Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật - môi trường Thành phố tổ chức ngày 29/7 đưa ra những mối nguy hại của khí thải xe cơ giới, rác thải y tế là hai vấn đề chính được các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra phân tích, đánh giá tại Hội thảo "Công tác bảo vệ môi trường - ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay”
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có gần 6 triệu xe máy và trên 500 ngàn xe ô tô đăng ký, cùng với khoảng 1 triệu xe máy của người nhập cư đưa vào thành phố. Lượng khói thải của các phương tiện này rất lớn đã làm không khí ở thành phố bị ô nhiễm.
Ô nhiễm khí thải là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản gia tăng thời gian gần đây trên địa bàn thành phố. Đối với rác thải y tế, hiện mỗi ngày thành phố đang phải hứng chịu 20 tấn rác thải y tế của hàng ngàn cơ sở y tế thải ra. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải, đóng gói, chôn lấp, thiêu hủy, xử lý của thành phố chưa được chú trọng, đặc biệt là các cơ sở y tế tư nhân. Theo các đại biểu, đây là mối nguy hại lớn về ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, là tác nhân phát sinh nhiều dịch bệnh. Trong khi đó, trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhà quản lý còn nhiều vấn đề bất cập.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lê Ninh, Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật - môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để giải quyết các vấn đề trên: "Cách tốt nhất là phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, công tác truyền thông phải đến được người dân trong việc ý thức bảo vệ môi trường. Riêng người làm công tác môi trường cần phải được đào tạo huấn luyện chính quy bài bản đến mức thành chuyên gia thì công tác xử lý vấn đề này mới hiệu quả". Hiện công tác xử lý môi trường còn nghiệp dư, khi được đào tạo bài bản, người xử lý công tác môi trường sẽ hiểu lý do tại sao họ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lê Ninh, Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật - môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để giải quyết các vấn đề trên: "Cách tốt nhất là phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, công tác truyền thông phải đến được người dân trong việc ý thức bảo vệ môi trường. Riêng người làm công tác môi trường cần phải được đào tạo huấn luyện chính quy bài bản đến mức thành chuyên gia thì công tác xử lý vấn đề này mới hiệu quả". Hiện công tác xử lý môi trường còn nghiệp dư, khi được đào tạo bài bản, người xử lý công tác môi trường sẽ hiểu lý do tại sao họ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.
Bà Triệu Lệ Khánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nội dung thảo luận tại hội thảo góp phần giúp người dân hiểu thêm về tác hại và ảnh hưởng to lớn của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; thông tin một số kỹ năng cơ bản, cần thiết để người dân có những hành động cụ thể, phù hợp trong việc chung tay cùng cộng đồng cải thiện môi trường sống và sẵn sàng ứng phó với những biến đổi khí hậu khó lường hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét