Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Ủ rác thải thành phân compost



Từ sáng tạo sản xuất phân bón từ rác sinh hoạt đã mang lại cho ông Trần Văn Lía (Ninh Phụng, Ninh Hòa) giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ VI của tỉnh.





Trăn trở trước tình hình đất sản xuất nông nghiệp ngày càng cằn cỗi, bạc màu do canh tác quá mức; đồng thời, một lượng lớn rác sinh hoạt bị đốt bỏ hoang phí, gây ô nhiễm môi trường, ông Lía đã nghĩ tới chuyện sản xuất phân bón từ rác.

Đầu tiên, ông tạo thói quen cho các hộ gia đình phân loại rác tại nguồn. Những loại rác vô cơ như: kim loại, thủy tinh, gốm sứ... khó phân hủy được thì tách riêng để vận chuyển về bãi rác; rác thực vật như: cây cỏ, lá được gom riêng để ủ làm phân bón. Hộ nào đất chật, diện tích cây trồng ít nên ủ phân trong thùng nhựa 200 lít, không cần dùng hóa chất, thời gian ủ 90 - 120 ngày là có phân sử dụng. Hộ có diện tích rộng, cần lượng phân lớn bón cho cây trồng thì sử dụng bạt ủ thành đống lớn. Cho vôi vào rác thực vật, sau 15 ngày rác bắt đầu phân hủy thì đem ra cho giảm sức nóng và trộn đều với men vi sinh Trichoderma rồi ủ tiếp, chờ 45 - 50 ngày phân tự hoại là có thể dùng được. Cách sản xuất phân bón từ rác đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, khắc phục tình trạng “bón phân chay” (lạm dụng phân vô cơ, ít sử dụng phân hữu cơ làm cho đất ngày càng thoái hóa, bạc màu...) của nông dân.

>>>Xêm thêm: chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Ông Lía cho biết, trước đây ông thường canh tác cây ớt và cà tím, sau vài vụ là thất bại do cách bón phân không hợp lý, sâu bệnh hại phát sinh làm cây èo uột, thiếu sức sống. Từ ngày ủ phân vi sinh từ rác, bón cho cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, sức đề kháng cao...

Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phụng – ông Trần Ngọc Thơ chia sẻ, phương pháp của ông Lía được xã triển khai thí điểm tại 30 hộ nông dân thôn Phú Bình (Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 30 thùng đựng) từ tháng 7, cuối tháng 11 sẽ tiến hành tổng kết chương trình. Giải pháp này góp phần hạn chế việc sử dụng vượt mức phân hóa học của nông dân, tạo thói quen cho người dân biết cách phân loại rác, giải quyết lượng rác quá lớn ở nông thôn gây sức ép lên các bãi rác...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét