Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất tại Việt Nam

Tổng giám đốc công ty Thoát Nước và Phát Triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ông Hòa Đức Thảo cho hay nếu tính trên cả nước Việt Nam thì công nghệ của nhà máy này là hiện đại bậc nhất với chức năng xử lý nước , bùn và cả mùi, nước sau khi xử lý có thể đem đi tưới tiêu và bùn có thể tái sử dụng.


Đây là dự án thu gom, xử lý và thoát nước TP Vũng Tàu được tài trợ 16 triệu Euros cho các nước mới nổi của Pháp. Theo đó, Dự án này do Busadco làm chủ đầu tư, được sử dụng nguồn vốn ODA Cộng hoà Pháp trong khuôn khổ đề án xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh BR – VT giai đoạn từ 2011-2015



Dự án được khởi động từ năm 1999 với tổng mức đầu tư ban đầu dự án lên đến 900 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA gần 392 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 507 tỷ đồng. Dự án có quy mô 22.000m3/ngày đêm, dự án có 28 km chiều dài toàn tuyến ống thu gom và xử lý nước thải.


Dự án được khởi động từ năm 1999, dự án có mục tiêu đấu nối hệ thống nước thải của các khu dân cư tới hệ thống thu gom; cải tạo và mở rộng một hệ thống cống bán tách, xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Cuối tháng 12 này sẽ đưa vào khai thác sử dụng.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

5 điều nhà tuyển dụng cần ở dân môi trường


1. Phù hợp với môi trường văn hoá của công ty

Bạn có thể là một người hoàn hảo trong năng lực nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phù hợp với vị trí công việc này.Khả năng phù hợp và thích nghi với môi trường văn hóa công ty là điều mà nhà tuyển dụng rất mong muốn. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi “Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?” Nếu bạn nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một số câu hỏi tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của bạn như kiểu “Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?”
---> Nên:

  • Phát triển kỹ năng mềm
  • Học hỏi các kiến thức xã hội, văn hóa,...

2. Kinh nghiệm có liên quan

23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. 63% trong số họ xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm đến điều đó.
---> Nên:

  • Tham gia các hoạt động tình nguyện, thực hành khi còn sinh viên
  • Học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc


3. Kiến thức nền

19% các nhà tuyển dụng nhấn mạnh đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên tích luỹ được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã từng tham gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan đến vị trí mà ứng viên xin tuyển.
---> Nên:

  • Tối thiểu là bằng đại học, cao đẳng, trung cấp
  • Chứng chỉ, chứng nhận tham gia các khóa học chuyên ngành: môi trường, ISO, an toàn lao động


4. Tham vọng và lòng nhiệt tình

Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở thành một người cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào những điểm mạnh của công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái độ “được thì được mà không được thì thôi” đối với công việc này.
---> Nên:

  • Xác định lý do chính của bản thân khi vào công ty: tiền, kinh nghiệm, nhà gần, ổn định,...
  • Nhiệt tình và cởi mở với nhà tuyển dụng (không có j để mất)
  • Nói thật về khả năng và ý muốn

5. Sự chuẩn bị

8% trong số 1000 nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ đánh giá cao những người đặt ra các câu hỏi cho họ hoặc đem đến những thông tin, đưa ra những ý tưởng để đóng góp cho sự thành công của công ty. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin và chuẩn bị chu đáo trước khi đi phỏng vấn.
---> Nên

  • vào website của công ty phỏng vấn để thu thập thông tin
  • chú ý trang phục và cách ăn mặc khi phỏng vấn
  • tự tin, năng nổ, quyết tâm Theo VTV
Nguồn : yeumoitruong

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Theo đuổi hạnh phúc chính là châm ngôn của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào

Lời chia sẻ thân tình đến từ kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào tại lễ trao giải Ashui Awards 2015, mạng Ashui.com đứng ra tổ chức.


Chủ tịch HĐQT Ashui.com Lê Việt Hà và thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh trao danh hiệu "KTS của năm 2015" cho kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào.

Hệ thống giải thưởng Ashui Awards được hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bảo trợ , nhằm tôn vinh các kiến trúc sư có những tác phẩm xuất sắc, là tấm gương lao động-hành nghề của giới kiến trúc sư, khẳng định vai trò của KTS trong xã hội, góp phần cải thiện môi trường hành nghề kiến trúc tại Việt Nam.

Giải thưởng đồng thời tôn vinh những công trình kiến trúc mới có giá trị, định hướng hoạt động tư vấn kiến trúc, những nhà thầu có uy tín, các chủ đầu tư, nhà phát triển BĐS có nhiều đóng góp nổi bật cho xã hội.

Theo kết quả bình chọn của cộng đồng trên hệ thống Ashui.com và Hội đồng Giám khảo, KTS Hoàng Thúc Hào được bình chọn là “KTS của năm 2015”, Naman Spa (Đà Nẵng) là “Công trình của năm 2015”, Cty Siêu Chung Kỳ là “Nhà thầu của năm 2015” và Tập đoàn Kiến Á là “Chủ đầu tư của năm 2015”.

Phát biểu tại lễ trao giải, các cá nhân và tổ chức được vinh danh đều bày tỏ niềm hạnh phúc khi được nhận giải thưởng. Theo đại diện của Tập đoàn Kiến Á, danh hiệu “Chủ đầu tư của năm 2015” đã thể hiện sự tin tưởng của khách hàng, giới chuyên môn và cộng đồng đối với Kiến Á. Sự tin tưởng này là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để Kiến Á tiếp tục theo đuổi, không ngừng nỗ lực cho ra đời các công trình xanh và công trình chất lượng cao, phục vụ xã hội.

Vị đại diện này chia sẻ: Kiến Á luôn đặt yếu tố con người sống trong các dự án lên hàng đầu. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Kiến Á phát triển và tồn tại trên thị trường.

Tương tự, đại diện của Cty Siêu Chung Kỳ, đơn vị được bình chọn là “Nhà thầu của năm 2015” cũng bày tỏ phương châm hành động: Siêu Chung Kỳ luôn luôn làm việc hết mình. Với tinh thần làm việc như làm đối với ngôi nhà của mình, Siêu Chung Kỳ mới tạo nên được những công trình chất lượng và đúng hẹn.

Lên nhận danh hiệu “Công trình của Năm 2015”, đại diện Cty Kiến trúc MIA Design Studio, đơn vị thiết kế của công trình Naman Spa bày tỏ niềm vui khi Ashui Awards đã ghi nhận những thành quả, cố gắng, phấn đấu của tập thể MIA Design Studio trong việc làm nên một công trình chất lượng. Đại diện MIA Design Studio cũng bày tỏ cảm kích chủ đầu tư công trình Naman Spa: “Chủ đầu tư đã cho đơn vị tư vấn cơ hội làm một công trình đẹp”.


Hội đồng giám khảo, ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm của các cá nhân, đơn vị được Ashui Awards 2015 vinh danh.


Tỏ ra đặc biệt xúc động cầm trên tay chứng nhận danh hiệu “KTS của năm 2015”, KTS Hoàng Thúc Hào đã dành lời cảm ơn cho toàn bộ cộng sự của mình ở Văn phòng Kiến trúc 1+1>2, “Những người luôn bên cạnh tôi, cống hiến và sáng tạo vô điều kiện vì kiến trúc cho cộng đồng”.

KTS Hoàng Thúc Hào chia sẻ: Chúng tôi theo đuổi kiến trúc hạnh phúc. KTS làm việc không nhân danh gì cả, ngoài 2 việc, vì con người và tương lai văn hóa Việt Nam. 7-8/10 đất nước Việt Nam là nông thôn. Người nông dân thường không thể ký hợp đồng thiết kế với đơn vị tư vấn, do vậy, KTS phải chủ động đi về phía họ. Đồng thời, nông thôn cũng là đất diễn, là cơ hội rất lớn cho KTS sáng tạo.

Theo KTS Hoàng Thúc Hào, kiến trúc hạnh phúc là khi người sử dụng công trình kiến trúc cảm thấy hạnh phúc. Sử dụng và sống trong công trình đấy, họ phải cảm thấy khỏe mạnh, an toàn, hứng khởi, thấy có quá khứ và tương lai… Công trình kiến trúc như một chỉnh thể hữu cơ, phải lan tỏa, phải hấp dẫn, truyền cảm hứng cho công trình kiến trúc khác.

KTS Hoàng Thúc Hào cho biết: Chúng tôi theo đuổi kiến trúc bền vững. Làm sao để công trình truyền cảm hứng và gây ra một sự ngạc nhiên chậm. Sự ngạc nhiên chậm là kết quả quá trình cảm nhận của người sử dụng về sự bền vững tự thân của công trình ở các khía cạnh vật lý, năng lượng và nhân văn…

Chia sẻ về sự thành công của Ashui Awards 2015, KTS Lê Việt Hà - Chủ tịch HĐQT mạng Ashui.com cho biết: Năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp Award được tổ chức. So với năm trước đó, năm 2015, Ashui Awards bình chọn thêm 2 danh hiệu mới là “Chủ đầu tư của năm” và “Nhà thầu của năm”.

Đáng mừng là Ashui Awards 2015 đã tiếp nhận sự tăng đột biến về bình chọn của cộng đồng. Điều này cho thấy cộng đồng quan tâm đến hệ thống giải thưởng Ashui Awards. Đây cũng là tín hiệu vui để Ashui.com phấn đầu tiếp tục hoàn thiện Ashui Awards.

Với mục tiêu là xây dựng hệ thống giải thưởng tôn vinh mọi đối tượng trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, Ashui Awards 2016 dự kiến sẽ bình chọn thêm một danh hiệu nữa là “Kỹ sư của năm”.

KTS Lê Việt Hà tham vọng sẽ xây dựng Ashui Awards như “Giải Oscar của kiến trúc xây dựng Việt Nam”.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

50 làng nghề được xử lý dứt điểm ô nhiễm tại Hà Nội

Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 50 làng nghề , Hà Nội đang tập trung thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề một cách tích cực.



 50 làng nghề được Hà Nội xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án xử lý nước thải làng nghề; xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ để từng bước cải thiện chất lượng môi trường trước mắt, thành phố đã bố trí, huy động vốn . Đồng thời, thành phố q uy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư; x ây dựng kế hoạch triển khai chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; n ghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình “Hệ thống quản lý môi trường tại làng nghề ” và hoàn thành “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh cho biết : T ừ năm 2016, thành phố sẽ xem xét đưa các điều kiện vệ bảo vệ môi trường đã được quy định là tiêu chí bắt buộc trong việc công nhận các làng nghề và coi công tác bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí để đánh giá việc phát triển của làng nghề.


Do vậy, các đơn vị chức năng của thành phố đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề hoặc cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nông thôn. Công khai và cập nhật thường xuyên thông tin về mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, nhất là những nơi vi phạm nghiêm trọng.


Bên cạnh đó, thành phố còn đề ra các biện pháp khác như quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề; kiểm soát chặt chẽ việc phát sinh và xử lý chất thải nguy hại từ khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời việc quản lý chất thải nguy hại trái với các quy định của pháp luật. Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường; xây dựng hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường tại các làng nghề; triển khai thu các loại phí bảo vệ môi trường đối với các hộ, cơ sở trong làng nghề nhằm tạo nguồn thu cho việc khắc phục ô nhiễm môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải trên địa bàn. Công tác tăng cường giáo dục và tuyên truyền cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.


Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề phân bố không đều. Tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của nhân dân và sự phát triển bền vững của chính các làng nghề. Kết quả quan trắc, phân tích chất lượng môi trườngtại 22 làng nghề với tần suất 2 đợt/năm cho thấy hầu hết các làng nghề mới tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt , chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn , có ít nhất 3 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có chỉ tiêu quan trắc vượt chỉ tiêu cho phép.


UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, song việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), nằm phân tán trong khu dân cư , hầu hết không có hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải, khí thải. Trong khi đó, kinh phí đầu tư cho công nghệ, xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường rất lớn nên việc kêu gọi, huy động các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư cho công tác xử lý, bảo vệ môi trường cũng khó khăn...

30 triệu dân Việt Nam trên bờ vực thiếu nước ngọt trầm trọng

Được tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội buổi tọa đàm "Sông ngòi và những thách thức" do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam(VNR) đưa ra thông tin là 30 triệu dân phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu nước .



30 triệu dân VN phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu nước

Các nguồn nước thải từ sinh hoạt, nước thải công nghiệp, làng nghề và ngoài ra còn bởi các hệ lụy từ việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nông nghiệp, khai khoáng, vận tải thủy... làm cho các nguồn nước ta bị xâm hại nặng nề.


Theo bà Trần Thị Lệ Anh- Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường cho biết chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề với mức độ nghiêm trọng nhất vào mùa khô. Đặc biệt nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường là tại ba lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.


Ước tính của Bộ TN-MT năm 2010, hằng ngày các con sông phải tiếp nhận 1,1 triệu m3 nước thải công nghiệp, đến năm 2020, con số này khả năng sẽ tăng lên 2,4 triệu m3.





Chỉ tính riêng trên dòng sông Cầu hiện tại tổng lượng thải của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 80.390 m 3 /ngày đêm; tổng lượng nước thải làng nghề là trên 86.560 m 3 ngày đêm, trong đó lượng nước thải phát sinh từ các làng nghề chế biến nông sản và thực phẩm là lớn nhất, chiếm tới 57.484 m 3 /ngày và 66,4% tổng lưu lượng thải; các làng nghề sản xuất giấy là 18.057 m 3 /ngày đêm. Điều đáng quan ngại là chất lượng nước các sông trên toàn lưu vực sông Cầu trong thời gian gần đây có xu hướng ô nhiễm gia tăng, chỉ số chất lượng nước sông năm 2015 có dấu hiệu kém hơn so với các năm trước.


Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh nhưng nguồn nước đang bị ô nhiễm trên diện rộng, mức độ ngày càng gia tăng từ thượng lưu đến hạ lưu. Các điểm nóng nhất là ở các vùng trung lưu và hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Vải, một số kênh rạch ở TP.HCM. Năm 2015, sông Sài Gòn đoạn chảy qua cầu Phú Cường, TX.Thủ Dầu Một, cầu Phú Long bị ô nhiễm vi sinh tăng nhiều lần so với năm 2014.


Có thể nói chất lượng môi trường tại các sông ngòi hiện đang có diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng xấu đi, nếu không có những biện pháp xử lý, cải thiện kịp thời sẽ khiến nguy cơ thiếu nước sinh hoạt của khoảng 30 triệu dân ở các thành phố hiệu hữu rõ hơn. Tương lai không xa, nước ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.