Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Mẹo phòng chống "DỊCH THẤT NGHIỆP" của sinh viên MÔI TRƯỜNG

Hồi cấp 3 vô tư vô lo là thế ấy mà cũng sắp xong 4 năm đại học ngành môi trường, nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ bước chân vào giảng đường lơ ngơ như con bò đội nón, không biết học ngành gì ? loay hoay với mấy câu hỏi rồi sau này ra trường làm gì ? làm cho ai và lương thì được mấy củ ? có đủ sống không ? Thoắt cái mà giờ phải lo cơm áo gạo tiền , rồi còn nghe đâu loáng thoáng ngày môi trường khó xin việc cực. Thế là bắt tay tìm tòi đủ cách để đi xin việc , áp dụng thành công và giờ mình đang là nhân viên chính thức tại công ty môi trường Mình Việt . Mọi thông tin phía dưới nhé, nếu bạn nào cảm thấy đủ nhiệt huyết có thể xin thử vào công ty mình cũng được .



Topic này tổng hợp từ 1 số thông tin trên mạng và dựa vào những kinh nghiệm nho nhỏ đã có hướng dẫn cho các bạn Săn lùng việc làm hiệu quả cao hơn.

Vào 1 số trang tìm việc online như:
http://www.vietnamworks.com

www.timviecnhanh.com

www.tintucvieclam247.com

www.nghenghiepviet.com

vieclam.24h.com.vn
..................

Mình lấy 1 ví dụ đối với trang vietnamworks.com (đây là website tìm việc có uy tín và chất lượng) thì tìm ở mục sau:

  • Môi trường/Xử lý chất thải --> trong mục này các bạn sẽ tìm thấy việc làm liên quan tới: HSE (an toàn sức khoẻ môi trường), Safety (về an toàn), an toàn vệ sinh viên, kỹ sư môi trường (thiết kế, thi công, vận hành, quản lý trạm xử lý chất thải), quản lý môi trường, sale (nhân viên kinh doanh thiết bị môi trường), ...... Theo tôi thấy hiện giờ mức lương trung bình về HSE hiện nay khá cao so với các ngành còn lại.

  • QA/QC --> Trong mục này thì chủ yếu dành cho nhân viên về Quản lý chất lượng (ISO 9001), Quản lý môi trường (ISO 14001), An toàn lao động (OHSAS 18001), về an toàn thực phẩm (ISO 22000),HSE,..... Tóm lại liên quan tới hệ thống quản lý.

  • Mới tốt nghiệp --> đây là mục các bạn hay bỏ qua nhất. 

  • Phi chính phủ/Phi lợi nhuận --> dành cho các bạn ham mê mảng truyền thông, hơi ít nên mới gọi là Săn lùng

  • Một số mục khác có liên quan tới môi trường thì chịu khó vọc 1 chút 


Chuẩn bị làm 1 CV thật tốt sau khi tìm được nhà tuyển dụng



Đại khái là nên chuẩn bị 1 CV thật thật tốt: có hình thẻ cá nhân, bảng điểm, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp ngành môi trường đã có,.... TUY NHIÊN: đừng sợ nếu chúng ta chưa có gì để ghi vào CV vì nhiều nhà tuyển dụng muốn có những TỜ GIẤY TRẮNG để có thể luyện lại từ đầu.
Mẹo cho trường hợp này nên tìm những giá trị khác của bản thân để thay thế giả dụ ghi vào đó sự nhiệt tình, tính kiên nhẫn, kỹ năng khác như: ca hát nhảy múa, các môn thể thao, kỹ năng giao tiếp,... Để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một viên ngọc sáng trong tương lai nếu được mài giũa.

Nếu thấy yêu cầu ban đầu của nhà tuyển dụng cần kinh nghiệm thì vẫn nộp hồ sơ đi nhé, đừng bao giờ bỏ qua cơ hội nào.

Nên gửi hồ sơ online và hồ sơ xin việc bảng copy để tăng thêm hiệu quả.

Chuẩn bị cho phỏng vấn:


  • Tự tin với những gì mình đã có, nhiều khi không có gì mới là cảm thấy tự tin nhất đó (liều ăn nhiều mà )
  • Nên biết mình đang ở đâu và mình muốn gì . Vấn đề này cực kỳ quan trọng, đánh giá đúng nguồn lực và vị trí của bản thân thì mục tiêu đề ra cũng thiết thực hơn rất nhiều.
  • Trang phục cho buổi phỏng vấn
  • Luyện tập cách ăn nói và ........biết quan sát xung quanh khi bắt đầu vào công ty

Nếu không được tuyển dụng thì NÊN NHỚ:


  • Đây không phải là thất bại mà là chưa có duyên, chỉ là thử thách :gunsmilie:
  • Rút ra bài học và câu hỏi: tại sao họ không tuyển dụng, không phản hồi,... xem xét nguyên nhân chủ quan và loại trừ nó.
  • Không nên Buồn vì có thể bạn sẽ trúng tuyển vào những công ty khác có lương cao hơn, cơ hội nhiều hơn,.....
  • Nên sure rằng chắc chắn bạn sẽ có việc làm

Làm sao biết nhà tuyển dụng cần gì ở bạn


  • Truy cập vào website công ty họ xem thông tin , nắm bắt tình hình công ty.
  • Hỏi thăm bạn bè, anh chị, thầy cô về công ty đó
  • Đọc cho kỹ các yêu cầu khi tuyển dụng (bảng mô tả công việc)
  • Nghe thật kỹ các câu hỏi trong buổi tuyển dụng

Những quan điểm chưa chính xác khi xin việc:


  • Thạc sỹ dễ xin việc hơn kỹ sư, cử nhân: Các nhà máy, công ty tư vấn sẽ rất khó để tuyển và trả lương cho 1 người có bằng cấp quá cao so với những gì họ cần.
  • Nói càng nhiều càng tốt khi phỏng vấn: đây có thể sẽ là con dao 2 lưỡi
  • Nổ không đúng sự thật: con dao 2 lưỡi
  • Học thạc sỹ để xin làm giảng viên trường ĐH, bạn suy nghĩ sao nếu cả 4 năm học bạn được dạy bởi những giảng viên mới ra trường với các lý thuyết trong sách mà chưa đi làm thực tế.
  • Nói ít quá: nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng của bạn kém hơn những gì bạn có thể
  • Tôi là số 1: một số sếp cần người phối hợp, biết lắng nghe, biết làm việc chứ không phải là cần 1 người giỏi và không biết nghe lời.
  • Đừng nghĩ nhà tuyển dụng không biết gì về môi trường nếu xin vào 1 nhà máy.

Nhà tuyển dụng là ai:


  • Doanh nghiệp công nghiệp (nhà máy): vận hành xử lý chất thải, quản lý môi trường, vận hành hệ thống quản lý, an toàn vệ sinh viên, ....
  • Công ty về dịch vụ môi trường :thiết kế, thi công, tư vấn về môi trường,...
  • Toà nhà, cao ốc, khu du lịch,...
  • Chính quyền: bộ TNMT, sở TNMT, viện nghiên cứu, phòng TNMT cấp Quận Huyện,....
  • Các công ty kinh doanh thiết bị hoá chất vi sinh ngành mt
................

Các câu hỏi bạn nên biết trước:


  • Anh/chị thấy gì khi vào công ty chúng tôi ?
  • Lương bao nhiêu là phù hợp với anh/chị ?
  • Anh/chị có thể làm được gì cho chúng tôi ?
  • Những lý thuyết đã học của anh chị có thể áp dụng được không ?
....................
NẾU BẠN VẪN CHƯA XIN ĐƯỢC VIỆC LÀM SAU 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm ........lúc này chắc chắn ai cũng phải hoang mang, dù có cứng rắn thế nào đi chăng nữa, chắc chắn đó là vì bạn đánh giá sai nguồn lực mình đang có....... lúc đó nên xem lại các câu hỏi sau:

  • Bạn có đòi mức lương cao quá không ?
  • Bạn lười đi xa ?
  • Bạn tự ty về khả năng ăn nói, ngoại hình, cách giao tiếp của mình --> học các lớp kỹ năng để khắc phục ngay. ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI :mail:
  • Bạn có sẵn lòng làm việc không lương ?????????.
  • Nên xem lại các hướng dẫn ở trong topic này xem mình đã thực hiện tốt hết chưa

Nên chuẩn bị cho mình 1 CV tốt:


  • Tham gia các hoạt động ở trường khi còn học (học kỹ năng giao tiếp)
  • Tham gia các câu lạc bộ (học kỹ năng giao tiếp, lấy các mối quan hệ có lợi sau này)
  • Tham gia tích cực online và offline của website yeumoitruong để bổ sung kiến thức, kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ,...
  • Học các chứng chỉ cần thiết đối với NHÀ TUYỂN DỤNG: HSE basic, ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001, ISO 22000, OHSAS 18001,............

Nếu bạn là nữ:


Bài tương tự : 

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Năm 2015 ngành TN&MT cần thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả


Đó chính là chủ trương của bộ tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang tại buổi làm việc để chuẩn bị cho các sự kiện quan trọng của ngành TN&MT năm 2015 vào ngày 22/4 địa điểm là Hà Nội . Thành phần tham dự sự kiện có Thứ trưởng Nguyễn Thái Lan, Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và đại diện các lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc bộ TN&MT.

Báo cáo tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền Lê Văn Hợp cho biết, năm 2015 là năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước nói chung và ngành tài nguyên môi trường nói riêng. Đối với ngành tài nguyên và môi trường có các sự kiện lớn như: Ngày khí tượng thế giới 22/3, Ngày Nước thế giới 23/3, Ngày Môi trường thế giới ngày 5/6, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 8/6, Đại hội thi đua yêu nước ngành tài nguyên và môi trường lần thứ III, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4; Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Địa chất Việt Nam, Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Quản lý đất đai, Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN chính thức lần thứ 13 và các sự kiện liên quan, Đại hội Biển Đông Á lần thứ V.

Việc tổ chức các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường hằng năm là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao vị thế ngành trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Các sự kiện được tổ chức trang trọng, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng đông đảo nhân dân địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan trung ương và địa phương được tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên có sức lan tỏa rộng, hiệu quả tuyên truyền cao. Các đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức sự kiện đã chủ động, tích cực chuẩn bị và phối hợp tốt trong tổ chức các sự kiện.

Về công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện liên quan đến lĩnh vực môi trường năm 2015, đại diện lãnh đạo Tổng cục Môi trường đã báo cáo tổng thể về tình hình chuẩn bị tổ chức Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4 bao gồm Phiên toàn thể Hội nghị; các hội thảo, khoa học, sự kiện bên lề như Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015, Triển lãm quốc tế về môi trường,…; về công tác tổ chức Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 năm 2015 tại Quảng trường Nhà hát lớn Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc với chủ đề “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm vì một trái đất bền vững”; về công tác chuẩn bị và phối hợp với Ban thư ký ASEAN để xây dựng và hoàn thiện kịch bản tổng thể, kịch bản chi tiết của Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN chính thức lần thứ 13, chuẩn bị đề xuất sáng kiến của Việt Nam trong hợp tác ASEAN về môi trường.



Toàn cảnh cuộc họp

Cũng tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo đã báo cáo chi tiết về công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện liên quan đến ngành, lĩnh vực trong năm 2015.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh: Để các sự kiện của Bộ và ngành tài nguyên và môi trường được tổ chức hiệu quả, thiết thực, đồng thời nâng cao được vị thế ngành, Bộ đề nghị các đơn vị được giao chủ trì tổ chức các sự kiện cần nghiên cứu, đề xuất các nội dung và phương án thích hợp để bảo đảm tổ chức sự kiện tiết kiệm, thiết thực, rõ mục đích, hiệu quả, tránh phô trương và hình thức.

Trên cơ sở các sự kiện đã được tổ chức, các đơn vị cần rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện; tăng cường phối hợp và có sự đồng thuận của các địa phương để tổ các sự kiện, tránh rườm rà, phức tạp, lãng phí và ảnh hưởng đến địa phương.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

TƯƠNG LAI SINH VIÊN MÔI TRƯỜNG 2015


KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG LƯƠNG CAO, NHIỀU CƠ HỘI TU NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI

Một lời chia sẻ chân thành từ anh Tạ Hùng Anh hiện đang là giảng viên trường đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, anh cũng đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Quản Lý Công Nghệ Môi Trường tại AIT, Thái Lan, là chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.

Là người quan tâm đến công tác giáo dục bậc ĐH, đặc biệt là lĩnh vực môi trường, anh Tạ Hùng Anh đã dành cho OISP một cuộc trao đổi xung quanh ngành học Quản lý và Công nghệ Môi trường, những triển vọng nghề nghiệp của sinh viên (SV) sau khi ra trường cũng như vai trò, tầm quan trọng của kỹ sư môi trường đối với xã hội.

* Anh có thề chia sẻ tóm lược quá trình học tập và làm việc của mình?

- Tôi tốt nghiệp cử nhân Công nghệ Sinh học Môi trường và thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiếp thị và làm quản lý tiếp thị gần năm năm trong ngành kinh doanh thiết bị y tế; sau đó giảng dạy tại trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Hiện tôi đang làm Nghiên cứu sinh ngành Quản lý Công nghệ Môi trường về Đổi mới mô hình kinh doanh dịch vụ quản lý bùn thải.




Thạc sĩ Tạ Hùng Anh (phải) cùng Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM Vũ Thế Dũng trong chuyến thăm Viện Công nghệ Châu Á. - Ảnh: OISP


* Vì sao từ một thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiếp thị, anh lại chuyển hướng sang nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Quản lý Công nghệ Môi trường?

- Môi trường là ngành học liên ngành (Multi-discipline), nên theo học ngành này, bạn cần và sẽ có kiến thức cơ bản đa ngành về sinh học, hóa học, vật lý, quản trị, luật học… Sau đó, bạn sẽ đi theo lĩnh vực chuyên sâu mà bạn có hứng thú và có khả năng tốt nhất như xử lý nước và chất thải, đánh giá tác động môi trường, sáng chế sản phẩm bảo vệ môi trường...

Tôi theo học tiến sĩ ngành Quản lý Công nghệ Môi trường (Environmental Technology Managment) do được học bổng của Bill & Melinda Gates Foundation. Và ngành này có thể kết hợp hai chuyên môn hiện có của tôi là Công nghệ Sinh học Môi trường và Quản trị Kinh doanh và Tiếp thị.

* SV ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường sẽ được học những gì?

- Tùy theo cấp bậc ĐH hay sau ĐH. Cụ thể, SV ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường thuộc chương trình Chất lượng cao sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên, công nghệ xử lý nước cấp, nước thải, khí thải và chất thải rắn...

Ở bậc sau ĐH, nghiên cứu sinh sẽ học chuyên sâu về các ngành tự chọn như: Air Pollution and Air Quality Management (Quản lý chất lượng và sự ô nhiễm khí), Solid Waste Management (Quản lý chất thải rắn), Environmental Impact Assessment (Đánh giá tác động môi trường), Membrane Technology in Water and Wastewater Treatment (Công nghệ màng trong xử lý nước và nước thải), Environmental Health and Sanitation (Sức khỏe và vệ sinh môi trường), Applied Microbiology and Laboratory (Vi sinh ứng dụng và phòng thí nghiệm), Physico-Chemical Proecesses (Quá trình hóa lý), Toxic Organics and Trace Metals in Ecosystem (Độc chất hữu cơ và kim loại vi lượng trong hệ sinh thái)…

Càng lên cao, sau khi có kiến thức tổng quát chung, học viên sẽ học chuyên sâu theo ngành và đối tượng nghiên cứu của mình như nước, chất thải, không khí, kinh tế môi trường....




* Triển vọng nghề nghiệp của ngành này ra sao, và vai trò của kỹ sư môi trường đối với xã hội như thế nào, thưa anh?

- SV tốt nghiệp ngành môi trường có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu, quản lý, chuyên viên, kỹ sư tại các trung tâm nghiên cứu, cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức quốc tế, dự án phi chính phủ về môi trường, các công ty cấp thoát nước, doanh nghiệp tư vấn giải pháp môi trường, các nhà máy sản xuất, ban quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, chế xuất…

Tại tất cả các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp hầu như đều cần kỹ sư môi trường để thực hiện công tác quản lý, sáng chế, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, công nghệ, quy trình phục vụ con người theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

* Tại Việt Nam, xã hội chưa có cái nhìn đúng đắn và thiện cảm về ngành môi trường (phải tiếp xúc thường xuyên với sự ô nhiễm, hôi thối, độc hại) cũng như công việc của kỹ sư môi trường (không “cao sang”, sạch sẽ như những kỹ sư khác ở lĩnh vực xây dựng, hóa dược, điện tử...). Làm cách nào để đổi chiều suy nghĩ của xã hội theo hướng tích cực?

- Nhìn chung điều kiện làm việc và quy trình lao động tại Việt Nam còn thiếu thốn nên hầu như làm việc trong ngành nào cũng gặp sự ô nghiễm, độc hại nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ. Cụ thể là, bác sĩ cũng có nguy cơ tiếp xúc nguồn bệnh, kỹ sư hóa dược cũng tiếp xúc nhiều với hóa chất, nhân viên văn phòng ngồi nhiều giờ trước máy tính… Quan trọng là người làm việc/ lao động tuân thủ quy trình chuẩn để giảm tác động của nghề nghiệp.

Làm việc trong ngành môi trường, người làm việc sẽ càng có ý thức và hiểu rõ ràng các quy tắc vệ sinh căn bản và có nhiều biện pháp, dụng cụ để bảo vệ bản thân khi làm việc.



Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia ngành Môi trường tại ĐH Bách Khoa TP.HCM. - Ảnh: THI CA

* Còn về nhu cầu nhân lực/ lương bổng ngành này tại Việt Nam và trên thế giới?

- Xu hướng chung của thế giới là sản xuất, tiêu dùng xanh, sạch nên Việt Nam và các nhiều nước đều theo tuân theo nhiều tiêu chuẩn môi trường nên nhu cầu những nhân lực làm việc trong ngành sẽ ngày càng tăng.

Mặt bằng lương của ngành này thuộc dạng cao (theo năng lực) cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Cơ hội tu nghiệp nước ngoài cực kỳ nhiều.

* Theo anh, những phẩm chất “must-have” của một kỹ sư môi trường (giỏi) là gì?

- Cần mẫn, làm việc nhóm giỏi và yêu thích thiên nhiên.

* Anh đánh giá thế nào về tầm quan trọng của chương trình đào tạo đại học chất lượng cao bằng tiếng Anh đối với ngành môi trường?

- Một sự thật là: hầu như tất cả các bạn tốt nghiệp kỹ sư ngành môi trường đều có học bổng học tiếp sau ĐH hoặc làm việc trong môi trường quốc tế không phải vì các bạn quá xuất sắc mà vì các bạn ấy giỏi tiếng Anh.

Hiện tại, học bổng du học tại Nhật, châu Âu, Mỹ... cho ngành môi trường là cực kỳ nhiều, bạn sẽ không phải cạnh tranh gay gắt như trong các ngành khác, miễn là bạn có vốn tiếng Anh khá giỏi.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Phố Ninh Kiều vắng bóng người

Định kỳ vào lúc 23h đêm, khu phố Ninh Kiều vắng bóng người bị bao phủ bởi 1 làn khói phát ra từ phía 3 xưởng luyện thép từ phế thải kim loại trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Phố Ninh Kiều ( Chương Mỹ , Hà Nội ) vắng bóng người vì ảnh hưởng của ô nhiễm 


Người dân địa phương cho biết, tình trạng trên diễn ra đã gần chục năm nay. Khói bụi các lò luyện thép đi kèm với mùi khó ngửi khiến cho người già, trẻ em luôn trong tình trạng đau ốm.

Ông Nguyễn Hữu Hùng - Phố Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết : Bà con trong khu phố thường xuyên phải hít cái khói bụi từ cái xưởng cán thép này, rồi còn là mùi dầu, mùi nhựa từ hệ thống xử lý khí thải không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhiều khi cũng muốn mở cửa ra để hít khí trời nhưng khói bụi quá nên cũng không làm được.

Theo ông Bùi Văn Giai - Bí thư chi bộ khu dân cư Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội : Trong giấc ngủ cũng có khi phải đeo cả khẩu trang để tránh hít phải những cái khói bụi đấy bởi vì hít phải nó thì vô cùng tức ngực, khó thở. Sợ nhất là sau này các cháu bé nó bị ảnh hưởng cái hệ thở. Chỉ mong muốn sao các nhà chức trách dời được cái nhà máy này ra khỏi khu dân cư.

Những khung cửa kính như thế này được toàn bộ hộ dân sinh sống tại khu vực này sử dụng nhằm ngăn khói, mùi từ việc nung thép tràn vào nhà. Còn khẩu trang cũng trở thành vật dụng không thể thiếu mà người dân nơi đây đang dùng như 1 biện pháp đảm bảo cho sức khỏe của mình. Nhiều lần kiến nghị lên chính quyền, song đến thời điểm hiện tại, người dân phố Ninh Kiều vẫn phải chấp nhận sống chung với khói bụi từ hệ thống xử lý khí thải.

Ông Hoàng Tiến Lập - Trưởng khu Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội : Chủ tịch huyện cũng có quyết định đình chỉ các cái lò luyện này trong 90 ngày, nhưng được 28 ngày thì họ đã đốt tiếp rồi xả thẳng sang khu dân cư. chúng tôi cũng rất bức xúc.

Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chươn Mỹ, Hà Nội : Chúng tôi cảm thấy rằng các cái biện pháp giải quyết của mình chưa thật triệt để. Đồng thời cái hiệu lực của các cái biện pháp của mình thì đối với nhà máy người ta vẫn lén lút thực hiện. Trong khi đấy cái việc giám sát, theo dõi, kiểm tra của các cơ quan chức năng lại chưa thường xuyên nên họ vẫn cứ làm để thu cái lợi riêng cho mình.

Theo đại diện của UBND thị trấn Chúc Sơn, các cơ sở luyện thép từ phế thải kim loại do 2 hộ kinh doanh Đào Huy Thịnh và Nguyễn Văn Tần đã 2 lần bị đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm môi trường không khí. Văn bản xử phạt cũng chỉ rõ các cơ sở trên đều không có hệ thống thu gom, hệ thống xử lý khí thải đạt qui chuẩn theo qui định. Quyết định xử phạt đã có, song trên thực tế, các đơn vị này vẫn ngang nhiên xả thải, gây bức xúc trong dư luận.

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội : Những doanh nghiệp này không thể hiện cái tinh thần khắc phục hậu quả cho nên là đã nửa năm nay rồi nhưng cái việc khắc phục của các hộ này đã hết thời hạn song chưa làm được. Quan điểm của địa phương cũng như ý kiến của nhân dân là nếu doanh nghiệp không thực hiện được việc khắc phục hệ thống lọc và xử lý khí thải thì sẽ có biện pháp là ngừng hẳn hoạt động đối với doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp ra khỏi cụm công nghiệp hoặc là doanh nghiệp phải chuyển đổi sang mô hình hoạt động khác sao cho phù hợp với qui định của nhà nước.

Những cột khói bốc cao đi kèm với đó là nguy cơ về bệnh tật và sự ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Trong khi chờ đợi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan quản lý thì những người dân này, dù bằng cách này hay cách khác vẫn sẽ phải xoay sở để bảo vệ sức khỏe của chính mình

Thuốc trừ sâu khiến người dân khốn khổ ở làng hoa

Không khí bị ô nhiễm trầm trọng do các hộ trồng hoa phun thuốc trừ sâu bằng máy.

Hàng chục hộ dân ở làng Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với mùi thuốc trừ sâu nồng nặc từ vựa hoa trồng trong khu dân cư. Chị Nguyễn Thị Huệ (phường Phú Diễn) cho biết cứ khoảng 2 ngày, chủ các vựa hoa lại phun thuốc trừ sâu 1 lần, mùi nồng nặc và phải mất cả ngày mới hết.
Mùi thuốc sâu nồng nặc từ khu vực trồng hoa trong khu dân cư ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân sinh hoạt tại đây, hàng chục hộ dân ở làng Phú Diễn ( Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với mùi thuốc này. Tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn vì các chủ vựa hoa cứ 2 ngày lại phun thuốc trừ sâu 1 lần, mùi phải mất cả ngày mới tan hết được.

Trong nhà cũng phải đeo khẩu trang


Theo chị Huệ, khi vào vụ hoa, mật độ phun thuốc trừ sâu lại càng nhiều lên, số lượng phun cũng lớn để bảo đảm hoa đẹp nhất khi đem bán. Do đó, vào những tháng cao điểm, chị cảm thấy rất mệt mỏi, có lúc ở trong nhà cũng phải đeo khẩu trang! Một người dân khác cho biết so với những năm 2009-2010, lượng thuốc trừ sâu được chủ các vựa hoa sử dụng nhiều hơn rất nhiều do họ mở rộng thêm diện tích canh tác. "Vì diện tích trồng hoa lớn nên không phun thuốc trừ sâu theo cách truyền thống mà dùng máy. Những ngày họ phun thuốc, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Tôi lo nhất là trẻ con đang tuổi ăn học lại bị ngửi mùi thuốc trừ sâu nồng nặc như vậy" - người dân này băn khoăn.







Phun thuốc để hoa tươi đẹp nhưng nếu sử dụng nhiều thì sẽ ảnh hưởng môi trường xung quanh



Xác nhận với phóng viên, ông Đặng Văn Lý, tổ trưởng tổ dân phố Phú Diễn, cho biết người dân có phản ánh tình trạng các chủ vựa hoa phun thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo ông Lý, chủ vựa đều là người của làng hoa Tây Tựu (xã Tây Tựu) xuống thuê đất để mở rộng canh tác từ năm 2009. "Chúng tôi đã cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật quận tiến hành kiểm tra các hộ dân trồng hoa. Kết quả cho thấy họ đều sử dụng các loại thuốc được phép lưu hành. Tuy nhiên, họ đã phun với nồng độ cao, gây ra mùi nồng nặc ảnh hưởng đến dân cư sinh sống xung quanh" - ông Lý nói.


Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất của làng Phú Diễn nằm trong quy hoạch đất tái định cư từ khoảng năm 2007. Tuy nhiên đến nay, diện tích đất này vẫn chưa được sử dụng nên người dân đã tận dụng trồng hoa, trồng rau để tránh lãng phí. Sau đó, các chủ vựa hoa từ làng hoa nổi tiếng Tây Tựu đến thuê để trồng hoa tập trung, dẫn đến tình trạng phun thuốc trừ sâu vượt quá nồng độ cho phép.


Phụ thuộc vào ý thức người dân


Đem phản ánh của người dân tới UBND phường Phú Diễn, một vị đại diện của phường này cho biết thực tế chỉ một vài hộ dân nằm sát khu đất trồng hoa có ý kiến về việc môi trường ô nhiễm chứ không phải toàn bộ dân cư. Hơn nữa, việc phun thuốc bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật chứ không riêng thuốc trừ sâu nên mức độ độc hại hoàn toàn khác nhau (?!). "Phường đã cử người xuống kiểm tra, tuyên truyền về việc phun thuốc an toàn với các hộ trồng hoa rồi. Trạm bảo vệ thực vật của phường cũng thường xuyên đi kiểm tra các hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng danh mục hoặc sử dụng xong vứt vỏ chai bừa bãi và đều lập biên bản. Tất nhiên, các loại thuốc này khi sử dụng sẽ có ảnh hưởng một phần nào đó nhưng không quá trầm trọng. Hơn nữa, chỉ người dân giáp ranh với đất nông nghiệp mới bị ảnh hưởng, còn vị trí xa hơn thì hầu như không sao" - vị đại diện này khẳng định.


Về công tác quản lý, đại diện phường Phú Diễn cho biết do người nơi khác đến thuê đất trồng hoa chứ không phải là bà con nông dân địa phương. Vì vậy, khi phường tổ chức kiểm tra, họ không ở đây nên việc quản lý rất khó. Theo vị này, khu vực Phú Diễn là đất nông nghiệp nên không thể cấm các hộ dân trồng hoa, phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. "Có điều do đất sản xuất giáp ranh với khu dân cư nên không tránh được mùi hôi. Thực trạng này là vấn đề lịch sử để lại từ trước khi xã được chia tách và lên phường nên không dễ gì có giải pháp xử lý triệt để ngay" - vị này nói.


Theo ông Đặng Văn Lý, phường thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người dân về cách thức sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, quy định nhưng còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của họ, xử phạt cũng chỉ là giải pháp tình thế!

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Không được độc quyền xử lý rác thải

Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam do ông David Dương ký đang có những dấu hiệu độc quyền, cạnh tranh không công bằng nên phó chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà kỹ đã bác bỏ mọi đề xuất của công ty.



Bãi rác Đa Phước 


Văn bản nói trên được ký ngày 21.1.2015, gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

Trong đó, UBND TP.HCM nêu rõ ý kiến đối với tờ trình số 9869/TTr-SKHĐT ngày 14.11.2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư của VWS, công văn số 0402/SKHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động của VWS.


Theo Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư số 2535/GCNĐC1/41/1 do UBND TP.HCM cấp cho VWS ngày 13.1.2014, mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp này được quy định như sau:


- Một bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, công suất 2.500-3.000 tấn/ngày


- Một nhà máy chế biến compost công suất 100 tấn/ngày. Việc nâng công suất nhà máy compost sẽ đưcọ thực hiện đồng thời với việc Thành phố thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.


- Một nhà máy phân loại tái chế công suất 500 tấn/ngày.


- Một bến thủy nội địa và vành đai cây xanh cách ly.


Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty VWS thực hiện đúng phạm vi và mục tiêu kinh doanh nêu trên. Công ty VWS không được chôn lấp chất thải rắn vượt quá công suất cho phép là 3.000 tấn/ngày.


Về thực hiện luật cạnh tranh, văn bản của UBND TP.HCM cho biết: Hiện nay lượng rác phát sinh tại Thành phố là 6.700 tấn/ngày. Công ty VWS đang xử lý rác thải với khối lượng rác là 3.000 tấn/ngày, chiếm khoảng 45% thị trường xử lý chất thải rắn của TP.HCM và như vậy VWS được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường.


Việc VWS đề nghị được nâng công suất lên 10.000 tấn/ngày và xử lý triệt để toàn bộ chất thải rắn của Thành phố sẽ dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực xử lý chất thải trên địa bàn TP.HCM, ảnh hưởng đến quyền được cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.


Còn trường hợp VWS được thực hiện chính thức chủ chương chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thêm 2.000 tấn/ngày từ Khu liên hợp xử lý rác thải, chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước sẽ được xử lý triệt để lượng rác là 5.000 tấn/ngày, trong tổng số 6.700 tấn/ngày (khoảng 75%) lượng rác của Thành phố cũng là dấu hiệu VWS vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.


Về giá xử lý rác thải sinh hoạt, Công ty VWS đã không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tasic chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500-3.000 tấn/ngày theo quy định của Giấy phép đầu tư số 2535/GP ngày 28.12.2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất 2.500-3.000 tấn/ngày.


Và mặc dù không xây nhà máy xử lý rác thải mà chỉ chôn lấp rác, nhưng VWS vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho các doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp.


Thời điểm hiện nay, Thành phố thanh toán cho Công ty VWS cao hơn khoảng 3 USD/tấn so với doanh nghiệp khác cũng thực hiện chôn lấp (trả nhiều hơn cho VWS khoảng 3 triệu USD/năm).


Việc tăng công suất cho Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của VWS có thể dẫn đến VWS thực hiện hành vi thống lĩnh thị trường để áp đặt giá, vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.


Và nếu với mức cao hơn so với trả cho doanh nghiệp khác như hiện nay thì Thành phố phải trả thêm khoảng 10 triệu USD/năm, khi công suất của Khu xử lý chất thải Đa Phước là 10.000 tấn/ngày.


Để có cơ sở xem xét, điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Công ty VWS theo đúng quy định của Luật Cạnh tranh và tiết kiệm ngân sách nhà nước, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo văn bản của UBND TP.HCM gửi Bộ Công Thương có ý kiến về vấn đề trên.


Từ những ý kiến trên, UBND TP.HCM đề nghị công ty VWS khẩn trương lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế cơ sở dự án Khu liên hợp chất thải Đa Phước gửi cho Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt; hồ sơ đánh giá tác động môi trường gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định để bổ sung các hồ sơ nêu trên cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt điều chỉnh Giấy phép đầu tư theo quy dịnh (Thông báo số 1087/TB-VP ngày 23.12.2014 của Văn phòng UBND TP.HCM).

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Phú Mỹ Hưng dành gần 6 triệu USD cho xử lý nước thải sinh hoạt


Hơn 90% nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng đều được xử lý và tái sử dụng để tưới cây, rửa đường.
Có thể nhiều người chưa biết trong đề án thiết kế xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư đã coi việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như là một điều kiện bắt buộc.

Đi tiên phong để tái sử dụng nguồn nước, bảo vệ môi trường, thể hiện xã hội văn minh - xanh - sạch - đẹp.
Tiêu chí này không chỉ thể hiện tầm nhìn của nhà đầu tư mà điều thực tế nhất chính là ở quan niệm: Đô thị không thể đạt chuẩn văn minh nếu môi trường sống, chất lượng sống không hướng đến cộng đồng dân cư - con người đô thị. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên nước - vốn là tài sản thiên nhiên vô giá cho nhân loại cần phải được sử dụng và bảo vệ một cách hiệu quả nhất. Ý nghĩa này càng được nhân lên khi mà ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn nạn đô thị, một vấntrong đó một phần đáng kể là nước thải sinh hoạt.




Một góc của hệ thống xử lý nước thải ở khu Nam Viên thuộc đô thị Phú Mỹ Hưng

Những con số báo động ô nhiễm nguồn nước liên tục gia tăng cao, đặc biệt là những khu dân cư tập trung tại các khu đô thị lớn cũng trở thành một thách thức cho phát triển. Bởi lẽ, nguồn nước ô nhiễm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm gia tăng giá thành để tạo nên nguồn nước sạch. Tận dụng nguồn nước thải như cách bảo vệ tài nguyên nước hay tăng thêm tính lợi ích từ tái sử dụng nguồn nước thải tại các khu dân cư chưa phải là thói quen chung của các nhà đầu tư đồng thời cũng là bài toán nan giải bởi nguồn kinh phí khá cao. Bởi vậy Phú Mỹ Hưng trở thành người đi tiên phong trong việc đem lại những giá trị mới từ việc tái sử dụng nguồn nước thải.

Cây xanh, đường đẹp từ nước thải

Vào tháng 9, Công ty Phú Mỹ Hưng đã đưa vào vận hành Trạm xử lý nước thải đầu tiên để phục vụ cho cư dân tại đây với mức kinh phí được đầu tư là 2,3 triệu USD, được xây dựng tại Khu Cảnh Đồi với công suất 10.000 m3/ ngày- đêm. Tiếp nối sự thành công đó, vào tháng 5, Công ty Phú Mỹ Hưng đã tiếp tục đưa vào vận hành Trạm xử lý nước thải thứ 2, tại Khu Nam Viên (lô S25) thuộc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng với tổng kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu cho công trình này lên đến khoảng 3,5 triệu USD, tương đương 66,5 tỉ đồng với công suất 15.000 m3/ ngày - đêm và được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 6.000 m2, diện tích xây dựng hơn 2.266 m2, gồm các hạng mục công trình như nhà văn phòng, khu bố trí công nghệ trạm xử lý nước thải gồm 3 khu: Xử lý cơ học (bao gồm các thiết bị lọc rác, tách cát và lắng cát); xử lý sinh học (bể xử lý bằng phương pháp vi sinh); xử lý bùn cặn và tiệt trùng. Cả hai công trình xử lý nước thải của Phú Mỹ Hưng đều được sử dụng phương pháp sinh học. Quy trình xử lý nước thải theo chuẩn chung, sản phẩm sau khi xử lý phải đảm bảo được chất lượng nhất định để trở thành nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B QCVN14: 2008/BTNMT). Nước được xử lý sạch, sẽ được dẫn qua hố khử trùng bằng nước javel để diệt những vi khuẩn còn sót lại trước khi đưa ra sông hoặc tận dụng làm nước tưới cây, rửa đường trong khu đô thị .

Hai trạm xử lý nước thải tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng giúp đảm bảo hơn 90% nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu đô thị mới đều được xử lý một cách nghiêm túc và khoa học.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Các kênh rạch, sông ngòi cần được xử lý nước thải triệt để ô nhiễm


2000 km kênh rạch , sông ngòi chằng chịt, mật độ dày đặc của Tp. Hồ Chí Minh đóng nhiều vai trò giao thông thủy, điều hòa không khí, tiêu thoát nước và làm sạch môi trường. Tuy nhiên do trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của các nhà máy, doanh nghiệp... xả nước thải ra hệ thống kênh rạch mà không qua hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, nhất là đoạn ở quận Thủ Đức.






Theo thông số quan trắc của Tổng cục Môi trường triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ ảnh hưởng của các loại hình nước thải bao gồm: nước thải công nghiệp,nước thải sinh hoạt,  nước thải y tế,nước thải chăn nuôi,  nước rỉ từ các bãi rác. Trong số này, nước thải sinh hoạt chiếm lưu lượng khoảng 1,2 triệu m3/ngày, đứng đầu về tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận Thủ Đức với vị trí thấp trũng hiện nay được xem là điểm nóng về xả thải vào kênh rạch vì nơi này tập trung nhiều nguồn thải khiến chất lượng nguồn nước kênh rạch giảm sút nhanh chóng, trong đó có nguyên nhân về hệ số nước thải sinh hoạt. Mặt khác, quận Thủ Đức còn là nơi tiếp giáp với Đồng Nai, Bình Dương nên phải "gánh" lượng nước thải sinh hoạt, y tế, chăn nuôi....từ hai tỉnh lân cận này chảy qua địa bàn.



Tổng diện tích đất sông ngòi, kênh rạch ở Thủ Đức khoảng 423,62 ha với 60 hệ thống kênh rạch lớn nhỏ đang bị tác động rất lớn từ hệ thống cống xả thải trực tiếp của các hộ dân, phòng trọ sát kênh rạch trên địa bàn mà không qua bể tự hoại từ nhà vệ sinh. Mặt khác, nhiều hộ dân vẫn vứt rác trực tiếp ra kênh rạch gây tăng thêm ô nhiễm, làm tắc nghẽn dòng chảy khiến tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn. Hệ thống quán ăn, nhà hàng, hệ thống xử lý nước thải sản xuất công nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, chợ…dày đặc. Đây là nguồn thải "góp phần" không nhỏ lượng nước thải sinh hoạt ô nhiễm vào hệ thống kênh rạch, sông ngòi ở địa phương. Một tác nhân không thể không nhắc đến gây ảnh hưởng đến sự ô nhiễm trên địa bàn Quận Thủ Đức con kênh Ba Bò, tiếp giáp với tỉnh Bình Dương.



Nhiều năm trước, kênh Ba Bò là điểm nóng về xả thải khi tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với quận Thủ Đức cũng làm tăng mức độ ô nhiễm của con kênh. Nước kênh Ba Bò đen sì, đặc quánh và bốc mùi rất khó chịu. Con kênh này tiếp nhận nước thải trực tiếp của các khu công nghiệp Sóng thần 1, Sóng Thần 2, nước thải sinh hoạt của các hộ dân từ tổ 11 đến tổ 16 xã Bình Hòa, thị xã Thuận An (Bình Dương), một phần nước thải từ các sơ sở sản xuất thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Đặc biệt, nhánh rạch đổ vào kênh Ba Bò còn là nơi trực tiếp nhận nước thải từ chợ nông sản Thủ Đức và các hộ dân xung quanh khu vực này.



Thời gian qua, đã có nhiều hoạt động phối hợp giữa thành phố Hồ Chí Minh- Bình Dương nhằm kiểm tra nguồn thải, chống xả thải trộm và đề ra các biện pháp xử lý chất thải cơ hữu. Song kênh Ba Bò vẫn tiếp tục là một "điểm đen" về xả thải với mức độ nhiễm sắt (Fe) lên cao nhất đến 4,93 lần, Coliform lên cao nhất đến 32.933 lần và nhiều độc chất khác vượt mức cho phép nhiều lần.

Theo các kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, đa số các kênh rạch trên địa bàn quận Thủ Đức bị ô nhiễm bởi các thông số BOD5, NH40N, TSS, Coliforms.. ở mức cao tại các phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ, Trường Thọ và Linh Trung.



Qua khảo sát tại Thủ Đức, Viện Môi trường và Tài nguyên đã đưa ra một số giải pháp như tăng cường nạo vét kênh rạch, áp dụng cơ chế liên phường, liên quận, liên tỉnh trong vùng giáp ranh để kiểm soát ô nhiễm và vận động người dân không xả rác bừa bãi, cải tạo hệ thống vệ sinh. Tuy nhiên, các giải pháp này không được thực hiện đồng bộ nên hiệu quả khắc phục ô nhiễm chưa cao.



Một yếu tố khách quan khiến tình trạng ô nhiễm chưa được cải thiện chính là chế độ bán nhật triều ảnh hưởng từ Biển Đông khiến việc tiêu thoát nước của Thủ Đức rất chậm. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm cao về bản chất vẫn do sự xả thải từ các hộ dân và các hoạt động công nghiệp trên địa bàn. Tỉ lệ thu gom rác ở quận Thủ Đức chưa bao giờ đạt mức 100% .




Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, Viện Môi trường và Tài nguyên: Quận Thủ Đức có suối Cái Nhum và suối Xuân Trường phía Đồng Bắc chảy theo hướng từ cao xuống thấp; còn khu phía Tây Nam (giáp ranh trung tâm) là hệ thống kênh rạch dày đặc chịu ảnh hưởng của thủy triều. Địa hình này cộng thêm sự gia tăng nhanh của dân số cơ học do thu hút lao động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cùng như sự gia tăng các trường đại học tạo một sức ép rất lớn về môi trường cho Thủ Đức. Dù chính quyền địa phương có ban hành và thực thi một số chính sách về kiểm soát và xử phạt song tình trạng ô nhiễm vẫn chưa cải thiện.



Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, chính quyền cần quyết liệt hơn đối với các cơ sở vi phạm để hạn chế tình trạng gây ô nhiễm, "cứu" các con kênh trên địa bàn.

Vedan lại vướng "nghi án" đổ trộm chất thải ra môi trường


Ngày 12/4, Phòng PC49 của Công an tỉnh Đồng Nai đã mở rộng điều tra vụ việc đổ trộm hơn 50 tấn tấn chất thải từ Vedan ra môi trường.

Cụ thể 15h ngày 9/4, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai đã ập vào bắt quả tang 2 xe tải ben mang biển số 60N-5679 và 60L-4079 đang đổ trộm chất thải chưa qua xử lý ra bãi đất trống thuộc KP3, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.

Tại hiện trường lực lượng chức năng đã ghi nhận khoảng trên 50 tấn chất thải công nghiệp bột đen nhuyễn có mùi hôi thối khó chịu đã được đổ đầy ra môi trường chờ san lấp.

Bước đầu 2 tài xế điều khiển 2 xe tải trên là Nguyễn Hữu Chung (43 tuổi) và Nguyễn Minh Quang (51 tuổi cùng ngụ huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) khai nhận chở thuê cho một người là mai mối hàng hóa có tên Hoàng Đức Phát ngụ ở huyện Long Thành. Theo nhiều nguồn tin, anh Phát làm việc tại Công ty TNHH Vedan,

Được biết, theo thỏa thuận thì mỗi chuyến vận chuyển tài xế được trả trọn gói là 1,3 triệu đồng tương đương 14 tấn/1 chuyến. Cung đường vận chuyển là từ H.Long Thành về P.Long Bình, TP.Biên Hòa.

Theo thông tin ghi nhận có hơn 50 tấn chất thải công nghiệp (dạng bột bùn đen nhuyễn có mùi hôi khó chịu) đã được đổ tại đây. PC49 nhận định có khả năng đây là chất thải công nghiệp thải ra từ các dây chuyền nhà máy bột ngọt Vedan.

Ngày 11-4, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang làm việc với hai tài xế xe tải và Công ty TNHH Vedan vì liên quan đến việc đổ trộm hơn 50 tấn chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.


                 Hiện trường hơn 50 tấn chất thải độc của Vedan

Như vậy, sau gần 10 năm, một lần nữa Vedan bị nghi ngờ có liên quan tới việc đổ chất thải chưa xử lý ra môi trường. Còn nhớ, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT đã từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường.

Nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.

Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn.

Từ thực tế này, tháng 8/2006 Bộ TN&MT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải. Theo Bộ này, có nhiều nguồn gây ô nhiễm sông Thị Vải được liệt kê như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu... và cả Công ty Vedan.

Sau hơn một năm bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải, tháng 9/2008, Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật, cho thấy Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho sông Thị Vải.

Bán kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, đóng ván, cá chết hàng loạt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân nơi đây.

Báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi nước ô nhiễm, còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600 ha.

Khói bụi Vĩnh Tân 2: không phải do công nghệ thấp?






                                  Khói thải bay ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Trả lời về nguyên nhân gây khói bụi, ông LÊ VĂN DANH - phó tổng giám đốc Công ty Phát điện 3 (GENCO 3) - khẳng định:
- Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là nhà máy có tổ máy công suất lớn nhất VN từ trước đến nay (mỗi tổ máy có công suất lên tới 622MW). Đây là một trong những dự án cấp bách cấp điện cho miền Nam. Từ đầu năm 2015 đến nay, sản lượng điện phát được của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đạt hơn 1,4 tỉ kWh, góp phần vô cùng quan trọng đảm bảo cấp điện cho miền Nam. Đây là nhà máy được thiết kế và xây dựng với công nghệ tiên tiến.

* Nhà máy do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhiên liệu không chỉ dùng than mà dùng cả dầu để đốt, liệu có đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường?

- Dự án do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC) làm tổng thầu. Nhiên liệu chính sử dụng cho nhà máy là than cám 6A (Hòn Gai - Cẩm Phả), dầu HFO chỉ được dùng làm nhiên liệu trong quá trình khởi động và đốt bổ sung khi tổ máy vận hành ở tải thấp. Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than anthracite (loại than phổ biến ở VN) đều được thiết kế như vậy.

Theo đánh giá chuyên môn, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có trang bị các hệ thống xử lý môi trường với công nghệ tiên tiến trên thế giới như hệ thống khử NOx (SCR), hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), hệ thống khử SOx (FGD) và hệ thống xử lý nước thải. Khí thải, nước thải của nhà máy sau khi xử lý đều đạt các tiêu chuẩn về môi trường. Kho than được trang bị hệ thống lưới che chắn bụi. Bãi thải xỉ có xe phun nước, xe lu lèn theo từng lớp để đảm bảo không phát tán bụi ra môi trường xung quanh.

* Nhưng thực tế người dân kêu khói bụi rất mạnh, không phải vô cớ mà bà con địa phương có thái độ phản ứng gay gắt?

- Quá trình thử nghiệm, nghiệm thu để đưa các tổ máy vào vận hành cũng có xảy ra hiện tượng phát tán bụi trong quá trình vận chuyển tro xỉ và tại bãi thải xỉ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân khách quan là do tình trạng gió mạnh, khô hạn nắng nóng kéo dài, bụi xỉ gây ô nhiễm, thiếu nước ngọt trầm trọng xảy ra trên địa bàn.

Trong khi đó đường vận hành phục vụ vận chuyển tro xỉ của nhà máy ra bãi thải xỉ đang thi công, các xe vận chuyển tro xỉ phải tạm thời đi qua quốc lộ 1 và đường dân sinh. Việc vận chuyển tro xỉ khó tránh khỏi phát tán bụi xỉ ô nhiễm ra môi trường xung quanh dù các xe đều có bạt chắn bụi. Đó là chưa kể quốc lộ 1 cũng đang thi công mở rộng, khi xe lưu thông trên đường sẽ gây phát tán bụi.

* Vậy có nghĩa tình trạng bụi sẽ sớm được khắc phục?

- GENCO 3 đã làm việc với chính quyền và người dân địa phương để giải thích về các biện pháp bảo vệ môi trường và cùng giám sát việc vận chuyển, lưu giữ tro xỉ tại bãi thải xỉ. Chúng tôi còn khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Cụ thể như GENCO 3 làm sạch, gia cố đường dân sinh để đảm bảo việc chở xỉ trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức. Bố trí người kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ tham gia vận chuyển. Huy động xe bồn đặc dụng chở nước tưới cho đường vận chuyển tro xỉ, hạn chế tối đa phát tán bụi ra môi trường gây ô nhiễm.

Thực tế cho thấy tình trạng phát tán bụi ở khu vực này đã được hạn chế đáng kể, sẽ khắc phục hoàn toàn khi hoàn thành đường vận chuyển riêng của nhà máy.

TP HCM: Cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè


Hiện tượng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh nhiều trên mặt nước lại tái diễn trong nhiều ngày qua tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM).

Theo ghi nhận, khu vực cá chết hàng loạt là đoạn từ cầu Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) đến cầu Trần Khánh Dư (Q.1). Đáng chú ý, cá chết nổi trên mặt nước hầu hết là cá lớn đủ các loại.
Nhiều người dân khu vực này cho biết, hiện tượng cá chết lác đác từ nhiều ngày qua và mỗi ngày một nhiều. Từ chiều 14.4 đến sáng nay 15.4 thì xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng trên mặt nước.


Anh Lê Huy Dũng (ngụ Q.Bình Thạnh), cho biết: “Hiện tượng cá chết nổi trên mặt kênh xảy ra cũng nhiều ngày rồi. Cá chết toàn là cá lớn”.


Đặc biệt, nhiều người cũng cho biết dù cá chết hàng loạt, trôi rải rác khắp mặt kênh nhưng những ngày qua, vẫn có rất nhiều người vô tư đứng câu cá hai bên bờ kè..


Nguồn nước bị ô nhiễm?


Trao đổi với ông Trần Văn Sơn, Chi cục phó Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN - PTNT TP.HCM) cho biết nguyên nhân cá chết là do ô nhiễm cục bộ.


Đầu nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (các quận Tân Bình, Q.3, Phú Nhuận) không liên thông với sông hay kênh rạch tự nhiên nào mà toàn là cống thoát nước thải. Những cơn mưa đầu mùa trút nước xuống lòng kênh, mang theo các chất độc hại, ô nhiễm tích tụ trong suốt mùa khô ở các ngóc ngách của cống thoát nước thải.


Trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hệ thống bơm, xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, theo ông Sơn, do lượng nước thải nhiều quá nên có thể hệ thống xử lý không xuể khiến nguồn nước bị ô nhiễm nhanh.


Những năm trước, tình trạng cá chết hàng loạt cũng xảy ra trên dòng kênh này, cũng với lý do ô nhiễm nguồn nước cục bộ đầu mùa mưa.


Ông Sơn cho rằng Sở GTVT cần kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để tăng cường xử lý đảm bảo chất lượng nguồn nước trên kênh. Nếu việc xử lý không đảm bảo thì chu kỳ cá chết sẽ còn lặp lại.


Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được vào sáng nay 15.4:











Tình trạng cá chết như trên đã xảy ra nhiều ngày qua trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Sông Sài Gòn ô nhiễm, nước sinh hoạt bị đe dọa

Theo kết quả quan trắc cho thấy sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh và hữu cơ. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đang là “hung thủ” đầu độc dòng sông cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố.
Chất lượng nước liên quan chặt chẽ đến sức khỏe cộng đồng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở con người xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước không sạch và vệ sinh môi trường kém. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn TPHCM sử dụng chủ yếu là nước máy đã qua xử lý từ nguồn nước thô lấy tại sông Sài Gòn - Đồng Nai, và một phần trên kênh Đông.

Trong nhiều năm qua, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng nước cấp cho sinh hoạt đã được đặt tại các trạm thượng lưu sông Sài Gòn như Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính và Phú Cương, hai trạm khác là Hóa An đặt trên sông Đồng Nai và trạm N46 trên kênh Đông. Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép như: Nhu cầu oxy sinh học, nhu cầu oxy hóa học, độ mặn, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu nitơ đạt quy chuẩn cho phép. Nhưng nhiều chỉ tiêu như: pH, độ đục, nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, nồng độ các chất lơ lững, oxy hòa tan, nồng độ dầu và vi sinh vật tại hầu hết các trạm quan trắc vượt mức cho phép.



Nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp đang gây ô nhiễm sông Sài Gòn

Từ các kết quả trên ông Ngô Thành Đức, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường TPHCM nhận định: “Sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng, độ mặn tuy đạt quy chuẩn cho phép nhưng đang có chiều hướng gia tăng”.

Theo ông Đức: “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ tỉnh Bình Dương - Đồng Nai đổ về khiến chất lượng nước của hai con sông Sài Gòn - Đồng Nai ngày càng xấu đi. Bên cạnh đó, các tác nhân khác như chế độ thủy văn bị chi phối bởi việc điều tiết nước từ hồ đập ở thượng nguồn; biên độ thủy triều tại cửa sông lớn khiến khả năng xâm mặn lại tăng cao”.

Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 7 triệu dân thành phố, cần phải có giải pháp hữu hiệu khống chế nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, giảm tải lượng chất ô nhiễm đổ xuống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc nhóm ngành có gây ô nhiễm cao như: Hóa chất, cao su, sản xuất bột giấy, chế biến thực phẩm… trên khu vực thượng nguồn. Giải pháp di dời trạm lấy nước cung cấp cho sinh hoạt lên phía thượng nguồn cũng đang được bàn tới nếu tình trạng ô nhiễm của sông Sài Gòn và Đồng Nai không cải thiện.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được chi tiền ti xây dựng rồi để phí

Vừa qua tỉnh Hà Nam đã đầu tư xây dựng nhiều công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn. Mặc dù đã chi tiền tỉ để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng rồi bị để đó và không được sử dụng.

Xã Nhật Tân (huyện Kim Bảng) là xã đa nghề, đất chật, người đông, nhân dân có thói quen chăn nuôi xả thải trực tiếp ra môi trường nên nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường khá bức xúc. Chính vì lý do này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã đầu tư xây dựng hai hệ thống xử lý nước thải tập trung tại đây, hy vọng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường của toàn xã. Kỳ vọng là vậy, nhưng khi vận hành hoạt động thì hai công trình này lại trở thành gánh nặng của cán bộ và nhân dân địa phương.


Trạm xử lý nước thải đặt tại xóm 13 của xã Nhật Tân được khởi công xây dựng từ tháng 6 và đi vào hoạt động từ tháng 12-2010 với tổng vốn đầu tư hơn ba tỷ đồng. Từ đó đến nay, số lần trạm hoạt động có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Nguyễn Quang Tài, người được giao trách nhiệm trông coi và vận hành cả hai trạm máy của xã cho biết: Theo tính toán thì trạm này có nhiệm vụ xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải trong chăn nuôi cho hơn 1.000 hộ dân trong xóm 10, 11, 12 và một phần của xóm 13 với công suất từ 160 - 200 m³/ngày đêm.


Nhưng đó chỉ là thiết kế và quy hoạch khi lập dự án, chứ thực tế khi đi vào vận hành thì lại chẳng ăn nhập gì. Trực tiếp dẫn chúng tôi khảo sát hệ thống  xử lý nước thải sinh hoạt xóm 13, ông Tài đã chỉ cho chúng tôi thấy: Nước thải sau khi xử lý sẽ chảy ra chiếc ao nằm ngay cạnh trạm. Điều đáng nói là chiếc ao này không hề có lối thoát ra các kênh mương, thậm chí nó còn nằm cao hơn so vị trí xây dựng trạm, nên vào những ngày trời mưa, hoặc khi nước được xử lý làm sạch nhiều quá sẽ chảy ngược trở lại vào trạm. Như vậy có nghĩa là nước thải được đưa vào lọc sạch rồi lại chảy ra cái ao chứa nước bẩn…


Chính quyền xã, nhân dân ở đây đều biết vấn đề của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhưng tất cả đều “lực bất tòng tâm” và đổ lỗi cho thiết kế. Quan trọng hơn là địa phương khó khăn về kinh phí nên không thể sửa chữa cũng như khơi thông dòng chảy. Còn một nguyên nhân “chính đáng” nữa để trạm xử lý nước thải không hoạt động là không có kinh phí để duy tu, sửa chữa máy móc và trả tiền điện. Bởi chỉ cần vận hành máy theo một phần hai công suất thiết kế thì số tiền điện mà xã phải bỏ ra để chi trả cũng lên đến năm, bảy triệu đồng. Số tiền này cũng không thể vận động nhân dân đóng góp được, vì ai cũng nhìn thấy hiệu quả ngược của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt xóm 9 Nhật Tân.


Tương tự tại xã Nhật Tân, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục) cũng đã không hoạt động nhiều năm nay. Đây là công trình do Tổng cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đầu tư xây dựng từ năm 2011 với tổng vốn đầu tư 6,7 tỷ đồng để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn tại thôn 1 của xã Ngọc Lũ.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Ngọc Lũ: Sau khi bàn giao lại công trình cho xã, thì trạm lại trở thành gánh nặng đối với chính quyền nơi đây bởi không biết xoay xở thế nào để tìm được nguồn kinh phí lên đến 30 triệu đồng/tháng cho máy vận hành. Qua một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, trạm xử lý nước thải sinh hoạt này đã bị hỏng, vỡ đoạn mương thu gom chất thải và xã cũng không có kinh phí để sửa chữa, nên đành phải để máy “nghỉ ngơi” mà không thể hoạt động.

Đây chỉ là hai trong số ba trạm xử lý nước thải tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam rơi vào tình trạng không thể hoạt động. Với số vốn đầu tư xây dựng lên đến hàng tỷ đồng mỗi trạm, sau đó lại để không, mỗi tháng chính quyền địa phương vẫn phải trích từ nguồn ngân sách vốn đã ít ỏi để trả công người trông coi trạm và tiền điện để chạy bảo dưỡng máy. Với hai công trình nêu trên, có thể thấy một điểm chung, đó chính là nguồn kinh phí để các trạm xử lý nước thải sinh hoạt duy trì hoạt động…

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên & Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nam, đặc biệt là tại các vùng nông thôn đã đến mức báo động, thì đây quả thật là một sự lãng phí rất lớn. Để bảo vệ môi trường thì giải pháp xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung là một giải pháp đúng đắn.

Tuy nhiên, vấn đề thiết kế, duy trì hoạt động của các nhà máy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này lại đang là một bài toán khó đối với nhiều địa phương. Do vậy, trước khi quyết định đầu tư xây dựng những trạm xử lý nước thải, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng cần phải tính toán kỹ, có phương án phù hợp để duy trì hiệu quả hoạt động của các trạm xử lý nước thải.

Báo cáo tác động môi trường ở Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết

Năm 1993 báo cáo đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở Việt Nam thông qua dự Luật Bảo vệ môi trường . Tuy nhiên báo cáo đtm vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi, chưa hoàn thành nhiệm vụ là một báo cáo dự báo và hỗ trợ quản lý môi trường.

Báo cáo ĐTM chưa thực hiện tốt chức năng dự báo

ĐTM về bản chất là công cụ phân tích, dự báo các tác động môi trường của các đề xuất phát triển nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nói cách khác, mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường là xem xét các tác động đối với môi trường trước khi quyết định có nên cho phép triển khai một dự án do nhà đầu tư đề xuất hay không, hoặc nếu cho phép thì cần điều chỉnh gì. Do đó, ĐTM cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên hình thành ý tưởng về dự án. Tuy nhiên, thực tế áp dụng hiện nay ở Việt Nam cho thấy báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa thực hiện tốt chức năng dự báo của nó.

Cụ thể, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BVMT 2005 và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung Nghị định 80/2006/NĐ-CP đều không quy định thời điểm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chỉ quy định thời điểm thẩm định là trước khi cấp giấy phép hoặc khởi công dự án (khoản 5 Điều 1 Nghị định 21/2008/NĐ-CP). Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định 29/2011) thay thế đã có quy định về thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường “phải được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư ” (khoản 1 Điều 13). Rõ ràng, căn cứ theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thì quá trình này được thực hiện sau khi xin chủ trương, thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án và ý kiến quy hoạch.

Đây là quy trình ngược vì ý nghĩa và tác dụng lớn nhất của ĐTM đối với việc lựa chọn địa điểm của dự án đã bị triệt tiêu. Với quy trình này, báo cáo ĐTM thường ở tình trạng “gọt chân cho vừa giày”, nhất là khi đề xuất dự án đã được đưa vào trong quy hoạch phát triển của ngành và địa phương.



Chất lượng của báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế

Hiện nay, báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ yếu do các cơ quan tư vấn thực hiện thông qua hợp đồng ký với chủ đầu tư. Mối quan hệ hợp đồng kinh tế giữa người yêu cầu và người cung cấp dịch vụ trong việc lập báo cáo ĐTM dẫn đến việc cơ quan tư vấn khó có thể đảm bảo tính khách quan trong phản ánh và đánh giá trung thực toàn bộ các tác động tiêu cực tiềm tàng của dự án. Qua phản ánh của báo chí cũng như một số nghiên cứu gần đây, nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ là “sản phẩm cắt dán” từ báo cáo của các dự án khác cùng loại hình. Chất lượng của báo cáo ĐTM vì thế chưa đạt yêu cầu và mất đi vị thế là “chỗ dựa” cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định đối với dự án.

Ngoài ra, quy định về chi phí lập báo cáo ĐTM hiện nay không rõ ràng, chủ yếu theo thỏa thuận của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư. Tham khảo ở một số nước như Tây Ban Nha mức chi phí này trung bình là 2,5% tổng vốn đầu tư, ở Nauy là từ 0,1-2,2% hay Iceland là từ 0,5-3% tổng vốn đầu tư của dự án (Oosterhuis, 2007). Việt Nam cũng cần nghiên cứu và đưa ra các quy định cụ thể về chi phí thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tình hình thực tiễn.

Chất lượng thẩm định báo cáo ĐTM bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2011, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM gồm Bộ TN&MT; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh. Cụ thể hơn, theo Phụ lục III, Nghị định 29/2011, Bộ TN&MT tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với một số loại hình dự án nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các bộ ngành khác thẩm định dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình. UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của địa phương. Việc phân cấp thẩm định như vậy dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi các ngành, địa phương được thẩm định báo cáo ĐTM của dự án do chính mình phê duyệt (khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2011). Đặc biệt nếu các dự án phát triển này đã được đưa vào chủ trương, quy hoạch phát triển ngành, địa phương hoặc được xem là “quyết tâm chính trị” thì cơ quan tham mưu phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khó có thể không đồng tình.

Ngoài ra, các địa phương thường gặp nhiều khó khăn trong việc thành lập hội đồng thẩm định do thiếu các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực, nhất là đối với các dự án có tác động phức tạp và cần chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau.

Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định các báo cáo ĐTM. Dưới áp lực của việc cải cách các thủ tục hành chính, thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định là 45 ngày và tối đa là 60 ngày làm việc đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT và 30 ngày, không quá 45 ngày đối với dự án không thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT (Điều 20 Nghị định 29/2011). Mặt khác, mặc dù pháp luật cho phép Hội đồng thẩm định có thể thuê các chuyên gia, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp phản biện các nội dung trong báo cáo trong trường hợp cần thiết (khoản 4 Điều 18 Nghị định 29/2011), nhưng với giới hạn về thời gian như trên khiến quy định này trở nên khó khả thi trong thực tế.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Môi trường làng miến Dương Liễu: Vẫn ô nhiễm trầm trọng



Từ nhiều năm nay, người dân xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã sống chung với ô nhiễm môi trường. Theo người dân, nguyên nhân gây ô nhiễm là từ các nghề sản xuất tinh bột, làm miến và bánh kẹo gây ra.

Ô nhiễm bủa vây làng nghề

Làng nghề sản xuất bánh kẹo, miến, bột dong riềng xã Dương Liễu phát triển từ những năm 1960. Làng nghề càng phát triển thì hàng trăm hộ dân sống ven con kênh T2 chảy qua xã phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dương Liễu có gần 3143 hộ thì trên 2.800 hộ dân làm nghề, tổng doanh thu làng nghề mỗi năm trên 300 tỷ đồng. Mỗi ngày làng nghề Dương Liễu chế biến hàng trăm tấn dong riềng, thải ra môi trường 13 nghìn m3 nước thải. Đến làng nghề, thấy cảnh sản xuất tất bật của người dân. Nhưng một ấn tượng khiến người dân khó chịu đó là mùi xú uế, hôi thối, ruồi nhặn… bay quanh khắp làng. Đi đến chỗ nào cũng bắt gặp nước thải ở tất cả cống rãnh thoát nước làng nghề một màu đen kịt, đặc quánh. Đặc biệt con kênh T2 chảy qua địa phận cũng ô nhiễm trầm trọng. Anh Nguyễn Trọng Sơn một hộ dân trong làng cho biết: “Ô nhiễm tích tụ bao năm nay, ảnh hưởng đến nguồn nước giếng khoan, nước giếng có mùi thum thủm dân không dám ăn, uống mà chỉ để sản xuất, tắm giặt… Một số nhà có điều kiện thì thay đổi nguồn nước khác như nước mưa, nước máy, còn không có điều kiện vẫn phải sử dụng.”


Kênh T2 ô nhiễm nặng


Ông Trần Ngọc Hải một hộ dân khác phản ánh: “Hàng năm cứ vào thời gian cao điểm sản xuất vào vụ nông dân thu hoạch bột sắn, miến... nước thải chảy ra ngoài kênh, cộng với nước thải sinh hoạt nên rất hôi thối. Việc đó cứ diễn ra mấy chục năm qua, nước thải không được tiêu thoát, anh bảo sao mà không ô nhiễm được?”. Còn anh Nguyễn Văn Tài, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo, miến dong chia sẻ: “Trong quá trình sản xuất, nước thải cùng với hóa chất xả thẳng ra cống rãnh quanh làng. Từ trước đến nay nguồn nước thải ra chưa có xử lý nhưng vì cuộc sống mưu sinh chúng tôi bắt buộc phải xả thải ra môi trường biết là ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng các hộ làm nghề như gia đình chúng tôi phải chấp nhận…”

Quy trình sản xuất miến, bánh kẹo ở đây gần như là thủ công, mạnh hộ nào hộ đó làm. Vào vụ sản xuất, hàng trăm tấn củ dong riềng khắp nơi tập trung ở xã. Theo tính toán, cứ 10 tấn củ dong riềng ở 1 hộ sản xuất thải ra môi trường 7 tấn bã, nước thải. Tất cả đổ xuống cống rãnh, kênh mương quanh làng, chỉ sau 3 - 4 ngày, các hóa chất, nước thải sinh hoạt, chất hữu cơ phân hủy bốc lên mùi hôi thối lan ra khấp cả vùng. Trong quá trình sản xuất mạch nha làm bánh kẹo, miến dong… người ta xử lý làm trắng bột bằng thuốc tím. Sau 7 ngày, tinh bột trắng được xử lý lắng đọng, người ta thu lại bột, còn nước thải cùng hóa chất đổ thẳng ra cống rãnh…

Những phương án xử lý

Mức độ ô nhiễm môi trường ở Dương Liễu hiện chưa có con số thống kê của cơ quan chức năng, nhưng rõ ràng tình trạng ô nhiễm nước thải này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trao đổi với ông Nguyễn Bá Hưng - Phó chủ tịch UBND xã Dương Liễu khẳng định: “Từ năm 2003, UBND xã Dương Liễu đã xây dựng quy chế vệ sinh môi trường, lấy ý kiến của nhân dân, sau đó xã thành lập tổ vệ sinh môi trường, tuyên truyền, vận động các hộ dân tự ý thức, bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, do các hộ sản xuất ngày càng nhiều, xã Dương Liễu đã khoán công tác vệ sinh môi trường cho các hộ tự khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải tại nhà mình. UBND xã đã huy động thu kinh phí xử lý môi trường trong đó có một phần đóng góp của người dân, mỗi hộ khẩu đóng góp 8.000 đồng, nhưng mô hình này hiện nay đang hoạt động khó khăn do việc huy động kinh phí vệ sinh môi trường của người dân làm nghề cũng khó…”

Theo ông Hưng, UBND xã đã đưa ra nhiều giải pháp, ngoài việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường triển khai 6 tuyến đường và hệ thống cống rãnh kinh phí hơn 100 triệu, cùng với đó kết hợp với cơ quan y tế huyện tiến hành phun thug. Nếu triển khai được điểm công nghiệp này thì sẽ thu hút khoảng 200 hộ dân làm nghề tập trung vào sản xốc khử trùng những vùng ô nhiễm nặng, phòng tránh dịch bệnh... Ngoài ra, xã đã tiến hành quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề vùng bãi, diện tích 16ha để tập trung các hộ sản xuất. Mặc dù đã thông qua ý kiến dân, nhưng điểm công nghiệp nằm trong vùng phân lũ, nên không được phê duyệt. Dương Liễu tiến hành quy hoạch điểm công nghiệp 12ha ở vùng đồng và giao cho Tập đoàn Minh Dương đầu tư cơ sở hạ tầnuất. Tuy nhiên qua hàng chục năm dự án vẫn nằm trên giấy.

Một bước tiến mới trong xử lý nước thải dệt nhuộm



Hiện nay Việt Nam, dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, xử lý nước thải dệt nhuộm đang là bài toán nan giải cho nhiều nhà môi trường trong và ngoài nước; bởi nếu không được xử lý, nước thải dệt nhuộm sẽ gây mất mỹ quan, cản trở quá trình quang hợp, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng môi trường, sinh thái và đời sống của nhiều loài thủy sinh, động vật và con người.

Do có thành phần hóa học đa dạng, nước thải dệt nhuộm có thể được giải quyết bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các kỹ thuật oxy hóa tiên tiến là sự lựa chọn duy nhất đề xử lý hoặc tiền xử lý các loại phẩm màu hữu cơ, bởi nhiều loại phẩm nhuộm gần như không hoặc khó bị phân hủy, loại bỏ bởi các kỹ thuật sinh học, hóa lý thông thường, mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như tạo ra một lượng bùn sau xử lý, chi phí cao, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều ion lạ hoặc các sản phẩm trung gian… Nghiên cứu phát triển các hệ xúc tác Fenton dị thể trên cơ sở sử dụng các loại quặng tự nhiên hoặc các chất thải rắn công nghiệp như xỉ pirit, bùn đỏ, tro bay… có thể khắc phục được các nhược điểm của các kỹ thuật oxy hóa tiên tiến thông thường.

Trong công trình này, tro bay được biến tính và sử dụng với vai trò xúc tác Fenton dị thể trong mục tiêu phân hủy phẩm màu Reactive Blue 182 (RB 182), một loại phẩm màu sử dụng phổ biến, đặc biệt là ở các làng nghề như Dương Nội, Vạn Phúc (Hà Nội).

Quá trình Fenton dị thể với xúc tác tro bay biến tính bằng muối sắt (III) clorua được sử dụng để phân hủy phẩm màu Reactive Blue 182 (RB 182). Một số tính chất cơ bản của tro bay thô và tro bay biến tính được xác định thông qua các kỹ thuật SEM, EDX, và XRD. Ảnh hưởng của một số yếu tố quan trọng như hàm lượng xúc tác, pH và nồng độ hydro peoxit tới hiệu quả xử lý đã được nghiên cứu và thảo luận; đồng thời hằng số tốc độ phân hủy RB 182 cũng được xác định. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, kỹ thuật Fenton dị thể với tro bay biến tính phù hợp để loại bỏ phẩm nhuộm RB 182. Ở các điều kiện tối ưu bao gồm hàm lượng xúc tác, nồng độ hydro peoxit, pH , quá trình loại bỏ RB 182 được chỉ ra là tuân theo động học bậc nhất, với hiệu suất xử lý đạt xấp xỉ 90% sau 90 phút.

Nghiêm cấm quản lý chất thải y tế trên giấy tờ mà không thực tế

Chất thải nước thải y tế là mối lo ô nhiễm môi trường trong thời gian gần đây vì khả năng lây lan bệnh dịch cực nhanh trái với nguyên tắc y tế cộng đồng cứu người , chữa bênh mà lại góp phần cho bệnh dịch lây lan .
Tất nhiên nhà nước cũng đã có nhiều hành động , các nguồn lực đã được huy động cho công tác bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế công tác bảo vệ môi trường vẫn còn bộc lộ những hạn chế khó khắc phục.

Để có cái nhìn khách quan và cụ thể, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Trọng Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về những tồn tại bất cập trong công tác xử lý, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường y tế và đề xuất cơ chế tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề này.

- Là đơn vị trực tiếp làm công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, ông đánh giá như thế nào về tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế?

Đại tá Trần Trọng Bình: Trong thời gian vừa qua, những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường y tế đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Những vi phạm tương đối phổ biến như việc thu gom, xử lý nước thải y tế, chất thải y tế.

Đó là việc quản lý chất thải y tế nguy hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như không bố trí nơi lưu giữ riêng biệt chất thải y tế nguy hại, không phân loại triệt để chất thải y tế nguy hại tại nguồn, để lẫn chất thải y tế nguy hại với chất thải y tế khác.

Từ đó dẫn tới hiện tượng chuyển giao chất thải tái chế, chất thải sinh hoạt có lẫn chất thải y tế nguy hại cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng xử lý nước thải, chất thải y tế nguy hại.



Đối tượng vi phạm quy định trên là các cơ sở y tế, các phòng khám, bệnh viện, đặc biệt là các phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố, các đô thị lớn chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Đại tá Trần Trọng Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường. 




Nguyên nhân... lịch sử


- Thực tiễn công tác phòng ngừa đấu tranh với các vi phạm hiện nay, ông có thể phân tích những nguyên nhân của tình trạng trên?

Đại tá Trần Trọng Bình: Nguyên nhân đầu tiên là do yếu tố lịch sử để lại. Nhiều bệnh viện đã xây dựng từ rất lâu, do trước đây công tác bảo vệ môi trường bị xem nhẹ, ít được quan tâm nên không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải.

Thứ hai là người đứng đầu một số cơ sở y tế công lập chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác bảo vệ môi trường, thường giao phó công tác này cho bộ phận cấp dưới, không thường xuyên kiểm tra, giám sát dẫn tới công tác quản lý chất thải y tế còn lỏng lẻo, tạo sơ hở để các đối tượng lợi dụng vi phạm.

Hiện nay, một điều còn tồn tại nữa là chưa có quy định cơ chế trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với người đứng đầu ở các cơ sở y tế công lập. Họ chủ yếu quản lý về chuyên môn, hưởng lương nhà nước, kinh phí đầu tư thì trông chờ ngân sách cấp, trong khi bị phát hiện và xử phạt thì những cơ sở y tế công thì nguồn kinh phí để xử phạt là nguồn kinh phí của tập thể. Đây cũng là điều ảnh hưởng rất lớn, gây ra sự lãng phí rất lớn, mặc dù trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm về mặt tinh thần và vật chất của họ chưa được xem xét một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân vì động cơ lợi ích đã trốn tránh nghĩa vụ xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động. Họ không đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, không hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại mà chuyển giao cùng với chất thải sinh hoạt để tiết kiệm chi phí chi cho công tác bảo vệ môi trường.

Một nguyên nhân nữa là do chính sách xã hội hóa hoạt động chăm sóc y tế, nên nhiều phòng khám, bệnh viện đặc biệt là vùng sâu vùng xa không đảm bảo các thủ tục pháp lý về đăng ký đề án bảo vệ môi trường, các hồ sơ pháp lý về môi trường.

Ở những cơ sở khám chữa bệnh như tôi phân tích, mặc dù ký với các cơ sở lớn để thu gom chất thải y tế nhưng trên thực tế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thu gom và xử lý chất thải đó. Còn đối với các cơ sở y tế thì đây là món lợi, vì họ ký với khối lượng nhỏ hơn rất nhiều số lượng thực tế mà họ thải ra môi trường.

Nhân viên bảo vệ kiêm môi trường

- Như ông đã khẳng định, việc các chất thải y tế nguy hại được mang ra ngoài để bán cho các cơ sở tái chế nhựa là rất nguy hiểm vì nguy cơ lây lan mầm bệnh cao. Theo ông, những lỗ hổng trong khâu nào dẫn đến tình trạng trên?

Đại tá Trần Trọng Bình: Đúng là trong báo cáo thực trạng quản lý vấn đề này vẫn còn có những kẽ hở, có những bất cập vẫn còn xảy ra dẫn đến tình trạng vẫn còn có chất thải y tế nguy hại như dây truyền dịch ở các bệnh viện được đưa ra ngoài để làm nguyên liệu tái chế, sử dụng trong đời sống xã hội.

Theo tôi, lỗ hổng nhất là hiện nay chúng ta mới chỉ quản lý trên giấy tờ. Thứ nhất là đối với người xử lý và người chịu trách nhiệm đối với các cơ sở y tế là trách nhiệm của người đứng đầu không có, đặc biệt là đối với các bệnh viện công. Thường họ giao công việc này một nhân viên hoặc người làm kiêm nhiệm cả công tác bảo vệ và làm cả công tác về môi trường nên không có kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường, do vậy còn để xảy ra sai sót, vi phạm.



Thứ hai là trong công tác quản lý chất thải y tế, chúng ta mới chỉ quản lý trên giấy tờ, chúng ta chỉ kiểm tra là có hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải y tế nhưng thực tế họ có thu gom hay không thì không ai giám sát. Chỉ có lực lượng bắt giữ thì mới biết đó là chất thải đang bị tuồn ra ngoài.
Bản hướng dẫn phân loại các chất thải rắn nguy hại tại một bệnh viện.


- Để khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế, theo đại tá, những giải pháp trọng tâm được đưa ra trong thời gian tới là gì?

Đại tá Trần Trọng Bình: Theo tôi, để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, chúng ta phải thực hiện rất nhiều các biện pháp đồng bộ, trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa đấu tranh.

Đây là trách nhiệm này không chỉ riêng của ngành y tế mà lực lượng cảnh sát môi trường, các lực lượng khác như tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền các cấp có trách nhiệm cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự giám sát của xã hội.

Thứ hai là chúng ta cần tăng cường hơn nữa hệ thống pháp luật để tạo nên một hành lang pháp lý để xử lý nghiêm đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm và đặc biệt sớm ban hành những văn bản, thông tư hướng dẫn để xử lý tội phạm về môi trường., đặc biệt trong vấn đề xử lý nước thải y tế

Chẳng hạn như những quy định như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, mặc dù có quy định trong luật hình sự thế nhưng để định lượng thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng để làm cơ sở pháp lý, yếu tố cấu thành tội phạm, yếu tố vật chất cấu thành tội phạm thì cần phải có thông tư hướng dẫn. Về vấn đề này, Cục Cảnh sát môi trường được giao nhiệm vụ đã có văn bản kiến nghị, tham mưu đề xuất. Chúng tôi mong sự phối hợp của các ngành, các bộ, các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản quy định vấn đề này.

Vấn đề thứ ba là cần phải tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan chức năng chủ quản, của chính quyền địa phương cần phải xem xét và tăng cường quy chế phối hợp, thậm chí xem xét trách nhiệm khi để xảy ra các vi phạm.

Thứ tư, chúng tôi thấy rằng cần phải làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ của các lực lượng thực thi pháp luật về phẩm chất đạo đức cũng như trách nhiệm nghề nghiệp.

Nguy cơ 20 triệu dân dùng nước ô nhiễm


Chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai đang giảm mạnh, có nguy cơ đến mức không xử lý được, đẩy khoảng 20 triệu dân các tỉnh, thành trong lưu vực sông này phải dùng nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề.



Nước từ họng xả suối Siệp (bắt nguồn từ xã Đông Tân Hiệp, huyện Dĩ An, Bình Dương chảy qua địa phận xã Hóa An, P.Bửu Hòa, xã Tân Vạn, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) thải ra sông Đồng Nai chứa cả chất độc xyanua.


Trong nhiều chức năng quan trọng của hệ thống sông Đồng Nai, quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu dân đang sinh sống ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt là TP.HCM, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương)... Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt quy chuẩn cho phép ở mức độ đáng báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và dầu mỡ. Lưu vực sông đã và đang bị khai thác quá tải không kiểm soát, giá trị sử dụng suy thoái đáng kể.

Xử lý ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai là một vấn đề hết sức cấp bách, nhưng tại hội nghị 5 năm
 triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vào ngày 11.1, với kết quả "đạt được không rõ ràng, thành lập ủy ban chức năng thì có mà quyền hạn thì không, có cũng được, không có cũng được; vẫn chưa thống kê đầy đủ nguồn thải ra sông gây ô nhiễm để giám sát, xử lý. Vấn đề xử phạt cũng không nhằm nhò gì, 5 năm với 11 tỉnh, thành mà chỉ xử phạt có 99 tỉ đồng thì không làm được cái gì hết, vi phạm vì thế sẽ còn kéo dài và không có hồi kết” đã gây ra thêm nhiều lo lắng đối với lãnh đạo nhiều địa phương trong lưu vực con sông này.

Ông Trần Ngọc Thới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cảnh báo: “Dân số đô thị chiếm trên 50% và ngày càng tăng nhưng chất lượng nước của sông Đồng Nai đang giảm, có nguy cơ, rất là nguy cơ đến mức không xử lý được, đẩy khoảng 20 triệu dân các tỉnh, thành trong lưu vực sông phải dùng nước sinh hoạt bị ô nhiễm”. Ông Thới đề nghị thành lập một cơ quan quản lý chuyên trách để kịp thời giải quyết các vấn đề tình huống, tăng chi ngân sách để giải quyết hiệu quả tình trạng ô nhiễm.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, đưa ra đề nghị mạnh hơn, đó là Chủ tịch Ủy ban “ít nhất phải là Phó thủ tướng để có thể “gõ” mấy ông Bộ, “gõ” mấy ông TP, chứ bây giờ giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở đồng thuận giữa các tỉnh, thành trong lưu vực thì rất là khó”.

Một nghịch lý là 11 tỉnh, thành trong lưu vực sông Đồng Nai chiếm tới 58% GDP công nghiệp của cả nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức trên 15% nhưng các địa phương đều than thiếu kinh phí bảo vệ môi trường. Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, cho biết: “Vấn đề tăng kinh phí đã được đưa ra nhưng do kinh tế khó khăn nên đành phải tạm để đó. Quốc hội có ý kiến nên để lại năm sau nhưng nếu tăng cũng không tăng vọt được mà chỉ tăng từ từ”. Đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn này, ông Nguyễn Thanh Nguyên nói: “Cần có cơ chế nhằm tạo ra quỹ bảo vệ môi trường, đó là tỷ lệ ngân sách để lại cho địa phương phục vụ giải quyết nạn ô nhiễm. Không đi xin nữa, xin ngân sách T.Ư không đơn giản. Kêu gọi vốn ODA cũng khó lắm nên mình phải có cơ chế để tự mình lo thôi”.

Đà Nẵng: Ô nhiễm nguồn nước do khai thác vàng

Đã gần hai tháng trôi qua, 160 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng phải sử dụng nguồn nước suối ô nhiễm, có mùi hôi tanh và màu phèn đậm, cát, do quá trình khai thác vàng trái phép từ đầu nguồn đổ về.

Từ trước tới nay, các hộ dân của hai thôn này đều sử dụng nguồn nước suối tự nhiên từ suối Khe Áo, bởi nước suối rất trong và sạch. Suối Khe Áo được chặn dòng bằng một con đập nhỏ, sau đó nước được dẫn đến một bể lắng đọng và một bể chứa ở trên núi trước khi được dẫn về 2 thôn bằng đường ống để bà con có nước ăn uống, tắm rửa và sinh hoạt. Nhưng từ tháng 3 đến nay, người dân ở đây phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm và có nhiều cát lắng đọng.

Ông Trần Long, Trưởng thôn Giàn Bí cho biết, trước đây nguồn nước suối rất trong nhưng 2 tháng trở lại đây người dân trong thôn rất bức xúc trước nguồn nước sinh hoạt hàng ngày bị ô nhiễm nặng do nạn khai thác vàng trái phép từ đầu nguồn suối gây ra. Nước thường đục nhất vào thời điểm ban đêm, khi những người khai thác vàng hì hụt hoạt động và khi nước được xả vào các xô, chậu để một lúc sẽ xuất hiện rất nhiều lắng đọng của cát ở dưới đáy. Đặc biệt từ khi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm này nhiều người dân trong thôn mắc các bệnh về tiêu hóa, ho, ngứa, nổi mẩn tay chân...

Ông Long cũng cho biết thêm, ông đã nhiều lần phản ánh những bức xúc của bà con ở đây tới chính quyền xã Hòa Bắc nhưng các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề này. Hiện tại, các hộ dân ở đây vẫn phải chấp nhận sử dụng nguồn nước ô nhiễm này bởi đi lấy nước từ những con suối khác rất xa và nguy hiểm.

Ông Hồ Tăng Phúc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Bắc, cũng đã xác nhận nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại 2 thôn trên là do nạn khai thác vàng trái phép đang diễn ra tại địa điểm nằm ở giữa tiểu khu 27 và tiểu khu 29 thuộc thôn Tà Lang và Giàn Bí. Mặc dù từ giữa tháng 4 đến nay, chính quyền xã đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm cơ sở tiến hành 2 đợt truy quét, tháo dỡ lán trại, tịch thu máy móc của những người đào vàng nhưng do lực lượng mỏng nên khi các cơ quan chức năng rút thì tình trạng này lại tiếp diễn.

Cũng theo ông Phúc, những người đãi vàng đều là những người từ các địa phương khác đến. Hiện nay, chính quyền xã đã báo cáo tình trạng này lên huyện và trong thời gian tới sẽ cùng huyện Hòa Vang triển khai lực lượng đẩy mạnh truy quét và đánh sập các hầm khai thác vàng trái phép trên địa bàn để giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

KCN Lê Minh Xuân: Xác định những nguồn thải gây ô nhiễm

 Hiện nay đã xác định các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Theo đó, các nguồn  thải phát sinh như nước thải, khí thải chủ yếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xi mạ, thuộc da, nhuộm, cao su, xử lý chất thải nguy hại và gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật...Ban quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM (Hepza) vừa cho biết.



       Nước thải ra khỏi nhà máy xử lý tập trung của KCN Lê Minh Xuân đen ngòm nhưng được báo cáo là đạt tiêu chuẩn

     Theo Hepza, đây là khu công nghiệp được hình thành để tiếp nhận những ngành nghề phát sinh ô nhiễm, những cơ sở sản xuất nhỏ và vừa được di dời từ nội thành ra. Do đó, tình hình ô nhiễm tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân diễn biến khá phức tạp trong nhiều năm qua. Hiện tại, với những doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong khu công nghiệp, Ban quản lý kiểm soát được cơ bản chất lượng xử lý môi trường khi 100% doanh nghiệp và đã kết nối hệ thống xử lý nước thải cục bộ về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Vấn đề đáng lo ngại nhất là những cơ sở nhỏ thuộc cụm công nghiệp Lê Minh Xuân nằm sát bên cạnh khu công nghiệp. Trong số 34 cơ sở đang hoạt động tại đây, phần lớn đều có công nghệ sản xuất lạc hậu. Những cơ sở này đang thực hiện kết nối hệ thống xử lý nước thải cục bộ về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tuy nhiên, bà Trương Mỹ Linh, Phó Tổng Giám đốc Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, có rất ít cơ sở chuyển giao nước thải về đây. Phần lớn cơ sở chỉ kết nối để làm hình thức nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nặng nề tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, từ năm 2013, Hepza đã kiểm tra và xử phạt 12 doanh nghiệp vi phạm. Trong đó, hành vi vi phạm môi trường phổ biến của các doanh nghiệp này là xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép; không thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại; không có biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; chuyển giao chất thải không đúng quy định.

Trong thời gian tới đây, Hepza đã kiến nghị Sở Công thương, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Công ty cổ phần Đầu tư Bình Chánh hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng biện pháp ứng phó sự cố hóa chất; thực hiện nạo vét kênh số 6, 8 để phòng ngừa tình trạng tắc nghẽn kênh, gây ảnh hưởng chất lượng môi trường sống của người dân địa phương dọc hai tuyến kênh trên. Ngoài ra, với Công ty cổ phần Đầu tư Bình Chánh thì cần cải tạo lại hệ thống đấu nối nước thải với các doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cũng như số lượng nước thải chuyển giao từ các doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lén xả thải nước thải ra môi trường.

Quan trọng hơn, công ty cần phải triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải sau xử lý để nâng cao chất lượng xử lý nước thải chung cho toàn khu trước khi thải ra môi trường.

Làng nghề hay làng ô nhiễm

Một trong những nơi tập trung nhiều làng nghề nhất đó là Hà Nội có khoảng 1.350 làng và tập trung tới 750K lao động. Nhờ thế mà thu nhập bình quân đầu người ở những làng nghề này khá cao, tỉ lệ thất nghiệp cực thấp.
Song hành cùng cuộc sống phát triển đó là vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng ở các làng nghề tác động mạnh tới chất lượng ,cuộc sống và gây nhiều hệ lụy cho thế hệ đời sau. Đấy là những lời bức xúc từ chính những người trong làng nghề.

Khổ như dân Triều Khúc

Sau những ngày mưa dầm dề, Hà Nội có phần khô ráo và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, những ngày này với người dân làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì) thì vô cùng khổ sở. Dọc đoạn đường dài dẫn vào khu nghĩa trang Giò Gà, nơi có 7 hộ dân làm nghề sản xuất lông vũ, đâu đâu cũng phơi đầy lông gà, lông vịt, ruồi nhặng bu kín. Xe máy qua lại làm lông bay tứ tung. Nước từ các cống rãnh đen ngòm, mùi hôi thối, ẩm mốc bốc lên, tỏa đi khắp làng. Người đi đường đều phải đeo khẩu trang, gác chân lên xe thật cao để tránh bị lông vấy bẩn. Theo bà Triệu Thị Loan (68 tuổi), đã có hơn 10 năm làm nghề, lông gia cầm được thu gom từ khắp các nơi, sau đó rửa sạch, phơi rồi mới đem đi chế biến. Nước rửa lông gà, lông vịt xả thẳng ra cống thải của làng. "Làm nghề này chỉ có ốm nhừ mà chết non, lúc nào cũng đau lưng, khó thở. Thế nên tôi mới bỏ, kiếm quán nước gần nhà bán chứ không dám làm nữa" - bà Loan than thở.

Lông gia cầm phơi dọc đường vào xã Tân Triều gây ô nhiễm môi trường.


Không chỉ có nghề tái chế lông vũ, làng Triều Khúc còn gần 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tái chế phế liệu, đây chính là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Phế liệu mua về, đem phân loại, sau đó chặt nhỏ rồi rửa sạch, đóng thành những bao tải lớn bán cho các cơ sở sản xuất. Nước thải đổ ra cống, chảy xuống sông Tô Lịch. Tiếng ồn khi chặt, xay nhựa, mùi hăng hắc và hôi nồng nặc từ nhựa tái chế không chỉ làm đau đầu nhức óc những người xung quanh, mà còn gây ô nhiễm không khí.

Theo báo cáo thực trạng môi trường làng nghề thôn Triều Khúc gửi UBND huyện Thanh Trì năm 2014, 100% nước thải trong sinh hoạt và sản xuất chưa được thu gom và xử lý tập trung. Rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất được đội vệ sinh thu gom bằng xe đẩy, ước tính khoảng 17-18 tấn/ngày đêm, tập kết tại 2 thôn. UBND xã đã ký hợp đồng với Xí nghiệp môi trường đô thị thu gom vận chuyển về nơi quy định để xử lý. Tuy nhiên, số lượng rác thải chưa được thu gom, vận chuyển kịp thời trong ngày còn nhiều dẫn đến phát sinh một số địa điểm chôn rác tự phát nằm ven làng gây mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Tại thôn Triều Khúc, một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt và sản xuất để lưu cữu chưa được vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Nằm ngay cạnh một bãi rác của làng Triều Khúc là căn nhà xiêu vẹo của gia đình anh Nguyễn Quang Hà (39 tuổi). Anh Hà cho biết: "Nhà tôi ở tận xóm trong, nhưng có đất ở đây nên phải ra ngoài này chăn nuôi cho cỏ với rác khỏi lấn. Khu vực này sắp thành bãi rác của Hà Nội rồi. Rác đổ khắp nơi, cả rác sinh hoạt có, rác tái chế có. Bị cấm nhưng họ vẫn tranh thủ ban đêm chở xe đến đổ rồi châm lửa đốt. 2h sáng khói vẫn bay vào sặc sụa khắp nhà. Có nhà khi khoan nước giếng, khí metan bốc lên, thả tàn đóm xuống là bốc lửa, mùi nước thì không ngửi nổi".

Nghẹt thở ở Thụy Ứng

Người dân làng Thụy Ứng (xã Hòa Bình, Thường Tín) cũng đang đau đầu đối phó với nạn ô nhiễm. Là một trong những làng nổi tiếng với nghề ủ da và sản xuất lược sừng trâu, sừng bò, kinh tế phát triển, nhưng khi bước chân đến đây, nhiều người không khỏi rùng mình vì mùi nồng nồng, thum thủm bốc lên khắp nơi. Theo một người có thâm niên với nghề ủ da trâu bò thì họ thường đi thu mua nguyên liệu (da, sừng, xương, móng trâu, bò) ở khắp mọi nơi về chế biến. Da trâu, da bò sau khi thu gom về được ướp với muối, ủ lại, chờ đến khi đủ số lượng các thương lái sẽ thu mua. Số lượng có khi lên đến hàng chục tấn. Các loại xương và sừng, móng cũng được rửa sạch, phơi khô để làm lược. Nước thải xả trực tiếp ra cống làng.

Quá trình ủ da trâu, bò diễn ra trong nhiều ngày khiến không khí xung quanh quánh đặc một thứ mùi nồng nặc. Nghiêm trọng hơn, nước thải từ các hộ kinh doanh theo cống thải trực tiếp xuống ruộng khiến hàng chục héc ta không thể canh tác được. Bà Nguyễn Thị Dự (58 tuổi), ở xóm 7 cho biết: Ở làng này, có lúc, cây cỏ không thể mọc nổi chứ đừng nói gì đến lúa. Mấy hộ sống ở ven đồng trồng được cây mía, mừng lắm, đến khi chặt ăn thì mặn không nuốt nổi. Nhiều gia đình chăn vịt ở đồng này, vịt uống phải nước bị ô nhiễm nên cũng chết hàng đàn. Người ta tiếc của, sợ không dám nuôi nữa... Còn theo bà Nguyễn Thị Khương (68 tuổi) nước uống, nấu ăn, gia đình phải mua ở Trạm Y tế của xã. Nước sinh hoạt thì đào sâu tận 70-80m mới dám sử dụng vì nếu khoan cạn, nước vừa mặn lại có mùi hôi. Nhiều ngày, nhất là vào mùa hè nhà bà phải đóng cửa, thắp hương mới bớt mùi.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng Thụy Ứng diễn ra nhiều năm nay, khiến người dân vô cùng bức xúc. Các hộ gia đình có đất canh tác bị ô nhiễm đã đệ đơn lên xã đề nghị các hộ gia đình làm nghề ủ da trâu, da bò phải ngừng sản xuất. Sau khi cảnh sát môi trường và chính quyền vào cuộc, điều kiện sống của người dân có phần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Loay hoay khắc phục ô nhiễm

Ô nhiễm tại các làng nghề tại Hà Nội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, gây ra các bệnh về tiêu hóa và mắt, bệnh hô hấp, bệnh ngoài da và các bệnh khác như các bệnh tai, mũi, họng, thần kinh... mà còn gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội. Nhiều địa phương đã đưa ra giải pháp nhằm đẩy lùi ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Riêng Tân Triều đã thành lập Tổ công tác giúp việc cho UBND xã trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường, xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường của xã đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; xây dựng đề án nông thôn mới, trong đó có mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cả chính quyền và người dân đều thừa nhận họ đang gặp vô vàn khó khăn trong việc cải thiện môi trường, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân là do câu chuyện "cơm, áo, gạo, tiền" của nhân dân và kinh phí eo hẹp của chính quyền địa phương.

Theo ông Nguyễn Hữu Tâm, cán bộ Phòng Địa chính - Môi trường xã Tân Triều, trong số gần 130 hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến tái chế phế liệu, có 47 hộ tham gia mua phế liệu nhựa đồng nát, 70 hộ tham gia hoạt động sơ chế nhựa và 11 hộ tái chế nhựa. Hiện tại xã đang định hướng đưa các hộ kinh doanh dịch vụ tái chế nhựa vào cụm sản xuất làng nghề tập trung. Tuy nhiên, việc vận hành và cung cấp dịch vụ cho cụm sản xuất làng nghề còn nhiều bất cập như: Chưa đưa trạm xử lý nước thải vào hoạt động, chưa vận hành điện chiếu sáng, điện sản xuất không ổn định, công tác thu gom rác thải chưa thường xuyên... "Hơn nữa, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ tiền mua đất ở cụm sản xuất nên việc di chuyển rất khó khăn. Bên cạnh đó, xã định hướng cho các hộ gia đình làm nghề tái chế nhựa chuyển sang làm dịch vụ khác hoặc kinh doanh nhà trọ nhưng không phải hộ nào cũng có vốn và đất để làm buôn bán và xây phòng", ông Tâm cho biết thêm.

Cũng giống như Triều Khúc, kinh phí đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề chính quyền xã Hòa Bình gặp phải. Theo ông Nguyễn Văn Học, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, hiện nay ở Thụy Ứng vẫn còn 3 hộ thu gom và xử lý da trâu, da bò và hàng chục hộ gia đình mua hàng ở nơi khác về giao bán cho các đại lý lớn trong xã. Ông Học cho biết: "Phát triển làng nghề luôn có hai mặt, một mặt mang lại đời sống khấm khá cho người dân, nhưng tất yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hiện nay tại địa phương chưa có kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đây thật sự là bài toán nan giải mà chúng tôi đang đau đầu tìm hướng giải quyết".

Với kinh phí khoảng 1.350 tỷ đồng sở công thương Hà Nội đưa ra kế hoạch xử lý nước thải ô nhiễm môi trường với mong muốn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề sẽ được giải quyết ổn thỏa.