Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Đe dọa môi trường sống bằng chất thải rắn



Tổng lượng phát chất thải rắn từ các khu công nghiệp sẽ khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm là dự báo của các chuyên gia vào năm 2015. Lượng rác thải kể trên sẽ tăng lên mức 13,5 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung nhiều tại các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam.


Ảnh minh họa

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và phát triển, TS. Nguyễn Hữu Ninh khẳng định: “Kinh tế cả nước phát triển mạnh là nhờ vào đội ngũ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường”. TS. Ninh giải thích thêm, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng vốn không lớn. Ngoài việc khan hiếm về tài chính để đầu tư thì doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp (Bộ Công thương), năm 2009 các khu công nghiệp ở Việt Nam thải ra 8.000 tấn chất thải rắn/ngày, tương đương 3 triệu tấn/năm. Dự báo, năm 2015 tổng lượng phát chất thải rắn từ các khu công nghiệp sẽ khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm. Lượng rác thải kể trên sẽ tăng lên mức 13,5 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung nhiều tại các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đáng chú ý, lượng chất thải hiện nay không được thu gom, xử lý triệt để mà bị chất đống hoặc thải vào các kênh rạch, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và không khí.

Chất thải rắn phát sinh nhiều nhất các làng nghề ở các tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang diễn ra tại các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn như: bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt… Còn ở các tỉnh phía Nam nguy cơ ô nhiễm môi trường lại thuộc về các khu chế xuất – khu công nghiệp. Là một trong những thành phố đi đầu về phát triển song thành phố Hồ Chí Minh không tránh khỏi sức ép nặng nề từ ô nhiễm môi trường.

Ông Phạm Thanh Trực, Trưởng phòng Môi trường, khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) cho biết, thành phố hiện có 12 khu chế xuất – khu công nghiệp với hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động. Dự báo trong vào năm tới tổng số khu chế xuất – khu công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi cùng với lượng doanh nghiệp sản xuất, cho nên vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trở lên khá cấp thiết. Nếu như năm 2010 lượng chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đạt mức gần 10.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm 1/2 thì nay con số trên đã đội lên rất lớn. Ngoài yêu cầu xử lý nước thải, khí thải Hepza bắt buộc doanh nghiệp xử lý chất thải rắn bằng cách phân loại và có hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng quy định… Song song đó, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn công nghiệp, thành phố chi ngân sách khá nhiều để xử song tình hình vẫn không cải thiện là bao. Bằng chứng cụ thể, trong năm 2014 Hepza liên tục chủ trì và phối hợp giải quyết 23 trường hợp khiếu nại môi trường của người dân đối với doanh nghiệp. Lý giải tình trạng này, ông Trực cho biết thêm, doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường, không chủ động xử lý rác thải công nghiệp. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý rác thải nhưng hiếm khi áp dụng, chỉ khi nào có đoàn kiểm tra thì doanh nghiệp mới vận hành hệ thống. “Thời gian tới, Hepza tiếp tục giám sát hoạt động xử lý rác thải rắn tại các khu chế xuất – khu công nghiệp. Phối hợp với các sở ngành liên quan kiểm soát công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh” – ông Phạm Thanh Trực cho hay.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn công nghiệp như hiện nay, ông Trần Việt Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhận định, phát triển thường không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức của cộng đồng doanh nghiệp thông qua hệ thống tuyên truyền. Ngoài ra, những lúc như thế này rất cần phát triển rộng rãi mô hình sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp xã hội, đổi mới sinh thái… nhằm đảm bảo sản xuất xanh – sạch. Còn về phía Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam cho rằng, nhà nước sẽ phụ vụ doanh nghiệp phát triển và bảo vệ tốt môi trường bằng cách tăng cường hệ thống quan trắc, thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chủ động bảo vệ môi trường không gây tổn hại cho chính uy tín của doanh nghiệp và cộng đồng.

1 nhận xét:

  1. Hóa chất xử lý nước thải – Công ty Cổ Phần Sản Xuất và Thương Mại Thuận Phong- Chi nhánh Hà Nội chuyên cung cấp các loại hóa chất xử lý nước thải được nhập khẩu từ Nhật, Indo, Trung Quốc, Anh,… liên hệ Mr Đường/0946546655
    Email: duongtpchemical@gmail.com
    Skype: hoangminhduong1901

    – Hóa chất keo tụ
    Bao gồm :
    + Phèn kép (amoni nhôm sulfat) và phèn đơn nhôm sulfat Al2(SO4)3.18H2O (Aluminium sulphate) và Kali KAl(SO4)2
    + PAC (Poly aluminium chlorite) là vật tư sử dụng rất hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.
    + Phèn sắt III (Clorua FeCl3) và phèn sắt 2 (Sunphat FeSO4.7H2O)
    – Hóa chất trợ keo tụ
    Bao gồm :
    + Polime Anion A1110, A1400, A101, A110
    + Polime Cation C1492 ,C86510
    – Hóa chất khử trùng
    Bao gồm :
    + Clorua vôi Ca(OCl)2 (Calcium hypochloride)
    + Javen NaOCl (Sodium hypochloride 7-9%).
    + Thuốc tím KMnO4 (Potassium permanganate)
    – Hóa chất nâng pH
    Bao gồm :
    + Xút: có 2 loại xút hạt và xút vảy.
    + Soda natri cacbonat (Na2CO3)
    + Vôi: nước vôi trong (Ca(OH)2, vôi cục.
    – Hóa chất hạ pH
    Bao gồm :
    + HCl (Acid clohidric)
    + H2SO4 ( Acid Sunfuric).
    – Hóa chất khử màu nước thải
    Bao gồm :
    + Hóa chất khử màu nước thải dệt nhuộm (dạng lỏng, màu trắng)

    Trả lờiXóa