thuộc diện quản lý của Quảng Ninh mà của các địa phương khác nên rất khó trong công tác quản lý, chưa thể áp dụng quy định bắt buộc lắp đặt hệ thống phân ly dầu – nước (đối với tàu có công suất dưới 220Kw).


Bất cập trên đã được chính quyền và các ngành chức năng của Quảng Ninh nhìn nhận. Dư luận đánh giá cao việc Quảng Ninh yêu cầu các các phương tiện vận tải du lịch lắp đặt thiết bị phân ly dầu - nước để bảo vệ môi trường nước, song người dân cũng mong các ngành chức năng sớm tìm ra giải pháp quản lý tốt hơn việc xả thải nước thải của các phương tiện thủy đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long, bảo vệ tốt hơn chất lượng nước của Di sản thiên nhiên thế giới.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Ủ rác thải thành phân compost



Từ sáng tạo sản xuất phân bón từ rác sinh hoạt đã mang lại cho ông Trần Văn Lía (Ninh Phụng, Ninh Hòa) giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ VI của tỉnh.





Trăn trở trước tình hình đất sản xuất nông nghiệp ngày càng cằn cỗi, bạc màu do canh tác quá mức; đồng thời, một lượng lớn rác sinh hoạt bị đốt bỏ hoang phí, gây ô nhiễm môi trường, ông Lía đã nghĩ tới chuyện sản xuất phân bón từ rác.

Đầu tiên, ông tạo thói quen cho các hộ gia đình phân loại rác tại nguồn. Những loại rác vô cơ như: kim loại, thủy tinh, gốm sứ... khó phân hủy được thì tách riêng để vận chuyển về bãi rác; rác thực vật như: cây cỏ, lá được gom riêng để ủ làm phân bón. Hộ nào đất chật, diện tích cây trồng ít nên ủ phân trong thùng nhựa 200 lít, không cần dùng hóa chất, thời gian ủ 90 - 120 ngày là có phân sử dụng. Hộ có diện tích rộng, cần lượng phân lớn bón cho cây trồng thì sử dụng bạt ủ thành đống lớn. Cho vôi vào rác thực vật, sau 15 ngày rác bắt đầu phân hủy thì đem ra cho giảm sức nóng và trộn đều với men vi sinh Trichoderma rồi ủ tiếp, chờ 45 - 50 ngày phân tự hoại là có thể dùng được. Cách sản xuất phân bón từ rác đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, khắc phục tình trạng “bón phân chay” (lạm dụng phân vô cơ, ít sử dụng phân hữu cơ làm cho đất ngày càng thoái hóa, bạc màu...) của nông dân.

>>>Xêm thêm: chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Ông Lía cho biết, trước đây ông thường canh tác cây ớt và cà tím, sau vài vụ là thất bại do cách bón phân không hợp lý, sâu bệnh hại phát sinh làm cây èo uột, thiếu sức sống. Từ ngày ủ phân vi sinh từ rác, bón cho cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, sức đề kháng cao...

Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phụng – ông Trần Ngọc Thơ chia sẻ, phương pháp của ông Lía được xã triển khai thí điểm tại 30 hộ nông dân thôn Phú Bình (Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 30 thùng đựng) từ tháng 7, cuối tháng 11 sẽ tiến hành tổng kết chương trình. Giải pháp này góp phần hạn chế việc sử dụng vượt mức phân hóa học của nông dân, tạo thói quen cho người dân biết cách phân loại rác, giải quyết lượng rác quá lớn ở nông thôn gây sức ép lên các bãi rác...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Hải sản có vi sinh vẫn có thể ăn được nếu chế biến đúng cách

Vi sinh vậtxuất hiện ở khắp mọi nơi nên chuyện xâm nhập vào các mặt hàng thủy sản không phải là chuyện gì quá kỳ lạ. Và nếu ở mức giới hạn trong khả năng thì sẽ không nguy hại bởi khi chế biến chỉ cần nấu chín lên là có thể ăn được.




>> Xem thêm các bài viết liên quan ở đây: mua vi sinh xử lý nước thải .


Theo thông tin bộ NN-PTNT cho biết chỉ trong thời gian 9 tháng đầu năm số lượng các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô tại một cuộc họp báo mới đây do bộ NN-PTNT tổ chức. Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Phóng viên băn khoăn tại sao một số mặt hàng bị trả về do không đạt tiêu chuẩn nước ngoài lại đem về Việt Nam tiêu thụ, Cục trưởng cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy Sản ông Nguyễn Như Tiệp hàng trả về vẫn có thể sử dụng được không có vấn đề gì về an toàn thực phẩm.

Theo như ông Tiệp nói thì các mặt hàng thủy hải sản nếu bị trả về về vấn đề vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được.

Dư luận đang rất hoang mang khi nghe câu nói tôm luộc lên có thể ăn được . Người dân cứ nghĩ cục trưởng nói như vậy là để trấn an tinh thần người dân hoặc cho là cục trưởng thật biết cách nói đùa.

Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, PSG-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học-Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết, vi sinh vật là loại cực kỳ bé nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được. Nó Tồn tại ở nhiều thể khuẩn khác nhau như nấm mốc, vi khuẩn, nấm men.

vi sinh vật tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường sống của chúng ta như: trong không khí, bụi, trên cơ thể con người, thậm chí trong miệng của mỗi người có lượng VSV lớn bằng cả dân số của thế giới. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, vi sinh vật được chia làm hai loại gồm: một loại có lợi và một loại có hại.

Đối với loại VSV có lợi mà chúng ta thường thấy là nấm men. Nấm men vẫn thường được người dân dùng để làm tương. Còn với VSV có hại thì rất nhiều như: nấm mốc, vi khuẩn… những loại này xâm nhập vào trong thực phẩm sẽ tồn tại trong đó và sinh ra rất nhiều độc tố, khi ăn vào có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là chết người.

Ông Thịnh cũng khẳng định, hầu hết các loại thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức độ giới hạn cho phép thì bằng mắt thường con người không thể phát hiện được. Còn nếu vượt quá mức cho phép thì con người có thể dễ dàng nhận biết bằng thị giác và khướu giác. Ví như: Thịt lợn ôi, cá ươn, gạo, cà phê… có mùi nấm mốc. Nhìn hoặc ngửi qua là có thể biết được những thực phẩm này đã bị hư hại do VSV có hại tấn công. Theo đó, những loại thực phẩm này không nên ăn bởi chúng có rất nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe con người.

Còn về vấn đề một số mặt hàng thủy sản như tôm bị trả về do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được, ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng điều này hoàn toàn đúng nếu chỉ tiêu vi sinh ở mức giới hạn cho phép.

Đa số các thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức nhiều hay ít thì khác nhau. Đối với các vi sinh vật có hại thì khi nấu chín mặc dù VSV sẽ chết nhưng độc tố vẫn còn, với các VSV không nguy hiểm lắm thì khi nấu chín chúng sẽ ko có hại.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nhờ khoa học công nghệ


Nền kinh tế ở những vùng nông thôn nghèo tại TP. Đà Nẵng có diện mạo mới từ các chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi (NTMN)



Thay đổi nhận thức người dân


Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoà Vang đưa chúng tôi đến thăm gia đình anh Phạm Dũng (thôn Cẩm Toại Tây, xã Hoà Phong), nhờ 2 dự án chăn nuôi giống chất lượng cao mà gia đình anh đã “đổi đời” .

Từ năm 2011, gia đình anh Dũng triển khai dự án chăn nuôi dê kết hợp trồng cỏ và nuôi thỏ trắng New Zealand. Lúc đó, anh Dũng được huyện hỗ trợ 8 con dê, 50 con thỏ giống, đồng thời thức ăn và giống cỏ ban đầu cũng được hỗ trợ. Sau một năm thử nghiệm, đến năm thứ hai đàn dê và thỏ của gia đình anh Dũng bắt đầu cho thu nhập.

Anh Dũng chia sẻ: “Thịt dê và thỏ New Zealand được thị trường rất chuộng. Dê thì 8 tháng xuất bán một lần, mỗi con bán được từ 3-4 triệu đồng. Thỏ thì mỗi năm cho 2-3 lứa, mỗi lứa khoảng 30 con. Từ đầu năm đến nay gia đình tôi thu được gần 40 triệu đồng từ nuôi dê và gần 20 triệu đồng từ nuôi thỏ”.

Ông Lê Ngọc Sơn giải thích thêm: Chăn nuôi dê kết hợp trồng cỏ và nuôi thỏ trắng New Zealand là 2 dự án khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước, có kinh phí Trung ương hỗ trợ, được triển khai tại Đà Nẵng.

Qua thời gian thực hiện, dự án đã tạo được giống mới, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện nuôi tại Thành phố và sinh trưởng, phát triển tốt. Từ đàn dê ban đầu 160 con, qua quá trình nuôi dưỡng, đến nay đã lên khoảng 300 con. Mô hình nuôi thỏ đã cung cấp 1.000 con giống cho 20 hộ, mỗi hộ 50 con để phát triển kinh tế.

Ông Sơn cho hay  “Với một gia đình làm nông, chỉ quanh quẩn với việc trồng lúa và nuôi gà, nuôi heo, thu nhập ít ỏi… thì mô hình kinh tế mới chăn nuôi dê, thỏ chất lượng cao thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập”.

Cùng với việc phát triển kinh tế nông hộ nhờ chăn nuôi, Đà Nẵng còn thử nghiệm và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng KHCN vào cuộc sống.

Chẳng hạn, trong khuôn khổ Chương trình Chuyển giao công nghệ phát triển nông thôn miền núi, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ (Sở KH&CN TP. Đà Nẵng) đã triển khai mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời tại 24 đơn vị trong huyện Hòa Vang, như Bệnh viện đa khoa huyện, 11 trạm y tế các xã, 11 trường mầm non, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Hòa Nhơn.

Tại Trạm y tế xã Hòa Nhơn (mỗi tháng tiếp nhận khám, chữa bệnh cho khoảng trên 200 người và có khoảng 20-30 ca sinh), chị Trần Thị Điển, Trạm trưởng Trạm y tế cho biết, với bình nước nóng 200 lít, nhiệt độ nước nóng trong những ngày nắng đạt khoảng 60-80 độ C, đã giúp cho công việc của Trạm thuận lợi hơn, nhất là trong việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh, sát trùng dụng cụ, hỗ trợ việc tắm rửa của bệnh nhân đang điều trị.

Đà Nẵng có thời gian nắng gần như quanh năm, do vậy, việc thành công của mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời tại huyện Hòa Vang sẽ thúc đẩy nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng mặt trời vào phục vụ cuộc sống và sản xuất, cắt giảm chi phí năng lượng, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường bền vững.

Đây cũng là một trong những việc làm minh chứng cho việc gắn kết các hoạt động Khoa học công nghệ với nhu cầu thực tế, phát triển cộng đồng và từng bước chuyển biến nhận thức và đời sống vật chất của người dân.

Lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực NTMN

Chương trình nông thôn miền núi có tính chất liên ngành, liên vùng, được Bộ KH&CN phối hợp với các địa phương thực hiện thông qua các dự án ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội NTMN.

Ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, đối với TP. Đà Nẵng, Bộ KH&CN đã hỗ trợ thực hiện 13 dự án, trong đó có 7 dự án thuộc nhóm Trung ương quản lý và 6 dự án thuộc nhóm ủy quyền cho địa phương quản lý. Hiện, 8 dự án đã nghiệm thu và 5 dự án đang triển khai thực hiện. Hầu hết, các dự án đều hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông thôn miền núi tại TP. Đà Nẵng.

Có thể nói, thành công bước đầu của các dự án NTMN đã tạo cơ sở hình thành và góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học cho Thành phố.

Bắt đầu từ dự án xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào phục vụ nhân nhanh một số giống cây đặc thù trên địa bàn Đà Nẵng với sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương, Thành phố đã xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào trực thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, từ đó làm tiền đề để xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Đà Nẵng hiện nay.

Tiếp đến là những dự án, mô hình ứng dụng một số giải pháp an toàn dịch bệnh kết hợp với sử dụng dung dịch điện hoạt hóa anolit để tăng cường vệ sinh thú y; dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn bổ sung cho tôm, cá và chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ điện hoạt hóa để làm vệ sinh, khử trùng và khử mùi nhà xưởng, dụng cụ và sản phẩm thịt...

>>>Xem thêm:mua vi sinh xử lý nước thải

Các dự án này đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ nông nghiệp, nông thôn và người dân trên địa bàn Thành phố sản xuất các dung dịch khử trùng phục vụ phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, các dung dịch vệ sinh nhà xưởng, qua đó cải thiện đáng kể vấn đề môi trường.

Các dự án xây dựng mô hình nuôi bò lai, trồng tre lấy măng tại xã miền núi Hòa Ninh, mô hình trồng thương phẩm các loài hoa có giá trị cao, phát triển chăn nuôi dê thâm canh, sản xuất hàng hóa nấm ăn và nấm dược liệu, nhân giống và sản xuất lan hồ điệp, mô hình chăn nuôi thỏ trắng New Zealand… đã góp phần chuyển đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với định hướng của Thành phố, phát triển nông nghiệp đô thị và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, các dự án từ chương trình NTMN đã đào tạo kỹ thuật trực tiếp cho các cán bộ thuộc cơ quan chủ trì dự án, nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ địa phương và người dân về sản xuất nông nghiệp.

Tại Đà Nẵng, qua 13 dự án nông thôn miền núi đã đào tạo 119 cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình công nghệ và tập huấn cho 3.775 lượt nông dân của địa phương về các kỹ thật chăn nuôi, trồng trọt tiên tiến.

Ông Lê Quang Nam đánh giá, các dự án trong chương trình nông thôn miền núi đã chuyển giao ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng nông sản của các địa phương. Thông qua các dự án đã giúp nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Với hiệu quả thiết thực đối với các địa phương như vậy, Sở KH&CN TP. Đà Nẵng đã đề xuất lên Bộ KH&CN tiếp tục đề xuất Chính phủ phê duyệt tiếp giai đoạn 3 của chương trình và quan tâm hỗ trợ Thành phố triển khai các dự án trong khuôn khổ của chương trình.

Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực của các tổ chức Khoa học công nghệ, đầu tư nâng cao năng lực cho các đơn vị Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ, Trung tâm Công nghệ sinh học, và tăng cường liên kết, phối hợp giữa Sở KH&CN với Ủy ban nhân dân các huyện trong công tác quản lý và triển khai hoạt động ứng dụng Khoa học công nghệ tại địa phương.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Ứng dụng vi sinh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường


Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn phối hợp cùng Viện Môi trường Nông nghiệp-Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai dự án xây dựng mô hình xử lý chất thải từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng thành thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ tại xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) nhằm giảm ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến dong riềng.




>> xem thêm vi sinh xử lý nước thải


Dự án nhằm xây dựng các mô hình xử lý nguồn nước thải trong quá trình chế biến dong riềng đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, mô hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ chất thải của quá trình chế biến tinh bột dong riềng để làm phân bón cho cây trồng, mô hình chế biến và sử dụng bã dong riềng để làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi.


Sau hai năm thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả rất tốt. Dự án đã điều tra hiện trạng sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất dong riềng tại thôn Bản Lài, xã Côn Minh, huyện Na Rì. Xây dựng được các chuyên đề, gồm tổng quan về các giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh và dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, tổng quan về các giải pháp sử dụng công nghệ sinh hoá dùng để xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng trong nước và trên thế giới, chuyên đề đánh giá kết quả xử lý bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột dong riềng theo hướng thân thiện với môi trường.


Các các quy trình để các cơ sở sản xuất chế biến dong riềng áp dụng như: về chế biến bã dong riềng làm thức ăn chăn nuôi; chế biến bã dong riềng thành phân bón hữu cơ vi sinh; xử lý nước thải từ các cơ sở sản xuất dong riềng quy mô nông hộ gia đình cũng đã được hoàn thiện.



Dự án đã xây dựng 3 mô hình gồm xử lý bã thải dong riềng làm thức ăn cho chăn nuôi, đã chế biến được 2 tấn thức ăn phục vụ chăn nuôi từ bã dong riềng bằng công nghệ chế phẩm vi sinh và công nghệ ủ chua; xử lý bã dong riềng làm phân bón vi sinh với số lượng 10 tấn phân đã bón thử nghiệm cây lúa nước vụ mùa năm 2012 và vụ xuân năm 2013; xử lý nước thải công suất 90 m3/ngày đảm bảo vệ sinh môi trường khi thải ra tự nhiên. Nhìn chung các mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí đầu tư cho các cơ sở chế biến dong riềng.



Chủ nhiệm Hợp tác xã Miến dong Côn Minh, huyện Na Rì – ông Nông Văn Chính cho biết, trước đây, việc đảm bảo nước thải ra ruộng, ra suối của các hộ sản xuất miến dong còn khó khăn do chưa được hướng dẫn. Từ khi thực hiện dự án này rất thuận lợi, nước thải ra môi trường của các cơ sở khá trong, theo hướng dẫn là đảm bảo. Hợp tác xã đã xây dựng 3 bể lắng để lắng các chất cạn bã, độc hại, làm cho nước trong sau mới thải ra môi trường, còn bã thải làm phân bón rất tốt cho cây trồng.



Đi đôi với việc xây dựng các mô hình, dự án tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho 150 lượt người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường, các bước chế biến bã dong riềng, kỹ thuật xử lý nước thải, xây dựng các bể lọc... tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho 150 lượt người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường, các bước chế biến bã dong riềng, kỹ thuật xử lý nước thải, xây dựng các bể lọc...cũng được chú trọng.}Người dân sau khi được tập huấn đã nâng cao nhận thức, đồng thời ứng dụng các công nghệ vào sản xuất và chế biến góp phần tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.



Ông Lê Văn Thế, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn cho biết thời gian tới, đơn vị tiếp tục mở rộng dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng nhằm đảm bảo môi trường và giúp người dân tận dụng được bã củ dong thải ra để làm phân bón và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời nhân rộng mô hình xử lý nước, chất thải ra các vùng khác trong tỉnh.



Dong riềng là cây dễ trồng, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của người dân vùng cao nên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh việc mở rộng diện tích và sản xuất, chế biến sản phẩm củ dong riềng.



Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình sản xuất, chế biến củ dong riềng tạo ra các sản phẩm hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, chế biến củ dong riềng mới chỉ chú trọng vào năng suất, lợi nhuận về kinh tế mà chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường.

Sử dụng men tiêu hóa bậy bạ có thể làm hại con nhỏ



Trẻ nhỏ có sức khỏe yếu nên hay bệnh tật. Khi bị bệnh, trẻ thường kém ăn nên được bố mẹ cho dùng men tiêu hóa để làm cho trẻ ăn ngon hơn.



Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên hay đau ốm. Khi bị bệnh, trẻ thường kém ăn nên được cha mẹ cho dùng men tiêu hóa để kích thích ăn ngon hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng men tiêu hóa để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ ngay từ thuở nằm nôi.

Các men hỗ trợ tiêu hóa bán trên thị trường hiện nay thường được gọi chung một từ là men tiêu hóa. Khi ra hiệu thuốc mua, mọi người thường nói với nhân viên quầy thuốc: Bán cho tôi gói men vi sinh, mà không cần biết loại men ấy dùng có đúng người, đúng bệnh không. Một trong những mối nguy hại cho sức khỏe tiềm ẩn đó chỉnh là các nhân viên khi nghe qua triệu chứng rồi kê toa như bác sĩ. Trong đó việc cho trẻ nhỏ lạm dụng men tiêu hóa là một lời cảnh báo.

Việc cho trẻ dùng bừa men tiêu hóa khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng nặng hơn.

Các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa được gọi chung bằng một từ là: men tiêu hóa, thực chất được chia thành hai loại là men vi sinh và men tiêu hóa, có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau. Vì vậy trước khi cho trẻ uống, cần phân biệt rõ hai loại men này và khi nào con cần dùng để phát huy tối đa hiệu quả và tránh hậu quả đáng tiếc.


Để an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, mọi người cần có thói quen chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, dù đó là thuốc chữa bệnh hay chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa, thực phẩm chức năng... vì mọi hoạt chất không phải do cơ thể tiết ra đều có thể gây các phản ứng phụ.

Men vi sinh: Men vi sinh, còn gọi là probiotic (một số loại probiotic phổ biến: khuẩn Bifidobacterium, khuẩn Lactobacillus) - là chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi, được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh được chỉ định với các trường hợp loạn khuẩn ruột, biểu hiện ở chứng đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột, nâng cao chức năng tiêu hóa.

Men tiêu hóa: Là các loại men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha-amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltoza. Dạ dày bài tiết ra axit clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase. Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tụy tạng. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hóa chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hóa tinh bột của tụy cũng là anpha-amylase, có cấu trúc giống men ptyalin của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần. Men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, arboxypolypeptidase... Đó là những xúc tác sinh học cần thiết cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn xảy ra trong cơ thể. Men tiêu hóa chỉ được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn. Trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng là đối tượng nên dùng để giúp cơ thể hồi phục nhanh.

Việc nhầm lẫn giữa hai loại thuốc trên, hoặc có khi người sử dụng không biết mình đang cho con dùng loại gì, chỉ biết gọi chung là men tiêu hóa, sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Không ít trường hợp vì thấy con mệt mỏi, biếng ăn, nhiều người đã tự ý mua men tiêu hóa cho con uống. Con được dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ nặng thêm. Đưa con đi khám tiêu hóa được bác sĩ giải thích mới té ngửa mình đã vô tình hại con. Bản thân cơ thể con người đều có thể sản xuất đủ men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu cha mẹ cho con uống men tiêu hóa dài ngày sẽ khiến cơ thể lười biếng không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và trở nên trì trệ. Trẻ có nguy cơ cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được uống vào. Chỉ nên cho bé dùng men tiêu hóa 7-10 ngày, nếu dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài sẽ ức chế các tuyến tiết men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu dùng thuốc này như một thói quen, cơ thể thừa men thì tụy sẽ tự động ngừng tiết men tiêu hóa, dẫn đến suy tụy, thiểu năng tuyến tụy, cơ thể không được bảo vệ sẽ dễ nhiễm khuẩn. Điều này giải thích tại sao có người cho con dùng men tiêu hóa trong cả tháng trời mà con ngày càng suy nhược và yếu ớt hơn. Chỉ cho trẻ sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, trẻ mới ốm dậy hoặc mới trải qua phẫu thuật... Đặc biệt cần hạn chế tối đa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dễ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Tây Nguyên đối mặt với hạn hán


Tây Nguyên có nguy cơ đối mặt với cơn “đại hạn” khốc liệt nhất trong hàng chục năm qua, đây là hệ quả của biến đổi khí hậu gây ra. Năm nay mùa mưa kết thúc sớm và lượng mưa ít khiến lượng nước tại các hồ chứa, sông suối tại Tây Nguyên sụt giảm nghiêm trọng.



Sông hồ “khát” nước
Hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta, khả năng đạt cường độ mạnh kỷ lục và kéo dài đến hết vụ Đông Xuân 2015 - 2016 là dự báo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại hội nghị trực tuyến tổ chức tại Hà Nội. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, từ nay đến tháng 2/2016, lưu lượng dòng chảy trên các sông suối ở Tây Nguyên sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt từ 20 - 40% so với trung bình nhiều năm. Do vậy, tình trạng khô hạn, thiếu nước có khả năng xảy ra từ các tháng cuối năm nay.

Tính đến hết tháng 10/2015, lượng mưa trong năm chỉ đạt từ 65 - 75% so với trung bình nhiều năm là kết quả thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông. Tiêu biểu như: huyện Cư Jút chỉ đạt 62,1%, huyện Đắk Song chỉ đạt 51,7%, huyện Đắk Mil đạt 76,7%, thị xã Gia Nghĩa đạt 73,9%... Lượng mưa ít đã làm cho mực nước tại các hồ chứa, sông suối tại tỉnh giảm từ 20 - 40% so với mọi năm, hiện phần lớn các hồ chứa vùng phía Bắc và Đông Bắc tỉnh thuộc các huyện Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô đều có mực nước thấp hơn so với ngưỡng tràn từ 3 - 6m.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thuỷ lợi Đắk Lắk -  ông Trần Hoan cho biết: hiện các hồ vừa và nhỏ cơ bản đã tích đầy nước, riêng các hồ lớn chỉ tích được từ 40 - 70% dung tích thiết kế. Hồ Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) cung cấp nước tưới cho khoảng 600ha lúa và 1.000ha cà phê trên địa bàn nhưng hiện đang thiếu khoảng 3 triệu m3 nước, chỉ đáp ứng khoảng 2/3 diện tích cần cấp nước. Còn hồ Buôn Triết (xã Buôn Triết, huyện Lắk) vốn cung cấp nước tưới cho hơn 2.000ha (chủ yếu là lúa) nhưng chỉ chứa được hơn 50%, thiếu khoảng 12 triệu m3 nước và hiện chỉ có khả năng phục vụ nước tưới cho khoảng 500ha. “Trong tổng số 432 hồ chứa công ty đang quản lý thì chỉ có 181 hồ chứa đủ nước, 193 hồ có chứa từ 50 - 80% dung tích trữ, 46 hồ chỉ đạt dưới 50% và 12 hồ ở mực nước chết” - ông Hoan cho hay.

Kết quả kiểm tra của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Kon Tum cũng cho thấy 15 hồ chứa lớn và vừa trên địa bàn mực nước đều đang ở mức thấp. Các hồ lớn như Đắk Chà Mòn (xã Đắk BLà, TP. Kon Tum), hồ Ia Ban Thượng (xã Hòa Bình, TP. Kon Tum) hồ Đắk Yên, Đắk Ui (huyện Đắk Hà)… thiếu khoảng 1m nước. Tại Gia Lai một số hồ lớn như Ia Mlá (huyện Krông Pa) hụt gần 5m nước, hồ Hà Ra Nam (Mang Yang) thiếu 3,38m nước… so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguy cơ hạn trên diện rộng



Toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 61.467 ha cây trồng bị hạn (trong đó có 4.374ha mất trắng) trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 vừa qua. Ngoài số diện tích trên, toàn tỉnh còn có gần 19.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng do giếng đào khô cạn, ước tính tổng thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng. Tình trạng khô hạn cũng diễn biến trên diện rộng tại Tây Nguyên, gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng tại Đắk Nông và hàng trăm tỷ đồng tại Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.

Để đối mặt với mùa khô được đánh giá là khốc liệt nhất trong vòng 60 năm qua, ngành nông nghiệp các tỉnh khác ở Tây Nguyên đã chủ động rà soát, đánh giá để có kế hoạch gieo trồng hợp lý và chuẩn bị phương án chống hạn ngay từ thời điểm này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh cho biết hiện các địa phương đã báo cáo kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông xuân 2015 - 2016 nhưng các sở phải tiến hành rà soát lại để có kế hoạch gieo trồng phù hợp. Tại những vùng bấp bênh về nguồn nước và thường xuyên xảy ra khô hạn trong những năm gần đây, các Sở ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nên chuyển đổi cây trồng cho phù hợp, sử dụng nước tiết kiệm, tổ chức nạo vét kênh mương…

Về lâu dài, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đã lên phương án tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng công trình thuỷ lợi để quy hoạch phát triển, quản lý, khai thác tài nguyên đất, nước phù hợp với bố trí cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững; đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trọng điểm, tăng mở rộng và kiên cố hoá hệ thống kênh mương; tăng cường trồng rừng đầu nguồn… Nhưng theo ông Huỳnh Quốc Thích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, các phương án, kế hoạch phòng chống hạn những năm gần đây rất được quan tâm nhưng chưa mang lại kết quả mong muốn. Do thiếu kinh phí, việc triển khai các phương án chống hạn được phê duyệt, nhất là đầu tư cho các công trình thuỷ lợi vẫn hết sức ì ạch và bị động.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Tăng cường công tác chống hạn hán ở Ninh Thuận


Tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn năm 2015-2016 do ảnh hưởng của hiện tượng EL NINO, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết: Ninh Thuận là tỉnh có thời tiết khô hạn nhất cả nước; hàng năm, tình hình hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cho người dân, nước uống cho gia súc và nước phục vụ sản xuất thường xuyên xảy ra.



Tình hình hạn hán ngày càng gay gắt và diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là từ cuối năm 2014, đây là đợt hạn hán khốc liệt nhất trong 10 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.



Từ tháng 3 đến tháng 4/2015  tổng lượng nước tích tại 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 8% dung tích thiết kế (tổng dung tích thiết kế 20 hồ chứa 192,21 triệu m3). Hạn hán gay gắt kéo dài đã gây ra thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân, gia súc chết do thiếu thức ăn, nước uống, nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại, một số diện tích phải dừng sản, người dân không sản xuất bị thiếu đói.




Từ đầu năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh; xác định công tác chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cùng với việc chỉ đạo Đại hội đảng các cấp, với mục tiêu cao nhất đó là: Không để dân đói, không để dân khát, không để gia súc chết, không để phát sinh dịch bệnh, chủ động ứng phó với hạn hán.




Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do chịu tác động của hiện tượng El-Nino, trong mùa khô 2015-2016, dòng chảy trên các sông suối ở Trung Bộ sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN phổ biến từ 20-40%, một số sông ở khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt trên 60%; tình trạng khô hạn, thiếu nước có khả năng xảy ra sớm hơn nhiều so với TBNN. Tính đến ngày 29/10/2015, lượng nước tích tại 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ còn 51,91 triệu m3/192,21 triệu m3; lượng nước hồ Đơn Dương 137,56/165,00 triệu m3, thấp hơn mực nước cùng kỳ 6,6 triệu m3.




Trong thời gian tới tỉnh Ninh Thuận tiếp tục tăng cường công tác chống hạn, trong đó tập trung một số nội dung: Duy trì hoạt động Ban chỉ đạo chống hạn từ tỉnh đến cơ sở; Phối hợp chặt chẽ với Nhà máy Thủy điện Đa Nhim duy trì mức xả nước theo từng thời kỳ; Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016; Tổ chức nạo vét kênh mương định kỳ; Chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai và giải ngân kinh phí chống hạn; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và các công trình trọng điểm phục vụ công tác chống hạn lâu dài, bền vững.




Tại Hội nghị Đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có kiến nghị đề xuất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả để cùng với tỉnh giải quyết cho được bài toán về nước cho tỉnh luôn luôn khô hạn như Ninh Thuận. Vấn đề đặt ra không chỉ là đầu tư hồ, đập mà quan trọng hơn là kết nối, điều tiết, phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn nước không chỉ trong phạm vi tỉnh mà là mang tính chất vùng và thậm chí là toàn quốc.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Dân lo lắng vì ô nhiễm và chấn động từ nổ mìn



Thời gian gần đây, việc mỏ đá Thung Mây của Công ty TNHH Hoàng Danh đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác đá đã được người dân xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp (huyện Tân Kỳ) phản ánh. Hơn nữa, quá trình nổ mìn lấy đá cũng gây chấn động mạnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân...

Theo Quyết định số 142, ngày 20/02/2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép khai thác đá tại mỏ Thung Mây cho công ty TNHH Hoàng Danh với diện tích khai thác khoảng 18 héc ta.  Sau khi được cấp phép, đơn vị này tiến hành các thủ tục xây dựng cơ bản mỏ, sau đó bắt tay vào tiến hành khai thác cho đến nay.

Người dân xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp phản ánh kể từ khi mỏ đá Thung Mây đi vào hoạt động đã gây không ít phiền hà, thậm chí bức xúc cho người dân nơi đây.

Theo phản ánh của các hộ dân này, việc nứt nẻ đã xuất hiện từ những năm 2012, sau khi phản ánh thì phía công ty có đền bù cho dân tổng cộng thiệt hại là 120 triệu đồng.



Cũng liên quan đến việc nổ mìn, theo người dân, một số hộ dân như hộ anh Nguyễn Văn Thanh và hai anh em ông Lang Văn Mùi và Lang Văn Lịnh cùng một số hộ dân khác ngoài nhà cửa bị nứt nẻ thì có một số lần do phía mỏ đá nổ mìn với khối lượng lớn nên đã xuất hiện một số viên đá văng về phía các hộ dân gây vỡ ngói và rất nguy hiểm đến tính mạng của người dân cũng như cây trồng, vật nuôi. Hơn nữa, chấn động của việc nổ mìn cũng khiến cho trẻ con giật mình thon thót...

 Chị Lang thị Bốn bức xúc “Không nứt nhà cửa sao được khi họ nổ mìn với khối lượng thuốc nổ lớn như thế. Họ nổ 1 lần để phục vụ cho quá trình khai thác và sản xuất khoảng 1 tuần lễ, thậm chí cả tháng trời cơ mà. Chúng tôi lo lắng vì cuộc sống bị ảnh hưởng do quá trình khai thác của mỏ đá này lắm. Phản ánh lên chính quyền và phía mỏ đá thì họ cũng chỉ xuống kiểm tra qua loa rồi đâu lại vào đó”.

Tại khu vực khai thác gần các hộ dân nhất có khoảng cách khoảng trên dưới 150 mét, phía dưới mỏ là hàng vạn khối đất đá thải được đơn vị này đổ xuống phía dưới, sát với khu canh tác mía và hoa màu của người dân.

Ngoài việc nổ mình gây chấn động, ảnh hưởng đến người dân. Mỏ đá Thung Mây còn tiến hành đổ đất, đá thải xuống vực phía bên trái của mỏ này. Hàng vạn khối đất, đá được đổ nham nhở bao quanh cả một vùng đất rộng lớn khiến cho khu vực Thung Mây trông chẳng khác nào một “bãi chiến trường”.



Theo phản ánh của người dân, do Công ty TNHH Hoàng Danh đổ đất, đá thải tại khu vực nêu trên nên vào mùa mưa lũ xuất hiện hiện tượng sạt lở và cuốn trôi số đất, đá thải xuống phía dưới, gây ách tắc dòng chảy cũng như lấp một số diện tích đất tại khu vực này. Hơn nữa, lượng nước mưa rửa trôi số đất, đá thải (có nhiều đá bột - PV) khiến cho nguồn nước chảy từ khu vực đổ thải mỏ đá này xuống phía dưới bị ô nhiễm, xuất hiện nguồn nước có màu trắng đục của bột đá. Cũng theo các hộ dân nơi đây, do đất đá thải từ mỏ tích tụ trong mưa lũ nhiều năm nên đập nước gần đó của người dân dùng từ bao đời nay đã bị vùi lấp, cạn trơ đáy từ bao giờ.

Ngoài ra, người dân cũng “tố” Công ty Hoàng Danh còn gây bụi bặm trong quá trình xay nghiền đá, nhất là khi có gió thì một lượng bụi không nhỏ bay về phía các hộ dân khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra, dàn xe chở đá của đơn vị này cũng bị người dân lên tiếng phản đối vì có nhiều xe chở quá tải, khi lưu thông trên các tuyến đường đã gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ gây tai nạn cao.




Chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Hoa - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ. Theo ông Hoa thì những phản ánh của người dân về những bất cập phát sinh trong quá trình khai thác, xay nghiền đá tại mỏ Thung Mây của Công ty TNHH Hoàng Danh hầu hết là có cơ sở. "Vấn đề nổ mìn gây chấn động nứt nẻ nhà cửa và đá văng trước đây là có. Phía công ty cũng đã có đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Từ đó đến nay thì không thấy có phản ánh mới từ người dân về vấn đề này nữa. Mới ngày 20/10 vừa qua, chúng tôi có nhận được phản ánh từ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Giai Xuân là dàn xe chở đá của Công ty Hoàng Danh quá tải, gây ô nhiễm và bị người dân phản đối; vấn đề này chúng tôi đang chuẩn bị cho kiểm tra xử lý. Còn về bụi bặm phát sinh trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm là có. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho kiểm tra tổng thể để có biện pháp xử lý doanh nghiệp" - ông Nguyễn Văn Hoa nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Vương Đình Quang - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ, cho biết thêm: "Hiện, theo tôi được biết thì phía công ty có đền bù phần đất phía dưới mỏ cho dân để làm bãi thải của đơn vị. Hơn nữa, đơn vị này có đắp một cái kè phía dưới để ngăn chất thải tràn xuống phía dưới ảnh hưởng đến dân".

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì đất đá thải và bùn thải, nước từ bột đá vẫn tràn xuống phía dưới mỗi khi có mưa. Đồng thời, thì lượng đất đá thải của đơn vị này là rất lớn, đến hàng vạn khối được đổ tràn lan xuống phía ta luy âm của mỏ này, kéo dài đến khoảng gần cây số. Cảnh tượng hết sức ngổn ngang, khu vực xung quanh bao trùm bụi đá, ô nhiễm môi trường đang đe dọa khu vực này.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Nạo vét ao đầm nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường ở Cà Mau




Ngày 03/10/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 24/QĐ – UBND về sên vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát hoạt động sên vét ao đầm hằng năm. Thế nhưng đến nay hoạt động này vẫn còn năm ngoài kiểm soát của ngành chức năng và cấp chính quyền, khiến môi trường bị ô nhiễm, hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn.



Hoạt động sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm được đổ thẳng xuống sông như thế này đã khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

Thay vì như trước đây chỉ được sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm trong vòng 1 tháng thì theo Quyết định 24/QÐ- UBND của tỉnh Cà Mau, cho phép hoạt động trên có thể tiến hành quanh năm. Tuy nhiên, trong Quyết định có nêu rõ chỉ hộ nào có diện tích bao ví để chức bùn, nước trong quá trình sên vét mới được tiến hành sên vét, không được thải ra sông rạch. Thế nhưng trên thực tế hoạt động sên vét của người dân diễn ra tràn lan, ngoài tầm kiểm soát, có những hộ trong quá trình sên vét đổ thẳng bùn thải xuống sông rạch khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm mâu thuẫn giữa nội bộ người dân ngày một gay gắt. Đặc biệt là giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp. Do các hộ nuôi tôm công nghiệp thường xuyên cải tạo ao, đầm sau mỗi vụ nuôi, còn các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thường xuyên trực tiếp lấy nước vào vuông không qua ao lắng và không có điều kiện để xử lý nước. Từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên bức xúc.




Trong Quyết định có nêu rõ chỉ hộ nào có diện tích bao ví để chức bùn, nước trong quá trình sên vét mới được tiến hành sên vét, không được thải ra sông rạch. Nhưng trên thực tế hoạt động sên vét của người dân diễn ra tràn lan, ngoài tầm kiểm soát, có những hộ trong quá trình sên vét đổ thẳng bùn thải xuống sông rạch khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm mâu thuẫn giữa nội bộ người dân ngày một gay gắt. Đặc biệt là giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp. Do các hộ nuôi tôm công nghiệp thường xuyên cải tạo ao, đầm sau mỗi vụ nuôi, còn các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thường xuyên trực tiếp lấy nước vào vuông không qua ao lắng và không có điều kiện để xử lý nước. Từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên bức xúc.




Bà Trương Thị Ðậm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước bức xúc cho biết: “Nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch không có khu bao chứa đất bùn thải sên vét, sau mỗi vụ nuôi lén thải trực tiếp ra kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Những người nuôi tôm công nghiệp do tự phát nên thường cải tạo ao đầm không tuân thủ theo lịch thời vụ, hết mỗi vụ nuôi là họ cải tạo. Do họ nuôi không đồng loạt nên việc cải tạo cũng không thể đồng loạt được, trong khi đó, người nuôi tôm quảng canh như chúng tôi làm sao có điều kiện để làm ao lắng và xử lý nước. Thiệt hại vẫn là những hộ nuôi tôm quảng canh”.




Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước - ông Nguyễn Thanh Giảng cho biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chỉ có 970 hộ có đơn xin cải tạo ao đầm, trong khi đó toàn huyện có trên 3.000 hộ nuôi tôm. Như vậy, có nhiều người dân tự sên vét đất bùn mà không xin phép và việc xả thải trực tiếp xuống kinh rạch hoặc diện tích khu bao ví nhỏ làm bùn thải tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn. Ðịa bàn thì rộng lớn, hoạt động sên vét xả thẳng ra kinh rạch phần lớn thực hiện vào ban đêm nên việc phát hiện rất hạn chế.




Trước tình hình trên, ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã kiểm tra thực tế ở nhiều địa phương. Qua tổng hợp ý kiến của nhiều người dân, để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm, Thanh tra Sở NN&PTNT kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi bổ sung Ðiều 6, Quyết định 24/2014/QÐ-UBND như sau: “Thời gian sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp, nhưng phải có khu chứa bùn thải và các chất thải khác, trong quá trình sên vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài và không cho xả thải trực tiếp ra sông rạch. Ðối với các hộ nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm cho thực hiện từ tháng 9-10 hằng năm, vì thời gian này là thời điểm ngắt vụ nuôi, khuyến cáo người nuôi nên ngắt vụ, phơi đầm cải tạo lại trước khi thả nuôi vụ mới để giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Đắk Lắk kiên quyết xử lý việc lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép



Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiên quyết xử lý, giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật nhằm thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ



Để xây dựng phương án xử lý giải tỏa, thu hồi theo đúng quy định, tỉnh chỉ đạo các địa phương, chủ rừng, các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ nhằm rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái pháp luật .




Là một trong những địa phương có tình trạng người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số di cư ngoài kế hoạch đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nhiều nhất, chính quyền địa phương huyện Ea Súp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý và buộc tháo dỡ gần 100 lán trại xây dựng trái pháp luật trên đất lâm nghiệp tại các tiểu khu rừng 172, 182, 192, 196… của các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Rừng Xanh và xã Cư Kbang với tổng diện tích hàng trăm mét vuông. Huyện cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân trồng lại trên 314 ha rừng bị phá trái phép tại các tiểu khu 267, 268 của xã Ea Bung…




Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (huyện Cư M’gar) cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng lập biên bản 12 đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá rừng, lấn chiếm đất rừng, sang nhượng đất rừng trái pháp luật; đồng thời tiến hành quy hoạch các cụm, khu dân cư để di dời 103 hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư ngoài kế hoạch, đang cư trú trái phép trên đất lâm nghiệp.




Huyện Ea H’Leo cùng đoàn liên ngành cũng kiên quyết xử lý, thu hồi 100 ha đất rừng tại các tiểu khu 87, 95, 106, 110 ở xã Ea Hiao do 119 hộ dân ở huyện Krông Năng lấn chiếm trái phép…




Nhưng theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện các địa phương, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ mới rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm trái phép, còn việc thu hồi đất rừng do các hộ lấn chiếm trái phép còn quá thấp so với yêu cầu.




Tỉnh Đắk Lắk đang chỉ đạo quyết liệt các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng hoàn thành việc phê duyệt phương án tổng thể về xử lý, giải tỏa thu hồi rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng trái pháp luật; tổ chức đồng loạt ra quân xử lý, giải tỏa thu hồi đất lâm nghiệp sử dụng trái phép để có kế hoạch trồng lại rừng.




Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 26.472 ha rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm trái phép.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Phạt 2 tỷ đồng vì xả nước thải



Sau khi người dân mang hàng trăm kg cá chết nhờ Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu giải quyết tình trạng ô nhiễm do 8 nhà máy xả nước thải ra sông.




Cơ quan chức năng kiểm tra các nhà máy xả thải ra sông


Xử phạt 8 nhà máy chế biến hải sản có hành vi xả thải ra sông Chà Và thuộc xã Tân Hải, huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tổng số tiền 2 tỷ đồng là quyết định của Cục Cảnh sát môi trường.


Theo Cục Cảnh sát môi trường, các nhà máy này là lắp đặt những máy bơm di động có công suất lớn. Mỗi ngày họ bơm nước thải từ 2 đến 4 tiếng xả ra sông Rạch Ván và sông Chà Và. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến cá nuôi của ngư dân chết hàng loạt.


Tại khu vực hạ lưu sông Chà Và có khoảng 193 hộ nuôi cá với gần 5.000 lồng bè. Trong nhiều năm qua, tình trạng cá chết liên tục xảy ra gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hơn hai tuần trước, tình trạng này lại tiếp diễn.


Ngày 7/9 nhiều người dùng xe ba bánh chở hàng trăm kg cá chết đến Trung tâm hành chính yêu cầu được gặp Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để phản đối. Cơ quan chức năng đã thống kê thiệt hại cá chết đợt này của người dân khoảng 5 tỷ đồng.


Người dân cho rằng nước sông ô nhiễm khiến cá nuôi lồng của họ chết hàng loạt. 


Các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục khảo sát, lấy mẫu đột xuất để xét nghiệm tại Viện Môi trường - Tài nguyên, đồng thời tiến hành thanh tra toàn diện về môi trường, đất tại các cơ sở chế biến hải sản.


Trong khi chờ kết quả xác định mẫu nước thải và nguyên nhân cá chết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tạm dừng hoạt động các cơ sở chế biến bột cá trên địa bàn tỉnh.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Xử lý rác ở Đa Phước gặp nhiều khó khăn, bất cập

Tp. Hồ Chí Minh đang làm ngược lại với cách ban đầu giá xử lý rác có thể cao, vì đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại....nhưng những năm sau thì giá xử lý rác sẽ được giảm dần cho đến lúc về 0, sau đó nhà nước không phải trả tiền cho doanh nghiệp nữa.

Đó là nhận định của PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường nhận định trước những bất hợp lý về việc chi trả tiền xử lý rác tại bãi rác chôn lấp Đa Phước, vốn xử lý 5.000 tấn rác mỗi ngày tại TPHCM.





Bĩa rác Đa Phước (hình chụp năm 2010)


Nguy cơ ô nhiễm lan rộng


Theo quyết định của ủy ban nhân dân TP.HCM, từ ngày 30.11.2014, 1.200 tấn rác/ngày tại bãi chôn lấp số 3 của khu Phước Hiệp (Củ Chi - chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) được chuyển về bãi chôn lấp rác Đa Phước (chủ đầu tư là Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam ).


Đến ngày 31.3.2015, bãi chôn lấp số 3 hoàn toàn đóng cửa, 800 tấn rác/ngày còn lại tại đây được chuyển về Đa Phước. Theo quyết định của UBND TP.HCM, lý do đóng cửa bãi chôn lấp số 3 là ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, qua rất nhiều phân tích và ý kiến, vấn đề này chưa thuyết phục. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên Môi trường vào năm 2013, so sánh môi trường tổng thể của cả Phước Hiệp và Đa Phước đều cho thấy sự hiện diện của các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động xử lý chất thải, không quá chênh lệch, trong đó khu Phước Hiệp xử lý rác thải cho thành phố đã 13 năm, khu Đa Phước là 7 năm.


Tại buổi khảo sát Phước Hiệp của Ban Kinh tế ngân sách, Hội đồng Nhân dân TP.HCM vào tháng 2.2015, đại diện UBND xã Phước Hiệp và huyện Củ Chi khẳng định: từ năm 2014 cho đến nay, người dân không còn phản ánh về việc ô nhiễm của bãi rác Phước Hiệp. So với năm 2013, mùi hôi khu vực này đã giảm 90%. Do vậy, việc đóng cửa bãi rác này vì nguyên nhân ô nhiễm cần phải xem xét lại.


Còn theo phân tích của Sở TNMT, khi Đa Phước còn xử lý 3.000 tấn rác/ngày, mỗi ngày có khoảng 300 chuyến xe vận chuyển rác sinh hoạt đến đây. Như vậy, trung bình 1,76 phút sẽ có một chuyến xe vận chuyển đến, và đã có hiện tượng ùn tắc giao thông từ quốc lộ 50 đến Đa Phước. Còn với 5.000 tấn rác/ngày như hiện nay, có khoảng 490 chuyến xe/ngày. Cùng với lượng xe vận chuyển rác buộc phải bố trí, lượng lớn xe mai táng, xe vận chuyển bùn thải, xe vận chuyển bùn hầm cầu sẽ gây sức chịu tải rất lớn cho quốc lộ 50. Dù quốc lộ 50 đang được quy hoạch mở rộng, nhưng cũng sẽ dẫn đến tình trạng rơi vãi nước rỉ rác, ô nhiễm mùi hôi thứ cấp do quá trình phân huỷ rác, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt khu dân cư xung quanh.


Chưa kể, việc tập trung khối lượng rác về một nơi sẽ không đảm bảo vấn đề an ninh chất thải (Đa Phước từng xảy ra cháy bãi rác vào tháng 2.2014), gây tăng ô nhiễm mùi hôi từ bãi rác ở phạm vi rộng hơn, tăng ô nhiễm không khí...





Độc quyền với giá cao ngất


Tại báo cáo gửi Thường trực Thành ủy ngày 20.3.2015 của ông Lê Mạnh Hà, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM,  75% lượng rác thành phố là Đa Phước chiếm cho thấy đang đi sai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ (nâng cấp Phước Hiệp xử lý 8.000 tấn/ngày - lên 690ha, Đa Phước chỉ xử lý rác ở 200ha). Đồng thời, Đa Phước đang độc quyền trong lĩnh vực chôn lấp khi được nhận 100% rác chôn lấp của thành phố (số rác còn lại được chế biến composite và tái chế nhựa qua hai công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa - PV), có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.


Điều đáng nói, trong khi VWS chưa được thông qua giấy phép điều chỉnh đầu tư, chưa được Bộ Xây dựng thông qua điều chỉnh thiết kết, Bộ TNMT chưa phê duyệt lại giấy phép đánh giá tác động môi trường thì công ty này vẫn đang được tiếp nhận thêm 1.200 tấn rác/ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp chuyển về, nâng tổng công suất tiếp nhận rác tại khu vực này lên đến 4.200 tấn rác/ngày, vượt quá 50% tổng khối lượng rác thải của toàn thành phố, vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh.


Giá xử lý rác thải cho Công ty VWS cũng có nhiều bất cập. Công ty không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 - 3.000 tấn/ngày theo giấy phép năm 2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất khoảng 5.000 tấn/ngày. Mặc dù không xây dựng nhà máy xử lý rác nhưng công ty vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho doanh nghiệp khác đã thực hiện chôn lấp trước đây. Tính tại thời điểm hiện nay, thành phố thanh toán cho VWS cao hơn khoảng 3USD/tấn, tương ứng nhiều hơn khoảng 3 triệu USD/năm so với những doanh nghiệp thực hiện chôn lấp trước đây; tương đương khoảng 10 triệu USD/năm khi công suất xử lý khu Đa Phước lên 10.000 tấn/ngày. Chưa kể, giá khởi điểm 16,4 USD/tấn cho VWS (năm 2007) quá cao so với công ty cùng chôn lấp trong nước và tái chế composite. Cách tính lấy tổng chi phí chia cho số lượng rác xử lý làm đơn giá xử lý đã làm cho giá rác rất cao, không chính xác và hoàn toàn phụ thuộc thông tin do chủ đầu tư cung cấp. Trường hợp chủ đầu tư khai quá cao cũng không xác định được.


Cách tính giá rác cho VWS theo CPI cũng không đúng quy định và không bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hiện giá chôn lấp của Đa Phước đã 20,16 USD/tấn. Sau một thời gian giá chôn lấp thậm chí sẽ vượt giá đốt rác (30 USD/tấn). Ngoài ra, theo quy định pháp luật, giá cung cấp dịch vụ công ích do nhà nước ấn định, tuy nhiên thành phố lại thỏa thuận giá với VWS. Thực tế hiện nay, thành phố ấn định giá với tất cả các dịch vụ, sản phẩm công ích trong đó có xử lý rác, trừ xử lý rác ở Đa Phước!'


Việc cho phép khu Đa Phước tăng công suất chôn lấp lên 10.000 tấn/ngày như hiện nay và giá chôn lấp càng cao thì nguy cơ chủ đầu tư Đa Phước không thực hiện tái chế rác thải rất lớn. Các doanh nghiệp khác cũng không muốn tái chế vì giá chôn lấp cao. Các doanh nghiệp khác cũng không thể tham gia chôn lấp, vì theo quy hoạch TP.HCM, chỉ có hai khu xử lý rác nhưng một đã đóng cửa, khu còn lại là do VWS vận hành. Như vậy rõ ràng VWS sẽ trở thành độc quyền không chỉ trong lĩnh vực chôn lấp rác mà còn trong toàn bộ hoạt động xử lý rác và cản trở phát triển tái chế và đốt rác thải.


Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, hiện nay nguyên tắc, chủ trương chung là xã hội hoá lĩnh vực thu gom xử lý rác, dần dần nhà nước không phải trả tiền cho việc này, mà doanh nghiệp tự thu gom trong quyền hạn của mình, chế biến, phân loại, kinh doanh, và nhận được một số ưu đãi như về thuế, giá đất, giá điện... Vì vậy, việc thành phố ký hợp đồng với doanh nghiệp về giá xử lý rác tăng dần theo mỗi năm là vô lý.


“Ban đầu giá xử lý rác có thể cao, vì đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại... nhưng những năm sau thì giá xử lý rác sẽ được giảm dần, cho đến lúc về 0, nhà nước không phải trả tiền cho doanh nghiệp nữa. Còn TP.HCM thì đang làm ngược lại, giá tiền xử lý lại tăng dần, trong khi rác được xem là tài nguyên, anh thu gom xử lý rác và anh thu lợi nhuận được từ việc này - PGS Sỹ phân tích - Tôi rất ủng hộ việc tăng giá xử lý rác nhưng không làm mất đất cho chôn lấp, vì khi đã chôn lấp thì coi như toàn bộ đất đó là mất vĩnh viễn. Tăng giá xử lý rác mà giải quyết triệt để vấn đề môi trường và các vấn đề khác, không ảnh hưởng tới người dân thì ủng hộ. Nhưng nếu cùng một công nghệ như nhau, ở cùng một mặt bằng như nhau mà giá xử lý rác của hai đơn vị khác nhau thì cần phải xem lại”.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Nghệ An - khắc phục vấn nạn tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật.


Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường (Tổng cục Môi trường) ông Hồ Trung Kiên thì ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng. Đây là chất hữu cơ độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc nguy hiểm, rất bền trong môi trường nên rất khó phân hủy sinh học. ...Những hóa chất này có thể theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình.

Thời gian các loại hợp chất tồn lưu trong môi trường lâu, khó phân hủy, xử lý hoặc cải tạo để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Đối với các điểm chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê, thì các chất tồn lưu chủ yếu gồm Lidan vượt từ 37,4-3.458 lần.
Nghệ An - tỉnh có nhiều điểm tồn  động thuốc bảo vệ thực vật
Vấn đề khó khăn nhất là các điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta, đó là các hóa chất này đã bị chôn lấp, rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển... không phù hợp tiêu chuẩn. Do đó, việc quản lý môi trường tại những điểm này là cải tạo, xử lý triệt để phục hồi các khu vực bị ô nhiễm để đưa hiện trạng của đất và nguồn nước ngầm trở về trạng thái ban đầu, nhưng hiệu quả đến đâu lại lệ thuộc vào mức độ đầu tư kinh phí cho công tác này.

Nghệ An là tỉnh có nhiều điểm tồn lưu nhất, bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, chiếm gần 80%, yêu cầu đến năm 2025 phải xử lý triệt để. Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, địa bàn Nghệ An cũng có tới 55 điểm, chiếm 55% số điểm trên cả nước.

Kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, xác định tới 265 điểm có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất lớn hơn quy chuẩn cho phép chiếm 96%. Việc xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật rất phức tạp, yêu cầu về mặt kỹ thuật xử lý rất cao và đòi hỏi có nguồn kinh phí rất lớn. Tỉnh đã và đang triển khai xử lý ô nhiễm môi trường. Ngoài ra tỉnh đã tiến hành điều tra, đánh giá mức độ phạm vi ô nhiễm, lập các dự án xử lý 73 điểm khác.