Đặt giữa khu dân cư, cơ sở nấu nhựa tái chế của chi nhánh doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc , quốc lộ 91B, phường Long Tuyền, hàng trăm người dân xung quanh cơ sở khốn đốn, mất ăn mất ngủ.
Xưởng nấu nhựa tái chế này hoạt động liên tục suốt 1 ngày đêm trong hơn 1 năm này , vì nấu nhựa thủ công nên mỗi lần đốt nhựa là mùi cháy khét bao trùm cả khu phố theo lời bà Nguyễn Thị Bích Đào.
“Chúng tôi đều bị đau mũi kinh niên, ho, do hít phải khí độc”, bà Đào nói.
Gần hộ bà Đào, hộ ông Ngô Văn Thuận bán cà phê ở mặt đường lộ, giáp với xưởng nhựa Quốc Trạng. Cũng rầu rĩ: “Từ khi có xưởng nấu nhựa, khách uống nước giảm hẳn, nhiều người đang uống bỏ đi không quay lại vì ngửi phải mùi nhựa cháy. Buôn bán ế ẩm, cuộc sống thì bất an”.
Ông Thuận cho biết thêm, nhiều hộ có trẻ con phải gửi đi nơi khác hoặc nhốt trong nhà, đóng kín cửa, mắc màn để bớt mùi cháy khét.
Sau lưng xưởng nấu nhựa, cách một con rạch, nhà ông Nguyễn Văn Đấu thường xuyên phải đóng kín cửa. Ông cho biết, cả khu vực có 45 hộ với khoảng 200 người “vừa rồi có người chết trẻ vì ung thư nên dân hoang mang lắm, nhưng kêu hoài không ai giải quyết”.
Ông Trương Minh Trường, Phó trưởng phòng TN&MT quận Bình Thủy, trình bày, Chi nhánh DNTN Quốc Trạng tại Cần Thơ được Sở KH-ĐT cấp phép năm 2008, hoạt động tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa.
Tháng 12-2008, doanh nghiệp lập thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT quận Bình Thủy tham mưu cho UBND quận cấp giấy xác nhận.
Theo nội dung cam kết, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động và báo cáo giám sát môi trường.
Nhiều hộ dân cho biết, được phép tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa nhưng doanh nghiệp này nấu chảy tất cả các loại nhựa phế liệu để đúc thành bánh, hoạt động hoàn toàn thủ công.
Theo quan sát của PV Tiền Phong, xưởng nấu nhựa rộng khoảng 700 m2, ở gần rất khó chịu vì nồng nặc mùi nhựa cháy khét. Bên trong có 3 nhà xưởng với các lò nấu thủ công xả khói xanh lè, nghi ngút. Nước thải từ xưởng cũng được đổ thẳng ra rạch Hàng Bàng phía sau lưng. Trong những đống nhựa phế thải, có cả rác thải y tế.
Tháng 12-2009, Phòng Cảnh sát Môi trường của Công an Cần Thơ xuống kiểm tra và xử phạt cơ sở này 600.000 đồng. Các hộ dân càng bức xúc hơn khi sau lần xử phạt tình trạng ô nhiễm không hề được khắc phục.
Doanh nghiệp tư nhân Quốc Trạng
Xưởng nấu nhựa tái chế này hoạt động liên tục suốt 1 ngày đêm trong hơn 1 năm này , vì nấu nhựa thủ công nên mỗi lần đốt nhựa là mùi cháy khét bao trùm cả khu phố theo lời bà Nguyễn Thị Bích Đào.
“Chúng tôi đều bị đau mũi kinh niên, ho, do hít phải khí độc”, bà Đào nói.
Gần hộ bà Đào, hộ ông Ngô Văn Thuận bán cà phê ở mặt đường lộ, giáp với xưởng nhựa Quốc Trạng. Cũng rầu rĩ: “Từ khi có xưởng nấu nhựa, khách uống nước giảm hẳn, nhiều người đang uống bỏ đi không quay lại vì ngửi phải mùi nhựa cháy. Buôn bán ế ẩm, cuộc sống thì bất an”.
Ông Thuận cho biết thêm, nhiều hộ có trẻ con phải gửi đi nơi khác hoặc nhốt trong nhà, đóng kín cửa, mắc màn để bớt mùi cháy khét.
Sau lưng xưởng nấu nhựa, cách một con rạch, nhà ông Nguyễn Văn Đấu thường xuyên phải đóng kín cửa. Ông cho biết, cả khu vực có 45 hộ với khoảng 200 người “vừa rồi có người chết trẻ vì ung thư nên dân hoang mang lắm, nhưng kêu hoài không ai giải quyết”.
Ông Trương Minh Trường, Phó trưởng phòng TN&MT quận Bình Thủy, trình bày, Chi nhánh DNTN Quốc Trạng tại Cần Thơ được Sở KH-ĐT cấp phép năm 2008, hoạt động tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa.
Tháng 12-2008, doanh nghiệp lập thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT quận Bình Thủy tham mưu cho UBND quận cấp giấy xác nhận.
Theo nội dung cam kết, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động và báo cáo giám sát môi trường.
Nhiều hộ dân cho biết, được phép tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa nhưng doanh nghiệp này nấu chảy tất cả các loại nhựa phế liệu để đúc thành bánh, hoạt động hoàn toàn thủ công.
Theo quan sát của PV Tiền Phong, xưởng nấu nhựa rộng khoảng 700 m2, ở gần rất khó chịu vì nồng nặc mùi nhựa cháy khét. Bên trong có 3 nhà xưởng với các lò nấu thủ công xả khói xanh lè, nghi ngút. Nước thải từ xưởng cũng được đổ thẳng ra rạch Hàng Bàng phía sau lưng. Trong những đống nhựa phế thải, có cả rác thải y tế.
Tháng 12-2009, Phòng Cảnh sát Môi trường của Công an Cần Thơ xuống kiểm tra và xử phạt cơ sở này 600.000 đồng. Các hộ dân càng bức xúc hơn khi sau lần xử phạt tình trạng ô nhiễm không hề được khắc phục.
Tìm kiếm qua từ khóa :
- báo cáo giám sát môi trường định kỳ cơ sở nấu nhựa
- lập kế hoạch bảo vệ môi trường xưởng nấu nhựa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét