Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Hải sản có vi sinh vẫn có thể ăn được nếu chế biến đúng cách

Vi sinh vậtxuất hiện ở khắp mọi nơi nên chuyện xâm nhập vào các mặt hàng thủy sản không phải là chuyện gì quá kỳ lạ. Và nếu ở mức giới hạn trong khả năng thì sẽ không nguy hại bởi khi chế biến chỉ cần nấu chín lên là có thể ăn được.




>> Xem thêm các bài viết liên quan ở đây: mua vi sinh xử lý nước thải .


Theo thông tin bộ NN-PTNT cho biết chỉ trong thời gian 9 tháng đầu năm số lượng các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô tại một cuộc họp báo mới đây do bộ NN-PTNT tổ chức. Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Phóng viên băn khoăn tại sao một số mặt hàng bị trả về do không đạt tiêu chuẩn nước ngoài lại đem về Việt Nam tiêu thụ, Cục trưởng cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy Sản ông Nguyễn Như Tiệp hàng trả về vẫn có thể sử dụng được không có vấn đề gì về an toàn thực phẩm.

Theo như ông Tiệp nói thì các mặt hàng thủy hải sản nếu bị trả về về vấn đề vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được.

Dư luận đang rất hoang mang khi nghe câu nói tôm luộc lên có thể ăn được . Người dân cứ nghĩ cục trưởng nói như vậy là để trấn an tinh thần người dân hoặc cho là cục trưởng thật biết cách nói đùa.

Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, PSG-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học-Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết, vi sinh vật là loại cực kỳ bé nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được. Nó Tồn tại ở nhiều thể khuẩn khác nhau như nấm mốc, vi khuẩn, nấm men.

vi sinh vật tồn tại ở rất nhiều nơi trong môi trường sống của chúng ta như: trong không khí, bụi, trên cơ thể con người, thậm chí trong miệng của mỗi người có lượng VSV lớn bằng cả dân số của thế giới. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, vi sinh vật được chia làm hai loại gồm: một loại có lợi và một loại có hại.

Đối với loại VSV có lợi mà chúng ta thường thấy là nấm men. Nấm men vẫn thường được người dân dùng để làm tương. Còn với VSV có hại thì rất nhiều như: nấm mốc, vi khuẩn… những loại này xâm nhập vào trong thực phẩm sẽ tồn tại trong đó và sinh ra rất nhiều độc tố, khi ăn vào có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là chết người.

Ông Thịnh cũng khẳng định, hầu hết các loại thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức độ giới hạn cho phép thì bằng mắt thường con người không thể phát hiện được. Còn nếu vượt quá mức cho phép thì con người có thể dễ dàng nhận biết bằng thị giác và khướu giác. Ví như: Thịt lợn ôi, cá ươn, gạo, cà phê… có mùi nấm mốc. Nhìn hoặc ngửi qua là có thể biết được những thực phẩm này đã bị hư hại do VSV có hại tấn công. Theo đó, những loại thực phẩm này không nên ăn bởi chúng có rất nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe con người.

Còn về vấn đề một số mặt hàng thủy sản như tôm bị trả về do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được, ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng điều này hoàn toàn đúng nếu chỉ tiêu vi sinh ở mức giới hạn cho phép.

Đa số các thực phẩm đều bị vi sinh vật tấn công. Song, ở mức nhiều hay ít thì khác nhau. Đối với các vi sinh vật có hại thì khi nấu chín mặc dù VSV sẽ chết nhưng độc tố vẫn còn, với các VSV không nguy hiểm lắm thì khi nấu chín chúng sẽ ko có hại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét