Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Rác thải bệnh viện cần phải được kiểm soát kỹ

Văn bản yêu cầu tăng cường quản lý chât thải y tế trong bệnh viện vừa được bộ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát hành để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý chât thải y tế trong các bệnh viện nhằm bảo vệ môi trường , bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

50% bệnh viện xử lý nước thải


Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước có hơn 13.500 cơ sở y tế trong đó có gần 1.400 cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên và hơn 11.000 trạm y tế xã phường. Mỗi ngày các cơ sở này thải ra khoảng 450 tấn rác, trong đó 47 tấn là chất thải rắn nguy hại và hơn 125.000 m khối nước thải cần được xử lý đặc thù. Đó là chưa kể đến một lượng rác khổng lồ từ hơn 1.000 cơ sở tế dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc, y tế tư nhân… Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào số giường bệnh tăng, khoảng 7%/năm. Ước tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn là 590 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày.



Nhiều rác thải y tế chưa được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường


Tuy nhiên hiện nay mới chỉ cho biết, chỉ có khoảng 54% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, trong đó bệnh viện Trung Ương là 73%, tỉnh là 60% còn tuyến huyện chỉ được 45%. Ngoài ra, còn có 5% bệnh viện chưa thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều hệ thống xử lý chất thải cũng đã xuống cấp, quá tải, không đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải y tế. Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở khám chữa bệnh vẫn tái diễn phức tạp, nhất là vi phạm trong xử lý nước thải y tế, chất thải nguy hại.

Về xử lý rác thải rắn, hiện nay, gần 50% các phương tiện thu gom rác tại các bệnh viện chưa đạt yêu cầu. Nhiều bệnh viện còn xử lý chất thải rắn bằng lò đốt 1 buồng, đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện. hầu hết trạm y tế xã chưa có hệ thống xử lý nước thải và rác thải rắn cũng mới chỉ chôn lấp hoặc đốt thủ công. Theo các chuyên gia y tế, việc xử lý rác thải y tế bằng công nghệ lạc hậu hoặc đốt thủ công, thu gom, xử lý không tốt sẽ cẽ có nguy cơ tạo ra nhiều hóa chất độc hại thải vào môi trường qua khói lò đốt như dioxin, thủy ngân… Còn nước thải từ các cơ sở y tế có thể chưa nhiều vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ… Nhất là các nơi có các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột, bệnh tay chân miệng…

Ngay cả bệnh viện T.Ư cũng chưa xử lý rác thải y tế thật tốt. Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, trong số 35 bệnh viện tuyến trung ương, chỉ có 22 bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường xử lý chất thải rắn, còn lại 13 bệnh viện (chiếm 37%) tự xử lý. Trong đó, 6 bệnh viện sử dụng lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế và 7 bệnh viện sử dụng hóa chất để xử lý. Hiện vẫn còn 6 bệnh viện T.Ư chưa có hệ thống xử lý nước thải đó là: Bệnh viện Mắt T.Ư, Nội tiết T.Ư, Răng Hàm mặt T.Ư, Điều dưỡng và phục hồi chức năng T.Ư, Y học cổ truyền T.Ư, Châm cứu T.Ư, Các bệnh viện này đều nằm trong nội thành Hà Nội, giữa khu dân cư đông đúc.


Ưu tiên xử lý rác thải y tế

Để gấp rút xử lý tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: các Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế; Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện cần tăng cường công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng các quy định hiện hành; Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, không để tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; Chỉ đạo đơn vị vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý chất thải rắn (nếu có). Trường hợp không tự xử lý chất thải y tế, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp để thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật.

Giao trách nhiệm chính về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của bệnh viện cho một khoa, phòng cụ thể. Triển khai thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường gồm đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; xin cấp phép xả nước thải vào môi trường…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét