Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Ô nhiễm trầm trọng sông Bắc Hưng Hải

Do phải hứng chịu nguồn nước chưa qua xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp nên nguồn nước trên sông Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không thể sử dụng để phục vụ sản xuất nên hiện nay, hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải qua địa bàn Hưng Yên ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,



Theo Sở TNMT Hưng Yên, các đơn vị chuyên môn đã nhiều lần lấy mẫu nước quan trắc trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải để kiểm tra. Qua kết quả kiểm nghiệm, mức độ ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày một gia tăng và không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó, hàm lượng nhiều chất không đạt như:tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn từ 1 đến hơn 6 lần,  Ôxi hòa tan trong nước (DO) thấp hơn từ 1 đến hơn 7; các chất ô nhiễm đều vượt ở mức cao như: COD và BOD5 cao hơn từ 1 đến hơn 9 lần, PO43- vượt từ 1 đề gần 6 lần, Coliform vượt từ 1 trên 2 lần lần. Ngoài ra, một số mẫu phân tích phát hiện dầu mỡ và một số kim loại nặng gồm, thủy ngân, asen đều có chỉ tiêu ô nhiễm vượt từ 1,2 - 2 lần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sông Bắc Hưng Hải phải hứng nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số khu CN thuộc địa phận thành phố Hà Nội như: Khu công nghiệp Gia Lâm, Khu CN Sài Đồng đổ ra sông Cầu Bây rồi qua cống Xuân Thụy với khối lượng khoảng 7.100 m3 một ngày đêm. Tại Hưng Yên, hệ thống sông Bắc Hưng Hải tiếp nhận nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải làng nghề qua sông Như Quỳnh, huyện Văn Lâm; rồi nước thải công nghiệp, sinh hoạt qua sông Cầu Lường trên địa bàn huyện Mỹ Hào, sông Điện Biên qua huyện Yên Mỹ... Đây cũng đang là những dòng sông chết có nguồn nước đen đặc với chỉ số ô nhiễm cao từ nhiều năm nay. Theo đó, nước trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải nhiều đoạn bị chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối, tại một số cửa cống nước sủi bọt trắng kết thành khối lớn.

Theo người dân các huyện Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ: do nguồn nước ô nhiễm nặng nên những năm gần đây sông Bắc Hưng Hải đã không còn khả năng phục vụ sản xuất nông nghiệp và luôn trong tình trạng "tiêu không được tưới không xong". Bởi nước chảy đến đâu, thì cây trồng và các loại thủy cầm, thủy sản chết nổi ở đó. Mặc dù ngành chuyên môn đã có kết quả nghiên cứu của về mức độ ô nhiễm, nhưng người dân vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để khắc phục và xử lý trong suốt những năm qua. Không những vậy, tình trạng ô nhiễm còn ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét