Tỉnh Đắk Lắk đã có Nghị quyết với chuyên đề về sắp xếp và di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vào các khu, cụm công nghiệp từ năm 2008.
Ảnh minh họa
Theo đó toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không có khả năng khắc phục tại chỗ cần phải di dời nhưng đến nay,vẫn còn hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vẫn nằm xen kẻ trong các khu dân cư và chỉ mới có 10 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời vào các khu, cụm công nghiệp và vùng phụ cận.
Việc chậm di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp đã gây nên nhiều bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Mặc dù, các đơn vị chức năng đã kiểm tra, xử lý nhưng cơ sở sản xuất bao bì phế thải này vẫn chưa khắc phục. Nhưng cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì phế thải của ông Phan Đình Huy, tổ dân phố 7, phường Khánh Xuân hoạt động từ năm 2011 đến nay vẫn gây nên mùi hôi thối nồng nặc hàng ngày không những vậy, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm cho cả khu vực xung quanh.
Được biết tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột di dời như: chính sách hỗ trợ tiền vận chuyển, hỗ trợ đối với tài sản không di dời được, vốn đầu tư xây dựng mới. Tỉnh Đắk Lắk cũng miễn 2 năm thuế thu nhập kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện di dời và các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch. Tỉnh cũng có chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, nộp tiền sử dụng đất các cơ sở di dời vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch, trong đó, miễn tiền thuê đất 3 năm tính từ ngày ký hợp đồng thuê đất và giảm 20% tiền sử dụng đất của những năm tiếp theo tại cơ sở sản xuấtkinh doanh mới thực hiện di dời vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch.
Thành phố Buôn Ma Thuột hiện có gần 1.600 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 1.108 cơ sở nằm xen kẻ trong các khu dân cư. Qua khảo sát, đánh giá của các đơn vị chức năng, thành phố có 171 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nặng buộc phải di dời ra khỏi khu vực dân cư, chủ yếu thuộc các nhóm ngành nghề như mua bán tái chế phế liệu, mua bán, chế biến mủ cao su, sản xuất ống nhựa, tái chế nhựa, túi nilon, sản xuất, chế biến cà phê bột, sữa chữa ô tô, máy cày, kho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét