Năm 2005, Nhà máy Bia Vinaken được Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tiến Đồng (P13, Q.Tân Bình) đầu tư hơn 54 tỷ đồng xây dựng trên diện tích 13.107m² tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm. Khu đất này nằm trong diện tích gần 20ha, do Công ty Hoàng Hải (Giám đốc là ông Ngô Quang Trưởng, hiện đang thụ án vụ giết người diệt khẩu) quản lý.
Mặc dù mới chỉ được UBND huyện Hóc Môn thuận địa điểm lập dự án cụm công nghiệp mới, song Công ty Hoàng Hải đã cắt đất cho Công ty TNHH Tiến Đồng thuê để xây dựng Nhà máy Bia Vinaken. Toàn bộ diện tích đất trong khuôn viên nhà máy đều là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, do ông Ngô Quang Trưởng chuyển nhượng của các hộ dân, sau này khi nhà máy đi vào hoạt động được quy thành vốn góp của Công ty Hoàng Hải.
Theo Kết luận thanh tra số 338/KL-TTTP-P1 ngày 23-6-2010 của Thanh tra TPHCM, Nhà máy Bia Vinaken là công trình vi phạm về xây dựng, cụ thể: Đầu tư xây dựng không phép và trái với quy hoạch đã được ủy ban nhân dân TP phê duyệt. Vi phạm trên đã bị áp dụng hình thức xử phạt với mức 35 triệu đồng, buộc đình chỉ hoạt động, khôi phục lại hiện trạng ban đầu và tự tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép. Thế nhưng, nhà máy chỉ chấp hành nộp phạt, không khắc phục hậu quả, không đình chỉ hoạt động và tiếp tục có những sai phạm khác trên các lĩnh vực về thuế, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây bức xúc cho người dân và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trên địa bàn.
Sản xuất xả thải ra môi trường
Để làm rõ những sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Vinaken, ngày 27-6-2011, Thanh tra TP thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra về các nội dung liên quan đến pháp lý sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng, thực hiện nghĩa vụ thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả thanh tra đã chỉ ra một loạt sai phạm như: Không chấp hành các nội dung theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1370/QĐ-XPHC ngày 24-3-2010 của UBND TPHCM, không nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 36.336.236 đồng; hoạt động của nhà máy không đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường; địa chỉ hoạt động của nhà máy không đúng với địa chỉ đăng ký.
Không những thế, đoàn thanh tra còn phát hiện Nhà máy Bia Vinaken còn có nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, theo thiết kế xây dựng, nhà máy có công suất là 15 triệu lít bia/năm, nhưng hệ thống xử lý nước thải không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nhà máy đã xây dựng đường ống ngầm để xả nước thải chưa qua xử lý ra đường thoát nước công cộng rồi chảy thẳng ra kênh Rạch Sa, gây ô nhiễm môi trường.
Dù không có chức năng ngành nghề thoát nước và xử lý nước thải, không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, không có hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại, phế liệu, không có báo cáo giám sát môi trường định kỳ; giấy phép khai thác nước ngầm và giấy phép xả thải đã hết hạn, nhưng nhà máy vẫn đứng ra ký hợp đồng với Công ty TNHH Tân Châu Bình nhận xử lý 54.670 thùng bia nhãn hiệu Budweiser nhập khẩu đã hết hạn sử dụng. Quy trình xử lý số bia quá đát trên được nhà máy xả vào bồn có chứa hóa chất làm loãng rồi xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm cho nhiều khu dân cư. Khi bị phát hiện, nhà máy đã đổ ra môi trường 1.950 thùng và gần 10 ngàn thùng bia quá đát khác đã được phá dỡ bao bì chuẩn bị xả thẳng ra môi trường.
Tin tức được độc giả tìm kiếm qua :
- bao cao giam sat moi truong nha may bia
- nhà máy sản xuất bia có cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét