Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Pháp luật cần xử nghiêm các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường

Hội thảo góp ý xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 được tổng cục môi trường (Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) tổ chức vào sáng 16/6 tại Hà Nội nói về nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết, trong thời gian vừa qua, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả và là công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường. Với mức phạt tiền tăng cao và các hình thức xử phạt nghiêm khắc, đảm bảo công bằng trong quá trình xử phạt… Nghị định số 179 có tính răn đe cao đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường, góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường từng bước đi vào nề nếp.

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Báo TN&MT)

Theo Tổng cục Môi trường, do có sự thay đổi của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, một số quy định mới về bảo vệ môi trường đã thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó có một số vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện như: Thiếu quy định điều chỉnh các hành vi đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; các hành vi liên quan đến quản lý chất thải và phế liệu, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo và phục hồi môi trường và một số hành vi khác cũng đã thay đổi.

Hơn nữa, một số quy định về hành vi vi phạm còn rộng, chưa có tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, khối lượng xả thải lớn và chưa hợp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng, chưa đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, chưa đảm bảo công bằng trong quá trình xử phạt. Ngoài ra, mức xử phạt quy định một số hành vi còn thấp, chưa tương xứng với hành vi vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa ô nhiễm và thực tế, nhiều doanh nghiệp chịu nộp phạt thay cho việc xử lý ô nhiễm… Vì vậy, theo Bộ Tài Nguyên & Môi Trường việc xây dựng Nghị định mới để thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP là cần thiết.

Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Báo TN&MT)

Đại diện các Bộ, ngành, địa phương cơ quan liên quan cơ bản thống nhất cao với nội dung dự thảo, nội dung dự thảo phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2014, đồng thời các cơ quan đề nghị tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa cho phù hợp với các văn bản vừa ban hành.

Một số ý kiến đề nghị để đảm bảo công bằng trongq úa trình xử phạt nên chia nhỏ thêm các khoảng xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép thành dưới 1,5 lần; từ 1,5 đến 2 lần; từ 2-4 lần; từ 4-6 lần; từ 6-8 lần; từ 8-10 và trên 10 lần. Bên cạnh đó, cũng có các ý kiến đề nghị hành vi xả khí thải nên chia thành các khoảng vượt quy chuẩn cho phép dưới 1,2 lần; từ 1,2- 1,5 lần; từ 1,5-2 lần; từ 2 – 2,5 lần; từ 2,5 – 3 lần và trên 3 lần.

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho rằng, các ý kiến đóng góp tại hội thảo chính là cơ sở pháp lý, khoa học, khách quan và thực tiễn qua đó sẽ góp phần hoàn thiện Dự thảo Nghị định – một văn bản quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật về môi trường.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Bệnh viện "hiện hình" khi bị kiểm tra

Cách làm đối phó trong việc xử lý nước thải của Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đã bị Hội đồng Nhân dân thành phố phanh phui khi lưu lượng nước thải y tế trung bình lên tới 120m3 nhưng hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện chỉ đạt 50m3 mỗi ngày.

Image result for hình ảnh rác thải y tế

Ảnh minh họa

Từ năm 2012, Hội đồng Nhân dân thành phố đã ra nghị quyết về việc tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn phải có hệ thống xử lý nước thải y tế vận hành đạt tiêu chuẩn. Nước thải, rác thải y tế nếu không được xử lý sẽ là nguyên nhân trực tiếp gieo rắc mầm bệnh ra môi trường, nguy cơ phát tán và bùng phát dịch bệnh cho con người.  Sau nghị quyết trên, các bệnh viện, cơ sở y tế công lập và tư nhân tại thành phố đã ráo riết triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Ngày 21/10, để kiểm tra việc thực thi,  Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng Nhân dân thành phố đã phối hợp cùng với Sở Y tế, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện giám sát tình hình bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, rác thải của bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thuộc Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (số 1A, Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình).

BS Nguyễn Đăng Ngọc, Phó Giám đốc bệnh viện, cho biết: “Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng hiện có 120 giường bệnh, trung bình thải ra 120m3 nước thải y tế. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện chỉ có thể xử lý 50m3 nước thải mỗi ngày”. Lý giải cho tình trạng trên BS Ngọc cho biết, bệnh viện sắp thực hiện đề án nâng cấp và mở rộng quy mô khám chữa bệnh lên 400 giường, hệ thống xử lý nước thải sẽ nâng cấp khi thực hiện đề án.



Không đồng ý với nội dung báo cáo của bệnh viện, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng ban Kinh Tế và Ngân sách Hội đồng Nhân dân thành phố đặt vấn đề: “Nếu hệ thống xử lý nước thải chỉ xử lý được 50m3 thì 70m3 nước thải còn lại của bệnh viện đã xả đi đâu?”. Ông Lâm yêu cầu bệnh viện phải thực hiện ngay hệ thống xử lý nước thải với công suất tương đương với số giường bệnh hiện có để chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường.

Bên cạnh hệ thống xử lý nước thải chưa thực hiện đúng quy định, khu chứa rác của bệnh viện cũng đang đặt quá gần với khu dân cư nhưng không có nắp đậy ngăn cách. Đại diện Hội đồng Nhân dân thành phố cũng yêu cầu bệnh viện phải sớm lên phương án xây dựng khu chứa rác cách biệt với khu dân cư hoặc phải thiết kế nắp đậy, tránh việc bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh; xây dựng kho chứa chế phẩm sinh học, chấm dứt việc gom chế phẩm sinh học và để chung với rác thải y tế như bệnh viện đang thực hiện từ trước đến nay.



Ông Nguyễn Văn Lâm cho rằng, sau nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố đến nay đa số các bệnh viện đều báo cáo đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế. Nhưng trên thực tế, hệ thống xử lý có đạt yêu cầu hay không thì chưa có kiểm chứng cụ thể. Từ thực tế kiểm tra giám sát tại bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, đại diện Hội đồng Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Y tế thực hiện nghiêm việc kiểm tra về mặt chuyên môn đối với hệ thống xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám… công lập và tư nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Đe dọa môi trường sống bằng chất thải rắn



Tổng lượng phát chất thải rắn từ các khu công nghiệp sẽ khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm là dự báo của các chuyên gia vào năm 2015. Lượng rác thải kể trên sẽ tăng lên mức 13,5 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung nhiều tại các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam.


Ảnh minh họa

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và phát triển, TS. Nguyễn Hữu Ninh khẳng định: “Kinh tế cả nước phát triển mạnh là nhờ vào đội ngũ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường”. TS. Ninh giải thích thêm, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng vốn không lớn. Ngoài việc khan hiếm về tài chính để đầu tư thì doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp (Bộ Công thương), năm 2009 các khu công nghiệp ở Việt Nam thải ra 8.000 tấn chất thải rắn/ngày, tương đương 3 triệu tấn/năm. Dự báo, năm 2015 tổng lượng phát chất thải rắn từ các khu công nghiệp sẽ khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm. Lượng rác thải kể trên sẽ tăng lên mức 13,5 triệu tấn vào năm 2020. Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung nhiều tại các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đáng chú ý, lượng chất thải hiện nay không được thu gom, xử lý triệt để mà bị chất đống hoặc thải vào các kênh rạch, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và không khí.

Chất thải rắn phát sinh nhiều nhất các làng nghề ở các tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang diễn ra tại các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn như: bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt… Còn ở các tỉnh phía Nam nguy cơ ô nhiễm môi trường lại thuộc về các khu chế xuất – khu công nghiệp. Là một trong những thành phố đi đầu về phát triển song thành phố Hồ Chí Minh không tránh khỏi sức ép nặng nề từ ô nhiễm môi trường.

Ông Phạm Thanh Trực, Trưởng phòng Môi trường, khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) cho biết, thành phố hiện có 12 khu chế xuất – khu công nghiệp với hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động. Dự báo trong vào năm tới tổng số khu chế xuất – khu công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi cùng với lượng doanh nghiệp sản xuất, cho nên vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trở lên khá cấp thiết. Nếu như năm 2010 lượng chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đạt mức gần 10.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm 1/2 thì nay con số trên đã đội lên rất lớn. Ngoài yêu cầu xử lý nước thải, khí thải Hepza bắt buộc doanh nghiệp xử lý chất thải rắn bằng cách phân loại và có hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng quy định… Song song đó, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn công nghiệp, thành phố chi ngân sách khá nhiều để xử song tình hình vẫn không cải thiện là bao. Bằng chứng cụ thể, trong năm 2014 Hepza liên tục chủ trì và phối hợp giải quyết 23 trường hợp khiếu nại môi trường của người dân đối với doanh nghiệp. Lý giải tình trạng này, ông Trực cho biết thêm, doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường, không chủ động xử lý rác thải công nghiệp. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý rác thải nhưng hiếm khi áp dụng, chỉ khi nào có đoàn kiểm tra thì doanh nghiệp mới vận hành hệ thống. “Thời gian tới, Hepza tiếp tục giám sát hoạt động xử lý rác thải rắn tại các khu chế xuất – khu công nghiệp. Phối hợp với các sở ngành liên quan kiểm soát công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh” – ông Phạm Thanh Trực cho hay.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn công nghiệp như hiện nay, ông Trần Việt Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhận định, phát triển thường không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức của cộng đồng doanh nghiệp thông qua hệ thống tuyên truyền. Ngoài ra, những lúc như thế này rất cần phát triển rộng rãi mô hình sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp xã hội, đổi mới sinh thái… nhằm đảm bảo sản xuất xanh – sạch. Còn về phía Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam cho rằng, nhà nước sẽ phụ vụ doanh nghiệp phát triển và bảo vệ tốt môi trường bằng cách tăng cường hệ thống quan trắc, thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chủ động bảo vệ môi trường không gây tổn hại cho chính uy tín của doanh nghiệp và cộng đồng.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ô nhiễm nặng từ các khu công nghiệp, làng nghề


Bắc Giang chỉ mới có 3/4 khu công nghiệp, 4/27 cụm công nghiệp có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, 33 làng nghề đều chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung.

Image result for hình ảnh xả nước thải

Ảnh minh họa

Theo quan sát của phóng viên, hiện tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, tình hình môi trường đang bị đe dọa đến mức báo động, còn người dân tại các làng nghề thì đang “sống chung” với môi trường ô nhiễm. Tình trạng môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tại tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đã nhiều năm nay, người dân dọc khu vực ngòi Bún thuộc các xã Tân Mỹ, Song Khê và Ðồng Sơn (TP Bắc Giang) phải “khốn đốn” vì các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng "vô tư" xả thải ra tuyến kênh tiêu T3. Quá bức xúc, người dân làm đơn kêu cứu khắp nơi, ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kiểm tra, xử lý, nhưng được vài lần rồi đâu lại vào đấy. Nguyên nhân được xác định là do doanh nghiệp khi đầu tư nhà máy thiếu đồng bộ, hầu hết "bỏ qua" nội dung xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có thì hạn chế hoạt động do chi phí tốn kém. Trong khi khu công nghiệp này chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.

Với khoảng 20 doanh nghiệp hoạt động, hầu hết trong lĩnh vực sửa chữa, gia công cơ khí và chế biến sản phẩm, vật liệu phế thải. Tại cụm công nghiệp Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chưa qua xử lý được "vô tư" xả vào hệ thống mương tiêu nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân. Nhiều hộ dân đã phải bỏ ruộng không sản xuất do không có nước tưới hoặc nước quá ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn cũng ở mức độ cao, cường độ mạnh mà cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Mức độ ô nhiễm môi trường tại 33 làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đến mức “báo động đỏ”. Kết quả khảo sát, đánh giá gần đây của cơ quan chuyên môn cho thấy: Nước thải của làng nghề nấu rượu Vân Hà và làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm (huyện Việt Yên) có mức độ ô nhiễm của một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 5,8 - 15 lần; mức độ ô nhiễm nước ngầm cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 40 lần; môi trường không khí tại làng nghề nung vôi Hương Vỹ (huyện Yên Thế) đã bị ô nhiễm nặng, một số chỉ tiêu đo được trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 12,7 lần.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang ông Lê Hồng Sơn, đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung thì các doanh nghiệp cam kết tự chịu trách nhiệm thu gom, xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường. Cam kết là vậy, nhưng khi tiến hành kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp đều xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra các sông hồ, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đơn cử như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jinh Tong Quốc tế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Italisa Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dae Gwang Vina…

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, theo ông Lê Hồng Sơn, do kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng công trình bảo vệ môi trường còn hạn chế; các quy định về phân cấp quản lý môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề còn chồng chéo, chưa đồng bộ; bộ máy quản lý về môi trường trên địa bàn còn mỏng; ý thức tự giác chấp hành Luật bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp và hộ làm nghề chưa cao, còn trốn tránh trách nhiệm…

Để công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề được hiệu quả hơn, theo ông Lê Hồng Sơn, Trung ương cần ban hành đồng bộ, kịp thời, thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề, trong đó quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và xử lý chất thải rắn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật đối với công tác bảo vệ môi trường…

Để biết thêm thông tin, tìm với từ khóa
- Ô nhiễm nặng từ các khu công nghiệp, làng nghề
- Kế hoạch bảo vệ môi trường

Bốn bệnh viện ở Cần Thơ vi phạm môi trường



Tại thành phố Cần Thơ, bốn bệnh viện lớn vừa bị Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường với tổng số tiền hơn 2,3 tỉ đồng. Ngay sau đó, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có văn bản đề nghị xem xét miễn xử phạt...


Ảnh minh họa

Bốn bệnh viện bị xử phạt bao gồm: bệnh viện Nhi Đồng, Mắt - răng hàm mặt, Tai mũi họng và Da liễu. Ngoài ra, ngoài ra Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cũng bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) ra quyết định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường với số tiền 360 triệu đồng.

Hàng loạt vi phạm

Tổng cục Môi trường đã liệt kê hàng loạt vi phạm về môi trường của bốn bệnh viện ở thành phố Cần Thơ gồm: thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường; không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại; đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định; không xây lắp công trình xử lý môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật... Trong đó, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ bị phạt nhiều lỗi nhất, số tiền phạt hơn 1 tỉ đồng, các bệnh viện còn lại bị phạt từ hơn 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.


Giữa tháng 10-2014 sau khi Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có văn bản gửi Tổng cục Môi trường đề nghị xem xét miễn xử phạt đối với bốn bệnh viện nêu trên.  ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cam kết chỉ đạo các đơn vị này sớm hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Mặc dù trong các quyết định đều nêu rõ “không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành” nhưng cho đến nay Tổng cục Môi trường vẫn chưa thực hiện việc xử phạt .

Riêng trường hợp Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ bị C49 phạt do xây lắp không đúng, không vận hành công trình xử lý môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Theo C49, hành vi này chỉ bị xử phạt từ 160-180 triệu đồng, nhưng C49 áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần với mức phạt gấp đôi mức 180 triệu đồng. Ngày 22-5-2014, ông Đặng Quang Tâm, giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cũng có văn bản xin miễn xử phạt đối với bệnh viện.

Tuy nhiên, C49 không đồng ý và ra quyết định cưỡng chế thi hành bằng cách trừ 360 triệu đồng từ tài khoản của bệnh viện tại Kho bạc Nhà nước thành phố Cần Thơ.

Do quá tải

Theo ông Cao Minh Chu - phó giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, việc xử lý chất thải và rác y tế tại các bệnh viện chuyên khoa của thành phố là vấn đề nan giải hiện nay, do phần lớn bệnh viện này không được xây dựng mới, mà cải tạo lại từ các công trình nhà ở.

Từ đó, nhiều bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải y tế đạt chuẩn. “Bốn bệnh viện của TP Cần Thơ bị Tổng cục Môi trường kiểm tra và có quyết định xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong năm 2014 cũng có phần là lý do trên” - ông Chu nói.

Ông Huỳnh Việt Trung, giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng thành phố Cần Thơ, phàn nàn: “Bệnh viện bị xử phạt cũng hơi oan, quy mô của chúng tôi hiện nay là 40 giường bệnh, có thực hiện xử lý chất thải lỏng y tế với lượng khoảng 5m3/ngày đêm, đầu ra nước thải đều có lấy mẫu quan trắc.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường lại không lấy theo thực tế này, mà dựa vào “Đề án bảo vệ môi trường” của bệnh viện xây dựng từ năm 2013 để xử lý với lý do bệnh viện chưa thực hiện được theo đề án.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, giám đốc Bệnh viện Mắt - răng hàm mặt TP Cần Thơ, cho biết bệnh viện được Sở Y tế thống nhất chủ trương xây mới hệ thống xử lý chất thải y tế công suất 4m3/ngày đêm, đang đấu thầu chọn đơn vị thi công. Trên thực tế, lượng chất thải y tế lỏng bệnh viện đang thải ra rất thấp, khoảng 2,5m3/ngày đêm, tất cả đều được xử lý khử trùng trước khi thải ra hệ thống thoát nước nhưng chưa đạt chuẩn.

Còn theo Sở Y tế thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Da liễu cũng có đề án bảo vệ môi trường được duyệt từ năm 2013, nhưng do khó khăn về nguồn kinh phí xây dựng nên đến nay vẫn chưa xây dựng được công trình xử lý chất thải lỏng y tế.

Theo Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng, người ký văn bản gửi Tổng cục Môi trường “xin tha xử phạt”, ngoài Bệnh viện Nhi Đồng sắp sửa di dời đến địa điểm mới, các bệnh viện còn lại đều có triển khai công trình xử lý nước thải, rác thải nhưng nhìn chung việc quản lý tại các bệnh viện chưa tốt. Riêng Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, ông Dũng nhận xét hệ thống xử lý nước thải được xây dựng “ngon lành” nhưng “do quản lý chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn”.

Trả lời câu hỏi về việc xin miễn phạt cho các bệnh viện có gây ra sự bất công đối với các đơn vị khác không, ông Dũng cho rằng nếu doanh nghiệp mà họ khó khăn, “sống dở chết dở” thì TP cũng đề nghị xem xét miễn giảm phạt chứ không riêng gì bệnh viện.

Không rút lại các quyết định xử phạt

Ngày 15-1, trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc TP Cần Thơ có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường “tha” không thực hiện các quyết định phạt vi phạm môi trường đối với bốn bệnh viện của Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết bộ chưa nhận được văn bản đề nghị như vậy từ TP Cần Thơ.

“Những bệnh viện này đều có vi phạm từ những năm trước rồi. Trong quá trình quản lý, kiểm tra, giám sát cũng có nhắc nhở nhưng vì tất cả bệnh viện đều thuộc khối cơ quan công ích nên các đơn vị này không khắc phục vi phạm. Vì vậy, sau quá trình kiểm tra của các bên, xác định rõ vi phạm, Bộ Tài nguyên - môi trường mới ra các quyết định xử phạt hành chính. Các quyết định xử phạt này vẫn còn hiệu lực, các bệnh viện của Cần Thơ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt” - ông Tuyến nói.

Trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Tài nguyên - môi trường khi nhận được văn bản đề nghị “tha” cho các bệnh viện của Cần Thơ, ông Tuyến nói: “Tại sao cũng với những vi phạm tương tự thì những nơi khác phải nộp phạt còn với bệnh viện ở Cần Thơ lại được “tha” không phạt? Nếu thành phố Cần Thơ muốn đề nghị không thực hiện nộp phạt nữa thì cứ kiến nghị lên Chính phủ, còn Bộ Tài nguyên - môi trường không có thẩm quyền “tha”.

Cũng theo ông Tuyến, việc cần phải giải quyết đối với các bệnh viện của Cần Thơ hiện nay là đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải để không tiếp tục vi phạm.

“Nếu cứ để nước thải ở các bệnh viện không được xử lý, cứ để tồn tại như thế thì chất thải ở bệnh viện có biết bao nhiêu vi trùng, bao nhiêu là virút chảy ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm?” - ông Tuyến nhấn mạnh.

Để biết thêm thông tin, tìm với từ khóa
- Bốn bệnh viện ở Cần Thơ vi phạm môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Ngày hội biển và hải đảo ở TP HCM

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm 2014 với sự tham gia của hơn 400 em học sinh và các đại biểu nhằm hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2014, ngày 7/6. 



Nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh vùng duyên hải vào dịp hè, ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm nay được tổ chức tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, hoạt động này cũng nhằm khuyến khích các em tìm hiểu, học hỏi và trao đổi nâng cao kiến thức và bảo vệ mội truờng, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, góp phần thiết thực vào kế hoạch bảo vệ môi trường biển đảo quốc gia. 

Các bạn học sinh tham gia vẽ hai bức tranh lớn với chủ đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo tại ngày hội. Ngoài ra, thông qua các tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi Nhà Văn hóa Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình kịch rối với chủ đề “Cùng chung sức – Chúng ta có sức mạnh bảo vệ đại dương” của các nghệ sĩ tới từ sân khấu kịch IDECAF đã truyền tải đến đông đảo các em học sinh những thông điệp đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng chuẩn bị các gian hàng trò chơi bảo vệ môi trường biển; trưng bày hình ảnh, mô hình sản phẩm tuyên truyền biển đảo; tổ chức trồng cây rừng ngập mặn để các em học sinh và các đại biểu có những trải nghiệm thực tế.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm 2014 là dịp mọi người dân Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của biển, hải đảo Việt Nam. Qua đó, mỗi cá nhân ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Báo cáo môi trường làm cho có



Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng công tác báo cáo đánh giá tác động môi trường, chất lượng báo cáo của nhiều dự án còn thấp, biện pháp bảo vệ môi trường thiếu tính khả thi là nhận xét của các chuyên gia.


Ảnh minh họa

Chủ dự án giao mọi việc cho bên tư vấn

Phó Cục trưởng Cục Thẩm định (Tổng cục Môi trường)  TS. Mai Thế Toản cho biết, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường là những công cụ quan trọng, mang tính chất phòng ngừa, để quản lý môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với địa phương vẫn chưa thực sự chặt chẽ kèm theo đó hệ thống các văn bản hướng dẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp

Bàn về công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, ông Trịnh Văn Thuận - Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: “Trong nhiều năm qua, việc thẩm định, phê duyệt báo cáo của các dự án thuộc trách nhiệm của Bộ rất khó thực hiện vì hầu hết các doanh nghiệp tự phê duyệt dự án đầu tư”.

Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường cho thấy, các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nội dung cam kết, đặc biệt là việc xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm, nhất là ở các vùng khai thác khoáng sản và khu công nghiệp.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa chủ dự án với các cơ quan, đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Ông Mai Thế Toản chỉ rõ: “Nhiều trường hợp chủ dự án phó mặc cho bên tư vấn môi trường thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong khi trách nhiệm pháp lý với nội dung báo cáo thuộc về chủ dự án”.

Tránh vết xe đổ

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến nhìn nhận: “Mặc dù công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đã đạt được những kết quả đáng kể trong phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, song nước ta vẫn đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng đáng lo ngại”.

Ông Bùi Cách Tuyến cho rằng, với định hướng phát triển bền vững, phải tập trung nguồn lực, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tránh lặp lại những sai lầm của một số quốc gia đi trước. Điều này cũng được các chuyên gia cảnh báo: “Nếu công tác đánh giá tác động môi trường không được triển khai bài bản và đồng bộ, nước ta sẽ mất đi cơ hội phát triển bền vững”.

Ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên đề xuất: “Để bảo vệ môi trường, Việt Nam cần phải tăng cường phần đánh giá tác động xã hội trong đánh giá tác động môi trường, nhất là tác động đến sinh kế cộng đồng. Ngoài ra, cần tạo hành lang pháp lý và điều kiện để các nhà khoa học, các tổ chức xã hội có thể tham gia hỗ trợ, tư vấn cộng đồng dân cư giải quyết các vấn đề môi trường và tranh chấp môi trường”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đẩy mạnh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn đưa Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và tăng cường tính pháp chế trong phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Cùng với các biện pháp trên, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đề nghị các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục phối hợp thực hiện quyết liệt hơn công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đồng thời, phải tăng cường công tác hậu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra việc thực hiện các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Gắp chì ra khỏi máu vẫn là chưa đủ ở làng ngộ độc chì

Mặc dù nguồn nước ở các kênh rạch có hàm lượng chì cao gấp 1000 lần cho phép, trẻ em của làng gần 65% bị ngộ độc chì. Tuy nhiên chưa có sự can thiệp của các cơ quan chức năng tại làng nghề Đông Mai (xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên).

Cả làng nhiễm độc

Chiều 28.5 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ TN&MT và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên đã họp bàn phương án giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng chì Đông Mai. Bà Nguyễn Thị Liên Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho biết, kết quả khám sức khỏe cho người dân và trẻ em làng nghề cho thấy có tới hơn 65% trẻ em Đông Mai (207/317 em được xét nghiệm) bị nhiễm chì ở mức độ 10- 44,9 mcg/dl. Theo TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), ngưỡng cho phép của Việt Nam hiện nay là dưới 10mcg/dl. Tuy nhiên, ngưỡng này đã lạc hậu so với thế giới (Mỹ cho phép dưới 5mcg/dl).



Đoàn công tác kiểm tra một cơ sở tái chế chì từ ắc quy hỏng tại thôn Đông Mai.

Đặc biệt, kết quả giám sát môi trường thôn Đông Mai mới đây cho thấy nguồn nước kênh rạch có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần. Không khí tại cộng đồng và nơi sản xuất tái chế chì đều có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn, trong đó 3/5 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các mẫu đất cũng có hàm lượng chì cao hơn 10-16 lần giới hạn cho phép, rau trồng trên đất nhiễm chì vượt giới hạn 1,3 lần cho phép.

Sáng 28.5, khi đoàn kiểm tra đi khảo sát, một số cơ sở vẫn đang tái chế chì thủ công từ bình ắc quy hỏng. Rất nhiều nguyên liệu chứa chì phơi ngay trên đường làng. Chị Yến, 41 tuổi, công nhân tái chế chì cho biết chị đã “gắn bó” với chì 25 năm. Mỗi ngày còng lưng bên đống phế liệu độc hại chị Yến được trả 150.000 đồng. Tuy biết chì nguy hiểm với sức khỏe của chị và cả nhà nhưng vì mưu sinh, chị đành phải gắng gượng.

Cần cưỡng chế di dời

Phó Viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường ông Nguyễn Văn Sơ cho biết, cần phải có các biện pháp mạnh để cưỡng chế 13 hộ tái chế chì thủ công còn lại trong làng Đông Mai. Đồng thời cần xây dựng bản đồ ô nhiễm chì trên toàn xã để cảnh báo, cách ly người dân khỏi các vùng bị ô nhiễm nặng, cấm sử dụng nước, trồng rau trên các vùng ô nhiễm đó. “Có triệt để làm sạch môi trường, hạn chế thấp nhất nguy cơ tiếp xúc với chì của người dân mới có thể dần dần loại bỏ chì ra khỏi đời sống người dân xã Đông Mai. Ông Sơn chia sẻ nếu chỉ “gắp chì ra khỏi máu” thì chưa đủ” 

Trực tiếp khảo sát tình trạng tái chế chì tại làng Đông Mai,Nguyễn Thanh Long ( Thứ trưởng Bộ Y tế ) nhận định thực trạng ô nhiễm làng nghề tại đây rất đáng báo động. Do đó, chính quyền địa phương khẩn trương di dời các cơ sở tái chế chì tại xã ra khu vực tập trung riêng để cắt nguồn gây ô nhiễm, tiến hành thay đất ở một số cơ sở nhiễm chì nặng. Đặc biệt yêu cầu các cơ sở sản xuất tái chế phải có bảo hộ đầy đủ nghiêm ngặt cho công nhân, có khu vực tắm, thay quần áo trước khi về gia đình, giảm thiểu ô nhiễm chì trong gia đình. Khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm nuôi trồng trong khu ô nhiễm...

Tìm kiếm :

- chương trình giám sát môi trường thôn đông mai
- giám sát môi trường định kỳ bệnh viện

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường nặng

Ở nhiều vùng, lúa sau khi được thu hoạch chỉ còn rơm rạ người dân đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng. Theo các chuyên gia, việc làm này vừa lãng phí tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

 Đốt rơm rạ làm chết cả cây trồng lấy bóng mát ven đường.

Ảnh minh họa

Chất ô nhiễm nguy hiểm

Những cánh đồng tại Hoài Đức, Hà Nội đã chuyển thành những mảng màu đen lố nhố, bởi thói quen đốt rơm rạ của người dân nơi đây mặc dù chỉ mới bắt đầu vào mùa gặt. Khói rơm rạ mù mịt trên những con đường đê, đường làng, thậm chí cả đường quốc lộ. Khi chúng tôi đến, bà Nguyễn Thị Thanh (xã Phương Quan, Hoài Đức) đang đốt dở đống rơm từ ruộng, vừa dụi mắt đỏ lên vì khói, bà Thanh cho biết: "hầu hết mọi người đều đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, bởi bây giờ ít nhà nuôi trâu bò, đất cũng không nhiều mà tích rơm rạ như trước, nên đốt đi để lấy tro bón ruộng".

Tại thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội), bà con nông dân đã bắt đầu vào mùa gặt được mấy ngày nay. Chị Nguyễn Thị Hiền (người dân xóm 4) cho biết, cứ vào chính vụ gặt thì cả làng phải sống chung với khói rơm rạ, mặc dù ý thức được việc đốt rơm sau thu hoạch sẽ không tốt cho môi trường, tuy nhiên, các hộ dân không có giải pháp nào khác để xử lý số rơm sau mỗi vụ mùa. Chị Hiền cho biết “Sau khi rơm đốt sẽ thành tro. Tro này được ủ khoảng 2 - 3 tháng rồi đem bón cho các ruộng trồng rau”.

Nhiều năm nay, chính từ những thói quen này của bà con nông dân cứ đến mùa gặt, là người dân nội thành Hà Nội lại sống trong cảnh “sương mù”. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) lo ngại, người dân vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe như thế nào. “Đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn. Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Nếu như với ô nhiễm bụi đường bình thường thì dùng khẩu trang có thể ngăn chặn được, còn với ô nhiễm bụi mịn thì khẩu trang cũng vô ích, bụi chui vào phổi sâu, gây các bệnh về hô hấp, thậm chí ung thư”, ông Tùng khuyến cáo. 

Tìm giải pháp công nghệ

Các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, đốt rơm rạ tại đồng không chỉ gây ô nhiễm, mà đó còn là sự lãng phí lớn. Đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho lúa, nên xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ để bón. Đồng thời, việc đốt đồng còn tiêu diệt các loại thiên địch có ích, làm mất cân bằng sinh thái, một trong những nguyên nhân gây phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng.

Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh, xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Theo tính toán, cứ sử dụng một tấn phân bón hữu cơ từ rơm, rạ, người nông dân đã tiết kiệm được một lượng phân NPK tương đương gần 500.000 đồng. Sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm rạ, còn tạo ra vòng tuần hoàn khép kín trong sản xuất lúa của nông dân, vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường vừa mang lại lợi ích kinh tế, tăng năng suất và cải tạo đất.

Hiện nay, Tập đoàn Biogroup đã tiến hành nghiên cứu thành công việc sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ và chuyển giao công nghệ ở một số địa phương như Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Ðịnh, Bạc Liêu... Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tế vẫn còn khó khăn, tại nhiều nơi, người dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ.

Tại nhiều địa phương, rơm rạ đã được tận dụng để trồng nấm, tuy nhiên, mô hình này cũng chưa được phổ biến rộng rãi và còn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, Hội Nông dân xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã tổ chức khóa học hướng dẫn nông dân sử dụng rơm để trồng nấm. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ được áp dụng tại thôn Vĩnh Ninh, nơi đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, việc trồng lúa đã có quy mô lớn, chuyên nghiệp. Còn tại thôn Quỳnh Đô, do chưa thực hiện dồn điền đổi thửa nên việc gặt lúa vẫn diễn ra lẻ tẻ. Việc các hộ đốt rơm khó kiểm soát. Hơn nữa, theo người dân, do địa phương đất chật người đông nên khó áp dụng mô hình trồng nấm từ rơm (vốn đòi hỏi phải có mặt bằng, diện tích rộng).

Ông Hoàng Dương Tùng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản khuyến nghị các địa phương hạn chế việc đốt rơm rạ để tránh tình trạng ô nhiễm, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người dân. “Việc đốt rơm rạ phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân. Vì vậy, các địa phương cần tuyên truyền cho bà con hiểu tác hại của việc này. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ cần có nghiên cứu để có giải pháp xử lý đối với rơm rạ sau thu hoạch hiện nay, để có công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ trở thành nguồn vật liệu bổ sung phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác”, ông Tùng kiến nghị.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Ô nhiễm môi trường từ cơ sở chế biến nhựa



 Năm 2014 ông Nguyễn Văn Dũng xây dựng cơ sở sơ chế nhựa phế liệu ngay trong khu dân cư, nhiều hộ dân ở khu vực Bắc Phương Danh (phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, Bình Định) phản ánh về vụ việc này.

Image result for hình ảnh cơ sở chế biến nhựa

Ảnh minh họa

Trong quá trình hoạt động, cơ sở gây tiếng ồn, phát sinh mùi hôi, xả nước thải ra khu vực xung quanh khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của hàng chục hộ dân lân cận.

Bà Nguyễn Thị Hồng (66 tuổi, nhà ở gần cơ sở sơ chế nhựa) thông tin thêm: “Tầm 21-22 giờ mỗi ngày, không hiểu vì sao cơ sở lại bốc mùi hôi nồng nặc rất khó chịu. Người dân nhiều lần gửi đơn đến UBND phường Đập Đá đề nghị can thiệp, xử lý nhưng không được giải quyết dứt điểm”.

Ông Nguyễn Văn Chúc, Đội trưởng Đội Quản lý đô thị phường Đập Đá, cho biết sau khi nhận được đơn phản ánh của người dân, UBND phường đã kiểm tra thấy cơ sở này chưa có giấy đăng ký kinh doanh, chưa có hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Do đó phường yêu cầu ông Dũng tạm đình chỉ hoạt động (bắt đầu từ ngày 23-4) để chờ cấp thẩm quyền xử lý, đồng thời yêu cầu ông hoàn tất các thủ tục, giấy tờ theo đúng quy định. “Dù phường đã yêu cầu như vậy nhưng đến nay ông Dũng chưa có đầy đủ loại giấy tờ theo quy định, đồng thời vẫn lén lút cho cơ sở hoạt động. Việc kiểm tra, bắt quả tang để xử lý đang gặp nhiều khó khăn bởi mỗi khi lực lượng chức năng ra quân kiểm tra thì y như rằng ông Dũng biết được nên ngưng hoạt động” – ông Chúc nói thêm.

Ông Trần Văn Vỹ, Phó Trưởng phòng TN&MT thị xã An Nhơn, cho biết: Phòng đã chỉ đạo UBND phường Đập Đá kiểm tra cơ sở sơ chế nhựa của ông Dũng. Tới đây, chúng tôi sẽ yêu cầu UBND phường đưa ra biện pháp xử lý chính thức bằng văn bản để có hướng xem xét, giải quyết tiếp theo. Quan điểm của Phòng là sẽ xử lý nghiêm nếu ông Dũng không cung cấp được giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ đánh giá tác động môi trường.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Một hầm biogas mỗi hộ


Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các huyện ngoại thành TP.HCM như: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh... đang hướng đến mục tiêu “mỗi hộ chăn nuôi một hầm biogas” (túi sinh học).


Ảnh minh họa

Việc sử dụng khí biogas đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp khoảng 14 lần so với sử dụng chất đốt bình thường (trấu, củi...) và gấp 27 lần so với sử dụng gas công nghiệp là thông tin do Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM  cung cấp

Lợi cả đôi đường

Có đến gần 20.000 con bò sữa, xã Tân Thạnh Đông (Củ Chi) trước đây là “điểm đen” ô nhiễm môi trường do chất thải của bò xả tràn ra đồng ruộng, thì nay đã có khoảng 60% hộ nuôi bò đầu tư xây dựng hầm biogas để giảm thiểu môi trường. Anh Trần Văn Cường (ấp 6, xã Tân Thạnh Đông) – một hộ chăn nuôi 40 con bò sữa cho biết, mỗi ngày đàn bò thải ra hàng tấn phân. Nếu như trước đây phân được đem bán đổ bán tháo hoặc đổ ra đồng thì giờ dùng để làm khí gas. “Nhiều hộ nuôi bò sữa ở đây đã xây dựng hầm biogas nên mức độ ô nhiễm môi trường giảm đi nhiều. Việc sử dụng khí gas từ hầm biogas đã giúp gia đình tôi mỗi tháng tiết kiệm được 3 – 4 triệu đồng” - anh Cường nói.



Gia đình ông Tô Phụng Tiên - một hộ chăn nuôi heo lâu năm ở xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh) đã cho lắp đặt hầm biogas được hơn 10 năm với mục đích cải thiện kinh tế, bảo vệ môi trường. Theo ông Tiên, nhà có cơ sở làm cơm cháy và nấu rượu nên nhu cầu sử dụng gas rất lớn. Từ ngày có nguồn gas từ phân chuồng, thay vì mỗi tháng dùng hết 3 bình gas như trước thì nay chỉ còn 1 bình. Ông Tiên còn cho biết “Phân chuồng không phải thải ra con rạch nhỏ quanh nhà nữa nên cũng không còn mùi hôi thối, môi trường sống sạch hơn chứ không như trước”.



Ông Huỳnh Công Chức - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Chánh khi chia sẻ về vấn đề nông dân sử dụng mô hình biogas cho biết, hiện nay nông dân chăn nuôi tập trung ở 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và xã Bình Chánh. Các hộ dân hầu như thực hiện đúng yêu cầu chăn nuôi sạch là sử dụng hầm biogas, ngoại trừ một số hộ đến từ nơi khác đến thuê mướn đất để chăn nuôi, do không cố định nên không xây lắp hầm biogas.

Chăn nuôi phải có hầm biogas

Trên địa bàn thành phố hiện đang áp dụng 3 mô hình biogas: Túi biogas, hầm biogas nắp bằng và hầm biogas hình cầu kiểu Thái Lan – Đức. Trong đó, hầm biogas kiểu Thái Lan – Đức được các hộ chăn nuôi (heo, bò) và làng nghề bánh tráng sử dụng nhiều, nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của động vật và tăng bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Củ Chi  ông Lê Đình Đức cho biết, huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động mỗi hộ chăn nuôi bò sữa phải có một hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT TP.HCM) cho biết, giai đoạn 2008 - 2014, thành phố đã hỗ trợ xây dựng 1.803 hầm biogas trên địa bàn 5 huyện ngoại thành. Đầu năm 2015, nhằm thúc đẩy chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi, đồng thời thúc đẩy hoàn thành chương trình nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn thành phố đã tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ các hộ dân và cơ sở chăn nuôi tại khu vực ngoại thành vay vốn xây mới 1.042 hầm và sửa chữa, cải tạo 97 hầm biogas.

 Phó phòng Kinh tế (Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM) Ông Phạm Tấn Quốc cho biết, từ năm 2014, trên địa bàn thành phố các hộ chăn nuôi hợp vệ sinh đồng nghĩa phải có hầm biogas. Chi cục đang thúc đẩy để toàn bộ các hộ chăn nuôi trên 5 huyện ngoại thành thực hiện theo hướng này.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Giữ vệ sinh để chăn nuôi tốt hơn

Chia sẻ của ông Ngô Văn Tiếp - chủ trang trại lợn  (xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) gần chục năm chăn nuôi chưa một lần nào bị dịch bệnh xâm nhập:“Công tác vệ sinh thú y và xử lý môi trường tốt là một trong những chiếc chìa khóa giúp trang trại nhà tôi tránh được dịch bệnh”.

Image result for hình ảnh trài chăn nuôi heo

Ảnh minh họa


Ông Tiếp đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của lợn khi chia sẻ về vấn đề vệ sinh thú y cho lợn: thứ nhất là do thời tiết quá nóng, quá lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột; hai là yếu tố vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi; ba là nuôi, nhốt quá chật hoặc nhốt chung với gia súc khác; bốn là thay đổi về sinh lý theo giai đoạn phát triển của cơ thể, năm là do lượng thức ăn không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng; sáu là do nước uống không đủ, không đảm bảo vệ sinh hoặc do ký sinh trùng sống ký sinh bên ngoài (ruồi, ve, ghẻ,…), hoặc bên trong cơ thể (giun, sán), vi trùng, virut có hại, xâm nhập vào cơ thể gia súc. Những nguyên tắc chung trong việc vệ sinh phòng bệnh bao gồm: vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, các biện pháp khử trùng trước, trong và sau khi vào khu chăn nuôi,…


- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi



Anh Luyện, công nhân phụ trách một chuồng lợn con sau cai sữa chia sẻ “Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, xô, ủng, quần áo bảo hộ…”.Về vệ sinh chuồng trại và thiết bị nuôi, cần nuôi lợn thịt riêng, lợn nái riêng, lợn con sau cai sữa riêng, các lứa lợn khác nhau nuôi ở những ngăn chuồng riêng.  

 Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày rồi rửa lại trước khi nuôi lứa lợn mới. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật, xử lý phân và nước thải bằng hệ thống biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

- Các biện pháp khử trùng tiêu độc

 Luôn chú trọng tới việc rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng (cứ 2kg vôi tôi thì sủ dụng 10 lít nước) ở xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 3-5 ngày rồi quét dọn và rửa lại rồi mới cho lợn vào. Đồng thời sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hoặc dùng nước sôi để khử trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra cần lưu ý không nên dùng bột vôi hoặc nước vôi khử trùng khi có lợn trong chuồng vì bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp và nước vôi có thể gây bỏng cho lợn.

- Vệ sinh thức ăn và nước uống

Nên rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho lợn ăn, tuyệt đối không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Phải đảm bảo không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng, luôn ghi nhớ trong đầu là không được cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, cần sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống.

- Một số biểu hiện khi lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh

Quan sát lợn hàng ngày, khi thấy một số biểu hiện lạ như: thứ nhất là thấy gia súc bỏ ăn hoặc kém ăn, ủ rũ, nằm một chỗ hoặc ít vận động, sốt cao, uống nhiều nước, mắt lờ đờ, lông xù, tai đỏ hoặc tím tái, ho, khó thở thở mạnh, ỉa chảy hoặc táo bón. Thứ hai là thấy xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như đầu, tai, chân, mõm,… thì cần có những biện pháp kịp thời xử lý.

- Các biện pháp cần làm khi lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh

Khi phát hiện lợn ốm, cần ngay lập tức cách ly lợn ốm ngay để theo dõi. Nếu lợn chết, cần đưa lợn ra khỏi chuồng nuôi và báo cán bộ thú y đến để có biện pháp xử lý thích hợp. Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Tuyệt đối không thả rông lợn, không bán chạy lợn ốm, không mổ lợn ốm gần khu vực chăn nuôi và không cho lợn và gia súc khác ăn các phụ phẩm của lợn bị bệnh. Đồng thời, hạn chế đi lại hoặc vận chuyển các vật dụng, dụng cụ chưa được tẩy uế sát trùng từ các chuồng trại khu vực có lợn ốm đến khu vực lợn khỏe.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Nuôi lợn bằng hỗn hợp đông y

Hiện nay có rất nhiều giải pháp để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả như công nghệ chuồng trại, công nghệ biogas, giải pháp quy hoạch, quy trình chăn nuôi, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi...tuy nhiên ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn đang là vấn nạn nhức nhối ở nhiều địa phương phát triển nghề chăn nuôi. Nhưng có 1 giải pháp giảm khí thải, mùi hôi thối của các chất thải ngay tại nguồn là trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn chăn nuôi.


Đây là một giải pháp rẻ tiền, nhưng rất hiệu quả.

Từ xa xưa, trong y học cổ truyền, một số vị thuốc thường được sử dụng đi liền với nhau trong các thang thuốc bổ để tăng cường tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình trao đổi chất được điều hòa và cân bằng. Thông thường, đó là các vị bạch truật, sử quân, hoài sơn, xa tiền, mạch nha, sơn trà, thần khúc và ngưu tất.
Với liều lượng thích hợp, các vị thuốc trên khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành hỗn hợp mang tính bình, giúp cho việc tăng cường hoạt tính của các men tiêu hóa và quá trình trao đổi chất trong ruột non, làm giảm hoạt tính của các vi khuẩn gây thối ở ruột già; do đó, có thể làm giảm mùi hôi của phân, nước tiểu của người và gia súc. Các vị thuốc trên chứa chất saponine có tác dụng hấp thụ khí độc amoniac (NH3) và hydrosunfua (H2S) có trong đường tiêu hóa của người và gia súc.

Với ý tưởng nghiên cứu, chế biến chế phẩm có nguồn gốc thảo dược làm giảm thiểu mùi hôi của chất thải chăn nuôi mà không cần xử lý, nhóm tác giả Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Đặng Hoàng Biên, Vũ Hồng Chương, Trần Nho Thanh và Nguyễn Thị Huyền (Viện Chăn nuôi và hiệu thuốc 26 Lãn Ông, Hà Nội) đã bắt tay vào nghiên cứu và điều chế thành công chế phẩm CP2.

Trong 3 công thức phối trộn, các tác giả đã chọn công thức tạo được sản phẩm CP2 cho hiệu quả tốt nhất như sau: Mạch nha (25%), sơn trà (15%), thần khúc (20%), sử quân (5%), xa tiền (5%), ngưu tất (30%).

Sử dụng chế phẩm CP2 với liều lượng 1.000g CP2/1 tấn thức ăn hỗn hợp cho nuôi lợn thịt sẽ cho khối lượng tăng trọng/ngày cao hơn đối chứng là 4,42%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn 9,58%; chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 7,89%. Đối với chăn nuôi lợn nái nuôi con, sử dụng CP2 với liều lượng như trên cho kết quả rất khả quan.

Sử dụng chế phẩm CP2 đã góp phần làm giảm đáng kể mùi hôi của chuồng nuôi lợn; ở chuồng nuôi lợn thịt, hàm lượng NH3 giảm 41,30% và hàm lượng H2S giảm 44,44% so với lô đối chứng. Ở chuồng nuôi lợn nái sinh sản, NH3 giảm 45,26%, H2S giảm 43,90% so với lô đối chứng.

Hướng nghiên cứu sử dụng thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự phát thải các khí độc hại mà vẫn đảm bảo hiệu quả chăn nuôi này cần tiếp tục được khuyến khích nghiên cứu sâu hơn. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích và nhân rộng kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà để góp phần tích cực xây dựng một nền chăn nuôi “sạch” và phát triển bền vững.

Tìm kiếm bài viết qua từ khóa : 

- xử lý chất thải chăn nuôi bằng hỗn hợp đông y
- xử lý chất thải chăn nuôi băng đệm lót sinh học

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Tiền hay là rác ... ?


Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn là thực trạng của nhiều thành phố phát triển hiện nay, cứ mỗi ngày thì lại sản sinh ra một lượng chai nhựa khổng lồ được cho vào thùng rác . Tuy nhiên đó không phải là vấn đề đối với thành phố Kawasaki (Nhật) , ngược lại thì công ty PRT lại đang ăn nên làm ra nhờ việc thu gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sử dụng.



Mỗi ngày, PRT thu mua rác thải là những vỏ chai nhựa từ các thành phố như Tokyo, Kawasaki... để tái chế chúng. Giá thu mua rất rẻ nên đầu vào khá thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Bà Toshiko Ito, người đứng đầu bộ phận kế hoạch, bán hàng của PRT, cho biết, công ty được thành lập tháng 10/2008 với quy mô ban đầu 72 người lao động.

Cũng theo bà Toshiko Ito, mỗi năm nhà máy xử lý được 680.000 tấn chai nhựa. Dù chi phí thu mua thấp, nhưng bà từ chối trả lời mức doanh thu và lợi nhuận vì đây là "bí mật kinh doanh".

Từ những chai nhựa bỏ đi, qua quy trình tái chế phức tạp thì cho ra sản phẩm hạt nhựa trắng để tái chế ra chai nhựa mới. Sản phẩm hạt nhựa của PRT được xuất sang nhiều nơi, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Đại diện PRT khẳng định, dây chuyền tái chế của công ty là hiện đại nhất thế giới, và hiện chỉ có một nhà máy này do công ty chưa tính tới việc chuyển giao công nghệ, dù nhiều đối tác đã đến chào mua.

Vốn đầu tư nhà máy tái chế rác nhựa này là 20 tỷ Yên (khoảng 177 triệu USD, tương đương 3.780 tỷ đồng). Chi phí đầu tư nhà máy không quá lớn so với quy mô một phần quan trọng nhờ công ty phát minh ra được dây chuyền tái chế, thay vì đi mua. Vì thế, tài sản quý giá nhất của công ty được cho là dây truyền tái chế rác hiện đại.

Khác với PRT có mục tiêu quan trọng là biến rác thành tiền, nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki lại đối mặt với việc phải xử lý nước thải để bảo vệ môi trường. Nhà máy có diện tích 350.000 m2 này hiện là nơi làm việc của 3.000 công nhân.

Theo ông Takashi Furukawa, Phó tổng giám đốc khối hành chính, an toàn lao động và môi trường của Ajinomoto, mỗi ngày nhà máy tại Kawasaki sản xuất 8.000 tấn sản phẩm bột ngọt, nước tương... Lượng nước thải, khí thải, nhựa,... từ hoạt động sản xuất cũng rất lớn.

Tuy nhiên, bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại, các chất thải đã được tái chế làm thức ăn gia xúc, phân bón hóa học... Theo ước tính, riêng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy mỗi ngày xử lý được 4 tấn chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hóa học (trong ảnh là nguyên liệu khô, kết quả xử lý nước thải).

Với một tập đoàn chuyên về thực phẩm hiện có 126 nhà máy, doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm, việc xử lý chất thải thành nguyên liệu tái chế là quy trình bắt buộc của tập đoàn.

Trường hợp của PRT và nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki chỉ là hai ví dụ điển hình về việc biến rác thành tiền và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Bởi ở thành phố 1,45 triệu dân, GDP đạt 5,2 nghìn tỷ Yên này, từ năm 1970-1972, 45 nhà máy lớn nhất thành phố đã phải ký với chính quyền về việc cam kết bảo vệ môi trường.

Ông Satoru Yokota, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu môi trường Kawasaki (Cục Môi trường Kawasaki) cho hay, theo ký kết, các công ty ở thành phố tập trung nhiều tập đoàn lớn trên thế giới này phải có chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thông qua việc dùng các nguyên, nhiên liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường dùng cho sản xuất. Việc bảo vệ môi trường được chính quyền thành phố giao nhiệm vụ cho từng quận.


Ông Satoru Yokota cũng cho biết, lượng khí thải Sulfur giảm mạnh từ 45.879 tấn năm 1973 xuống dưới 15.000 tấn vào những năm 1986, và đến những năm gần đây xuống dưới 9.000 tấn. Tương tự, lượng khí thải Nitơ oxit cũng giảm rất mạnh.


Ông Satoru Yokota nhấn mạnh, việc thành phố công nghiệp Kawasaki thành công trong việc bảo vệ môi trường xuất phát từ việc chính quyền đã triển khai thành công 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn những năm 1970 đã có những chính sách bắt buộc các doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường; giai đoạn 2 từ những năm 1980 các doanh nghiệp bắt đầu cải tiến công nghệ theo hướng bảo về môi trường; và giai đoạn 3 từ những năm 1990 đã thành công trong việc giáo dục, tuyên truyền về kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố.

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Phương án mới lại không được thành phố Cam Ranh chấp nhận

Không lâu sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu dừng việc thi công việc nạo vét trên vịnh Cam Ranh, 2 công ty thi công dự án là công ty CP Môi Trường Xanh và công ty đầu tư Cái Mép đã tiến hành chỉnh sửa và trình phương án thi công mới song phương án của 2 công ty lại không được UBND TP. Cam Ranh chấp nhận.



Ngày 25-5, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho biết, phương án thi công mới của Công ty Cổ Phần Đầu tư Cái Mép không được địa phương chấp nhận là do tiếp tục nạo vét trên vịnh Cam Ranh bằng xáng cạp. Theo phương án thi công ban đầu được cơ quan chức năng phê duyệt thì trong quá trình nạo vét, đơn vị thi công phải dùng tàu hút bụng để hút hết phần bùn bề mặt rồi mới dùng xáng cạp để nạo vét. Trong cuộc họp mới đây, đồng chí Lê Đức Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu công ty phải thực hiện đúng theo đề án, nếu thay đổi phải có ý kiến của cơ quan chức năng, đồng thời đánh giá lại tác động môi trường. “Do vậy, khi nào có ý kiến đồng ý của cơ quan cấp phép, chúng tôi mới để họ thi công theo phương án này” - ông Sơn nói.


Theo ông Mai Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường , trước khi dự án nạo vét này bị dừng, qua kiểm tra thực địa, cả Công ty CP Đầu tư Cái Mép và Công ty CP Phát triển Môi Trường Xanh đều có các vi phạm so với quy định của báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đã được Bộ TN-MT phê duyệt. Cụ thể, Công ty CP Đầu tư Cái Mép sử dụng xáng cạp để múc cát lên sà lan trong khi ĐTM quy định là tàu hút bụng. “Cả 2 công ty thi công mà chưa thông báo với các cơ quan chức năng kế hoạch nạo vét để các cơ quan này kiểm tra, giám sát theo quy định; chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt” - ông Thắng nhấn mạnh.

Tại buổi đối thoại giữa UBND TP. Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân, 2 đơn vị thi công và người dân tổ chức chiều 23-5, ông Sơn khẳng định: “Sắp tới 2 đơn vị thi công phải nạo vét cuốn chiếu, làm tới đâu gọn tới đó. 2 đơn vị không thi công cùng một lúc ở một địa điểm, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Đơn vị nào không thực hiện đúng sẽ cho ngừng thi công”. Trong cuộc họp này, UBND TP. Cam Ranh cũng thừa nhận, thời gian vừa qua để xảy ra vụ việc đáng tiếc liên quan đến dự án nạo vét vịnh Cam Ranh là do chính quyền địa phương không làm tốt việc giám sát, kiểm tra; chưa tuyên truyền cụ thể cho người dân hiểu và kịp thời xử lý những phát sinh xảy ra.

Được biết, từ ngày 25 đến 27-5, đơn vị thi công tiến hành thả phao để xác định vùng nạo vét. Sau đó, chính quyền địa phương phối hợp với các bên liên quan kiểm kê số lượng lồng bè bị ảnh hưởng để hỗ trợ di dời. Đến ngày 20-6 sẽ kết thúc việc di dời và sau đó 2 công ty mới bắt đầu tiếp tục việc nạo vét.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hải Bình - Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Cái Mép cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và tuân theo phương án thi công cuốn chiếu như UBND TP. Cam Ranh đưa ra. Nhưng thi công bằng tàu hút bụng sẽ gây ô nhiễm hơn nên chúng tôi đang đề xuất Vùng 4 Hải quân điều chỉnh lại phương án thi công bằng xáng cạp. Nếu không được chấp nhận, chúng tôi sẽ thi công như phương án đã được phê duyệt trước đó”. Riêng về thời gian thi công, ông Bình cho biết đơn vị sẽ thi công trở lại vào ngày 10-6. Bởi làm muộn thì phía đối tác của Singapore không nhập cát tận thu nữa và dự án coi như phá sản. “Lúc đó Bộ Quốc phòng phải tự bỏ kinh phí 3.000 tỷ đồng để làm chứ chúng tôi không tiếp tục làm được nữa” - ông Bình khẳng định.

Hiện nay, Sở Tài Nguyên & Môi Trường đang tiến hành kế hoạch lấy mẫu nước để làm rõ việc nạo vét có làm chết tôm cá của người dân hay không. Thời gian tiến hành từ ngày 20-5 đến 20-7-2015 hoặc theo kế hoạch nạo vét, đảm bảo thời điểm thu mẫu trước và trong khi nạo vét của 2 dự án đang triển khai tại đây. “Nếu quá trình thi công sắp tới, mẫu nước giám định thể hiện việc nạo vét làm ô nhiễm môi trường, gây chết cá, tôm của người dân. UBND TP. Cam Ranh sẽ tiếp tục cho dừng việc thi công và kiến nghị xem xét lại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời yêu cầu đơn vị thi công đền bù thiệt hại cho dân” - ông Sơn cho hay.


Tìm chúng tôi qua TK:

- báo cáo giám sát môi trường định kỳ thành phố cam ranh

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Nhiều vi phạm được phát hiện ở nhà máy bia Vinaken

Phát hiện nhiều sai phạm đối với nhà máy bia Vinaken xây dựng tại xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) theo kết quả điều tra sơ bộ của chánh thanh tra thành phố Hồ Chí Minh và UBND TpHCM cũng vừa có văn bản chỉ đạo cụ thế để tiến hành điều tra kỹ lưỡng làm rõ vụ việc , nếu sai phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Năm 2005, Nhà máy Bia Vinaken được Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tiến Đồng (P13, Q.Tân Bình) đầu tư hơn 54 tỷ đồng xây dựng trên diện tích 13.107m² tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm. Khu đất này nằm trong diện tích gần 20ha, do Công ty Hoàng Hải (Giám đốc là ông Ngô Quang Trưởng, hiện đang thụ án vụ giết người diệt khẩu) quản lý.

Mặc dù mới chỉ được UBND huyện Hóc Môn thuận địa điểm lập dự án cụm công nghiệp mới, song Công ty Hoàng Hải đã cắt đất cho Công ty TNHH Tiến Đồng thuê để xây dựng Nhà máy Bia Vinaken. Toàn bộ diện tích đất trong khuôn viên nhà máy đều là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, do ông Ngô Quang Trưởng chuyển nhượng của các hộ dân, sau này khi nhà máy đi vào hoạt động được quy thành vốn góp của Công ty Hoàng Hải.

Theo Kết luận thanh tra số 338/KL-TTTP-P1 ngày 23-6-2010 của Thanh tra TPHCM, Nhà máy Bia Vinaken là công trình vi phạm về xây dựng, cụ thể: Đầu tư xây dựng không phép và trái với quy hoạch đã được ủy ban nhân dân TP phê duyệt. Vi phạm trên đã bị áp dụng hình thức xử phạt với mức 35 triệu đồng, buộc đình chỉ hoạt động, khôi phục lại hiện trạng ban đầu và tự tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép. Thế nhưng, nhà máy chỉ chấp hành nộp phạt, không khắc phục hậu quả, không đình chỉ hoạt động và tiếp tục có những sai phạm khác trên các lĩnh vực về thuế, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây bức xúc cho người dân và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trên địa bàn.


Sản xuất xả thải ra môi trường

Để làm rõ những sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Vinaken, ngày 27-6-2011, Thanh tra TP thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra về các nội dung liên quan đến pháp lý sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng, thực hiện nghĩa vụ thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kết quả thanh tra đã chỉ ra một loạt sai phạm như: Không chấp hành các nội dung theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1370/QĐ-XPHC ngày 24-3-2010 của UBND TPHCM, không nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 36.336.236 đồng; hoạt động của nhà máy không đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường; địa chỉ hoạt động của nhà máy không đúng với địa chỉ đăng ký.

Không những thế, đoàn thanh tra còn phát hiện Nhà máy Bia Vinaken còn có nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, theo thiết kế xây dựng, nhà máy có công suất là 15 triệu lít bia/năm, nhưng hệ thống xử lý nước thải không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nhà máy đã xây dựng đường ống ngầm để xả nước thải chưa qua xử lý ra đường thoát nước công cộng rồi chảy thẳng ra kênh Rạch Sa, gây ô nhiễm môi trường.

Dù không có chức năng ngành nghề thoát nước và xử lý nước thải, không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, không có hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại, phế liệu, không có báo cáo giám sát môi trường định kỳ; giấy phép khai thác nước ngầm và giấy phép xả thải đã hết hạn, nhưng nhà máy vẫn đứng ra ký hợp đồng với Công ty TNHH Tân Châu Bình nhận xử lý 54.670 thùng bia nhãn hiệu Budweiser nhập khẩu đã hết hạn sử dụng. Quy trình xử lý số bia quá đát trên được nhà máy xả vào bồn có chứa hóa chất làm loãng rồi xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm cho nhiều khu dân cư. Khi bị phát hiện, nhà máy đã đổ ra môi trường 1.950 thùng và gần 10 ngàn thùng bia quá đát khác đã được phá dỡ bao bì chuẩn bị xả thẳng ra môi trường.

Tin tức được độc giả tìm kiếm qua :

- bao cao giam sat  moi truong nha may bia
- nhà máy sản xuất bia có cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Cơ sở nấu nhựa tái chế giữa lòng dân cư

Đặt giữa khu dân cư, cơ sở nấu nhựa tái chế của chi nhánh doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc , quốc lộ 91B, phường Long Tuyền, hàng trăm người dân xung quanh cơ sở khốn đốn, mất ăn mất ngủ.


Doanh nghiệp tư nhân Quốc Trạng 


Xưởng nấu nhựa tái chế này hoạt động liên tục suốt 1 ngày đêm trong hơn 1 năm này , vì nấu nhựa thủ công nên mỗi lần đốt nhựa là mùi cháy khét bao trùm cả khu phố theo lời bà Nguyễn Thị Bích Đào.

“Chúng tôi đều bị đau mũi kinh niên, ho, do hít phải khí độc”, bà Đào nói.

Gần hộ bà Đào, hộ ông Ngô Văn Thuận bán cà phê ở mặt đường lộ, giáp với xưởng nhựa Quốc Trạng. Cũng rầu rĩ: “Từ khi có xưởng nấu nhựa, khách uống nước giảm hẳn, nhiều người đang uống bỏ đi không quay lại vì ngửi phải mùi nhựa cháy. Buôn bán ế ẩm, cuộc sống thì bất an”.

Ông Thuận cho biết thêm, nhiều hộ có trẻ con phải gửi đi nơi khác hoặc nhốt trong nhà, đóng kín cửa, mắc màn để bớt mùi cháy khét.

Sau lưng xưởng nấu nhựa, cách một con rạch, nhà ông Nguyễn Văn Đấu thường xuyên phải đóng kín cửa. Ông cho biết, cả khu vực có 45 hộ với khoảng 200 người “vừa rồi có người chết trẻ vì ung thư nên dân hoang mang lắm, nhưng kêu hoài không ai giải quyết”.

Ông Trương Minh Trường, Phó trưởng phòng TN&MT quận Bình Thủy, trình bày, Chi nhánh DNTN Quốc Trạng tại Cần Thơ được Sở KH-ĐT cấp phép năm 2008, hoạt động tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa.

Tháng 12-2008, doanh nghiệp lập thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT quận Bình Thủy tham mưu cho UBND quận cấp giấy xác nhận.

Theo nội dung cam kết, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động và báo cáo giám sát môi trường.

Nhiều hộ dân cho biết, được phép tái chế bọc phế liệu thành hạt nhựa nhưng doanh nghiệp này nấu chảy tất cả các loại nhựa phế liệu để đúc thành bánh, hoạt động hoàn toàn thủ công.

Theo quan sát của PV Tiền Phong, xưởng nấu nhựa rộng khoảng 700 m2, ở gần rất khó chịu vì nồng nặc mùi nhựa cháy khét. Bên trong có 3 nhà xưởng với các lò nấu thủ công xả khói xanh lè, nghi ngút. Nước thải từ xưởng cũng được đổ thẳng ra rạch Hàng Bàng phía sau lưng. Trong những đống nhựa phế thải, có cả rác thải y tế.

Tháng 12-2009, Phòng Cảnh sát Môi trường của Công an Cần Thơ xuống kiểm tra và xử phạt cơ sở này 600.000 đồng. Các hộ dân càng bức xúc hơn khi sau lần xử phạt tình trạng ô nhiễm không hề được khắc phục.

Tìm kiếm qua từ khóa :

- báo cáo giám sát môi trường định kỳ cơ sở nấu nhựa
- lập kế hoạch bảo vệ môi trường xưởng nấu nhựa

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Tảo : Nguồn nhiên liệu sinh học tự nhiên tuyệt vời

Thời kỳ khủng hoảng năng lượng đang đến gần , vấn đề nhiên liệu đang là vấn nạn toàn cầu trong tương lai gần , do đó việc sản xuất nhiên liệu từ các nguyên liệu dễ kiếm trong thiên nhiên , thân thiện với môi trường đang là đóng góp cực kỳ quan trọng.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã làm được điều này khi tạo ra dầu diesel sinh học từ tảo thông qua đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vi tảo biển làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học" thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 với mã số ĐT.03.09 do Bộ Công thương quản lý.


Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm diesel sinh học từ tảo biển trong phòng thí nghiệm.


Một mũi tên trúng 2 đích

Việc dùng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học giống như một mũi tên bắn trúng 2 đích: vừa tạo ra năng lượng vừa làm sạch môi trường. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn khi thế giới vẫn đang tìm kiếm những nguyên liệu thay thế cho các nguồn nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất như ngô, sắn, mía, đậu nành, cọ, hạt cải… Sử dụng loại nhiên liệu trên giúp làm giảm khí CO2 phát thải so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ bất ổn về an ninh lương thực. Thế hệ nhiên liệu sinh học thứ hai sử dụng nguyên liệu là phế thải nông nghiệp hay các cây nhiên liệu trồng trên đất bạc màu, bỏ hoang, vì thế đã được tập trung nghiên cứu. Mặc dù phong phú, sẵn có, song việc sản xuất nhiên liệu từ nguồn này vẫn chưa thực sự có hiệu quả kinh tế do các rào cản về mặt kỹ thuật cũng như gây thế độc canh, mất cân bằng sinh thái.

Được coi là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nhiên liệu sinh học thế hệ thứ ba và giải quyết được hầu hết các tồn tại nói trên, vi tảo nói chung và vi tảo biển nói riêng đã được các nhà khoa học Việt Nam lựa chọn. Đây là hướng đi có tính khả thi cao. Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vi tảo biển làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học” đã được thực hiện trong 3 năm (2009-2011), do Phó Giáo Sư Tiến Sỹ Đặng Diễm Hồng và TS Đinh Thị Hằng đồng chủ nhiệm. Mục tiêu chính là lựa chọn và nuôi trồng trên quy mô lớn một số loài vi tảo biển Việt Nam có hàm lượng lipít cao làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.

PGS.TS Đặng Diễm Hồng cho biết: Mỗi loài tảo chứa hàm lượng dầu khác nhau, có thể biến đổi thành diesel sinh học bằng công nghệ phù hợp hiện có. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vi tảo có khả năng tạo ra được dầu cho sản xuất diesel sinh học cao gấp 15-300 lần so với các cây có dầu truyền thống khác trên cùng một diện tích sử dụng. Cây cọc rào (Jatropha curcas) cho 1.892 lít dầu/ha trong khi vi tảo là 58.700 lít/ha. Không giống như thực vật bậc cao, vi tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nhân đôi sinh khối trong vòng 24 giờ.

Thành phần dầu của tảo có thể lên tới 80% khối lượng khô. Tỷ lệ dầu chiếm đến 20-50% khối lượng khô là phổ biến ở tảo. Ngoài ra, trong quá trình quang hợp, tảo còn sản xuất ra dầu ngay trong tế bào của chúng. Tảo cũng có thể tăng khả năng sản xuất dầu bằng cách bổ sung khí CO2 trong quá trình nuôi trồng hoặc sử dụng các môi trường giàu chất hữu cơ (như nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm…) để nuôi trồng. Điều này vừa tạo ra nhiên liệu sinh học, vừa làm giảm lượng CO2, làm sạch môi trường, đóng góp tích cực cho việc chống biến đổi khí hậu.

Nhiên liệu từ tảo còn có ưu điểm như ít tính độc, khả năng đốt cháy tốt hơn dầu thô, không gây hiệu ứng nhà kính, có thể sử dụng trực tiếp cho động cơ diesel hoặc pha trộn diesel từ vi tảo với diesel có nguồn gốc dầu mỏ theo các tỷ lệ khác nhau.

Đã có sản phẩm

Đề tài của các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học là công trình nghiên cứu cơ bản đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất biodiesel từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam. Sau 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã có được quy trình công nghệ nuôi trồng 4 loài vi tảo biển tiềm năng (Schizochytrium mangrovei; Nannochloropsis oculata; Chlorella vulgaris; Tetraselmis convolutae) trên quy mô lớn, tạo ra được 7,8 lít diesel đạt 11/15 tiêu chuẩn theo TCVN 7717:2007 về diesel B100 cùng với các sản phẩm phụ như axít béo không bão hòa đa nối đôi (polyunsaturated fatty acids - PUFAs) DHA, DPA, glycerol, phân vi sinh từ sinh khối vi tảo biển nuôi trồng được.

Một kết quả nổi bật khác là thiết kế và sử dụng thành công hệ thống photobioreactor kín (bể phản ứng quang sinh kín) cho việc nhân giống ban đầu có chất lượng và mật độ tế bào cao hơn hẳn so với hệ thống bể hở, bảo đảm chủ động nguồn giống cho nuôi trồng trên quy mô lớn. Điều này cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị giống sơ cấp, giảm tạp nhiễm ban đầu, góp phần giảm đáng kể giá thành sản xuất sinh khối tảo quang tự dưỡng ở Việt Nam. Hiện nay, một số nước bắt đầu ứng dụng công nghệ này và đã chứng minh được tính hiệu quả.

Theo các tác giả đề tài, giá thành diesel sinh học sản xuất được hiện còn khá cao. Tuy nhiên, giá thành sẽ giảm đáng kể nếu gia hóa sản phẩm khác của quá trình sản xuất diesel sinh học như các axít béo không bão hòa đa nối đôi PUFAs (với tỷ lệ bằng 50% lượng biodiesel sản xuất ra), có thể sử dụng làm thực phẩm chức năng cho người và động vật nuôi, làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, nếu thu nhận và làm tinh sạch được glycerol thải thành sản phẩm thương mại hóa, sử dụng nguồn này để nuôi trồng những loài vi tảo giàu dinh dưỡng khác, đó cũng là giải pháp hạ giá thành…

Tảo biển Việt Nam rất đa dạng, nhiều loài đặc hữu, hứa hẹn là nguồn tiềm năng sản xuất diesel sinh học trong thời gian tới. Hướng nghiên cứu mới giúp rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học so với thế giới.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Trang trại nuôi heo của bí thư xã Bình Ninh bị tố nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Ngoài những vụ lùm xùm xung quanh việc chơi sang của ông bí thư xã Bình Ninh như dùng ô tô biển số ngoại đi làm, lạm dụng chức quyền nghỉ việc không xin phép, người dân nơi đây còn tố ông này nuôi heo gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Ngày 31/5/2012, ông Trần Văn Thạch – Phó trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cùng các ban ngành khác đã đến cơ sở chăn nuôi heo của ông Cao Văn Thê để kiểm tra, đánh giá tình hình về việc nuôi heo gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nơi đây.

Đoàn đã kiểm tra tại vị trí cống xả ra kênh công cộng, vị trí các hộ dân lân cận như nhà ông Huỳnh Văn Minh, nhà ông Trần Văn Tĩnh. Qua đó ghi nhận, việc xả thải ra kênh công cộng của cơ sở chăn nuôi ông Thê chưa được sự đồng ý của UBND huyện Chợ Gạo, vi phạm Luật bảo vệ môi trường.



Một phần trang trại nuôi heo của ông Bí thư xã Bình Ninh - Ảnh: Phan Cường




Tại thời điểm kiểm tra, nước thải chăn nuôi heo từ ao chứa ra biogas được bơm lên vườn dừa của chủ cơ sở, nước có màu đen và có mùi hôi, nước thải chứa ở các rãnh nước tại vườn dừa giáp ranh các hộ dân. Phân heo được cho vào các bao cột miệng và chứa tại trại chăn nuôi (trại nền gạch có mái che, trại hở), chưa xây dựng khu vực chứa phân kín và riêng biệt.

Nước thải từ trại heo bơm thẳng ra vườn dừa, đổ nước thải thoát ra kênh công cộng, nước thải được lưu chứa tại vườn dừa giáp ranh đất các hộ dân. Việc xây dựng hàng rào xung quanh cơ sở chăn nuôi chưa thực hiện đúng theo quyết định số 17/2010-QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang.

Nước thải chăn nuôi heo được cho vào các hầm biogas tổng thể tích khoảng 120m2 nhỏ hơn so với nội dung bản cam kết. Nước xả ra ao chứa sau biogas, nước từ ao chứa sau biogas không đưa vào hệ thống ao sinh học.


Theo đó, biên bản buộc chủ cơ sở là ông Cao Văn Thê không được tiếp tục bơm nước thải chưa qua hệ thống xử lý chăn nuôi heo ra vườn dừa giáp ranh các hộ dân, ảnh hưởng mùi hôi đến những người dân sinh sống xung quanh. Chủ cơ sở chỉ được phép bơm nước thải lên vườn dừa khi chứng minh được nước thải không gây mùi hôi, ảnh hưởng đến hộ dân và phải có văn bản chấp nhận của UBND huyện Chợ Gạo.

Ngoài ra, ông Thê phải đắp kiên cố lại các vị trí xả thải ra kênh công cộng. Tiếp tục thực hiện công văn ngày 20/3/2012 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Gạo. Thời gian khắc phục 20 ngày kể từ ngày lập biên bản.


Heo ông Thê nằm bên trong trại, cách hàng rào, bên ngoài là vườn nhà hộ dân lân cận, nước thải chảy lênh láng với màu đen kèm mùi hôi thối khó tả


Ý kiến của hầu hết người dân nơi có khu vực bị ảnh hưởng, vụ việc ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe người dân nơi đây xảy ra 7 năm rồi nhưng đến nay ông Thê vẫn tiếp tục “công việc” của mình mà không xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi heo khiến mùi hôi ngày càng nặng. Với ngần ấy thời gian, người dân cam chịu đến khi hết chịu đựng nổi mới viết đơn phản ảnh đến cơ quan chức năng nhiều lần nhưng chẳng có kết quả gì.


Đến nay vụ việc cũng chỉ dừng ở việc lập biên bản “nhắc nhở”, không có biện pháp xử lý thuyết phục đối với ông Thê khiến người dân không..."tâm phục, khẩu phục".

Nhiều gia đình than thở: "Từ lúc ông Thê lập trang trại nuôi heo, mùa nắng thì mùi hôi thối bốc lên khai nồng nặc, mùa mưa thì nhếch nhác, dơ bẩn, kéo theo muỗi mòng sinh nở nhiều. Chân lội nước bẩn, mất vệ sinh nên gây ghẻ ngứa, mũi hít thở mùi hôi thì bị viêm xoang nặng, kéo theo chứng đau đầu mãn tính. Ngủ nghỉ không được khiến cả nhà ai nấy gầy rộc, hốc hác, già trước tuổi".