Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Khu vực đông dân cư nghèo tình trạng ô nhiễm đang được kiểm soát

Hợp phần kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực tập trung đông cư dân nghèo đã bộ TNMT tổ chức hội nghị tổng kết vào hôm 8/12.

Hình ảnh một con kênh ở Bến Tre sau khi được cải tạo


Thứ trưởng Bộ TNMT, Trưởng ban chỉ đạo Dự án PCDA Bùi Cách Tuyến đánh giá qua, sau thời gian hơn 5 năm triển khai (từ 2005 đến nay), PCDA đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với 4 địa phương được lựa chọn để triển khai dự án là Thái Nguyên, Quảng Nam, Hà Nam và Bến Tre.

Cụ thể, PCDA đã tổ chức 33 khóa đào tạo, tập huấn cho 1.700 lượt cán bộ thuộc các cơ quan quản lý môi trường; 113 Hội thảo phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho trên 11.000 lượt cán bộ cấp xã và cộng đồng.

Dưới sự hỗ trợ của PCDA, 28 văn bản quy phạm pháp luật cấp Trung ương, 18 quyết định hành chính cấp địa phương đã được xây dựng và ban hành, 55 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường đã được xây dựng và xuất bản.

Hợp phần PCDA đã thực hiện thành công một số dự án tiêu biểu như Cải thiện môi trường chợ Bà Rén tại tỉnh Quảng Nam; Xử lý nước thải và chất thải y tế ở Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên-Thái Nguyên; Cải thiện môi trường kênh Chín Tế tỉnh Bến Tre; Xây dựng mô hình xã hội hóa việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại huyện Kim Bảng-Hà Nam; Xử lý nước thải cụm công nghiệp Trường Xuân – Quảng Nam; Cải thiện môi trường và xây dựng mô hình cấp nước cho cộng đồng ở khu vực nhiễm độc dioxin tại Quảng Nam.

Được sự hỗ trợ của PCDA, cả 4 tỉnh tham gia Hợp phần đã xây dựng Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp tỉnh, dựa vào Khung Kế hoạch hành động KSON. Bên cạnh đó, PCDA còn giúp tạo dựng được mối quan hệ phối hợp trong công tác giữa sở tài nguyên và môi trường các tỉnh với các sở, ban, ngành khác, các huyện, thị và cộng đồng dân cư trong các khâu từ lập kế hoạch bảo vệ môi trường, phân bổ kinh phí và thực hiện dự án.

Có thể kể đến kế hoạch hành động cụ thể của tỉnh Hà Nam với mục tiêu từ nay đến năm 2015, có 95% rác thành phố và 50% rác nông thôn được xử lý, 95% số xã có nhà máy nước sạch hợp vệ sinh.

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã xây dựng và ban hành nhiều quy định về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đồng thời, thực hiện một số đề án bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn, khai thác khoáng sản, bảo vệ sông Cầu, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu…

5 hợp phần của chuong trình hợp tác phát triển Việt Nam -Đan Mạch mà hợp phần PCDA là một trong các hợp phần đó, trong lĩnh vực môi trường.
Mục tiêu dài hạn của Chương trình là “Cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng tập trung đông dân nghèo, duy trì ở các mức độ có thể chấp nhận được” và 3 mục tiêu trước mắt là xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; công cụ pháp lý và kiến thức chuyên môn được cung cấp từ cấp Trung ương để thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt ở Hậu Giang

Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cung cấp cho các nhà máy nước đang bị đe dọa do nguồn nước mặt ở khu vực như kênh, rạch đang bị ô nhiễm nặng , ô nhiễm hữu cơ, vi sinh đang có chiều hướng chuyển biến xấu , có nơi độ đục tăng cao gấp 4 lần .

Cụ thể, nguồn nước mặt trên các sông, kênh, rạch chính của tỉnh hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng tăng, nhất là các thông số TSS và Coliforms. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của dân cư trong khu vực. Tại các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, thương mại - dịch vụ phát triển như thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, xu hướng ô nhiễm đang ngày càng gia tăng. Ngoài ra, tại những nơi vừa đô thị hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển như huyện Châu Thành, Châu Thành A, thì dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh trong nguồn nước mặt cũng đã xuất hiện. Gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn của nước biển do sự nóng lên của trái đất đang ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng nước ngọt của người dân để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Vào lúc đỉnh điểm, có nơi nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hàng chục km, độ mặn cao nhất đo được hơn 10‰. Điều lo lắng hiện nay, chất lượng nước trên kênh xáng Xà No bị ô nhiễm nặng, khiến các loài thủy sản trên sông chết hàng loạt. Lo ngại hơn, kênh xáng Xà No là nơi cung cấp nguồn nước thô để Công ty cổ phần Cấp thoát nước Công trình đô thị Hậu Giang xử lý phục vụ cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm ngàn hộ dân.


Ông Dương Văn Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước, Công trình đô thị Hậu Giang cho biết: Hiện nay, chất lượng nước mặt ở kênh xáng Xà No thường không ổn định, nhất là vào mùa mưa, độ đục tăng cao gấp 4 lần so với bình thường. Trong khi, đây là nguồn nước chính để công ty lấy phục vụ sinh hoạt cho hàng trăm ngàn hộ dân ở thành phố Vị Thanh và vùng lân cận. Nếu không có biện pháp quản lý cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành, về lâu dài nguồn nước thô này sẽ không còn sử dụng được. Ông Thọ cho biết thêm, hiện nay nguồn nước của dòng kênh xáng Xà No khu vực thành phố Vị Thanh giảm chất lượng rất nhiều. Do đây là tuyến kênh độc đạo, hàng ngày có rất nhiều ghe tàu chạy qua, trong khi nguồn nước thải của người dân, nhà máy xả trực tiếp ra kênh này. Tỉnh cũng đã có khảo sát một vài điểm để chuyển nhà máy đi nơi khác nhưng đang gặp nhiều khó khăn, chưa chọn được vị trí, nơi có nguồn nước sạch.


Cùng với ô nhiễm nguồn nước mặt, gần đây việc khai thác nguồn nước ngầm tùy tiện, không thăm dò khai thác và việc không trám lấp khi không còn sử dụng hoặc trám lấp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại hộ gia đình, sẽ dẫn đến nguy cơ thông tầng nước ngầm. Các chất ô nhiễm từ phía trên sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm thông qua các lỗ khoan không trám lấp hoặc trám lấp không đảm bảo kỹ thuật, hòa tan vào nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất, thể hiện qua thông số N-NH3 tại tất cả các tầng đều vượt quy chuẩn.


Đặc thù là vùng sông nước, Hậu Giang là địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích nước mặt toàn tỉnh ước tính 11.500 ha. Hiện nay, bình quân lượng nước mặt được khai thác khoảng 200.000 m3/ngày đêm để phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Thời gian qua, tình trạng khai thác nguồn nước tùy tiện đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt tự nhiên, nhiều nơi có dấu hiệu ô nhiễm nặng, đe dọa nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Chết người tại hệ thống xử lý nước thải

Tại công ty cổ phần Môi Trường đô thị Hạ Long cụ thể là tại trạm xử lý xả thải thuộc phường Bạch Đằng đã xảy ra tai nạn thương tâm làm 3 công nhân môi trường thương vong, 2 người hôn mê, 1 người tử vong tại chỗ khi đang thực hiện nhiệm vụ. Điều tra sơ bộ ban đầu là tai nạn ngạt khí.
Tai nạn lao động bất ngờ, khó hiểu

Như chúng tôi đã đưa tin, khoảng 9h30 sáng ngày 6/5, tại trạm xử lý nước thải của Công ty CP Môi trường đô thị Hạ Long thuộc tổ 8, khu 18, Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), xảy ra vụ ngạt khí mê tan, khiến một công nhân tử vong tại chỗ, hai người còn lại hôn mê sâu. Nạn nhân tử vong là anh Nguyễn Văn Mạnh (28 tuổi, phường Cao Xanh), hai nạn nhân hôn mê sâu được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh là anh Đặng Minh Tuấn (36 tuổi, phường Yết Kiêu), Phạm Ngọc Nam ( 29 tuổi, phường Bạch Đằng).

Tìm gặp anh Nam, người anh hùng ba lần bất tỉnh vẫn lao thân xuống bể xả thải để cứu đồng nghiệp tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi được biêt, bản thân anh Nam cũng không thể hiểu nguyên nhân tại sao lại dẫn đến tình trạng trên.




Hiện trường nơi xảy ra án mạng.


Trong giọng nói thều thào anh Nam chia sẻ về người đồng nghiệp xấu số: "Không biết tại sao sự việc lại xảy ra như thế, vì mọi ngày anh em vẫn làm bình thường, trường hợp này là trường hợp đầu tiên cả ba anh em gặp khi thực hiện nhiệm vụ tại đây. Lúc ấy sự việc xảy ra, tôi chỉ nghĩ duy nhất một điều là lao vào cứu anh em, nhưng tôi cũng bị bất tỉnh đến hai lần, sau đó tôi đi tìm người đến hỗ trợ để cứu em Mạnh và anh Tuấn lên khỏi miệng hố. Đến lần thứ ba khi nhảy xuống tôi cũng bị ngất đi không biết gì nữa. Giờ tôi may mắn được cứu sống, nhưng Mạnh đã ra đi, thiệt thòi lớn nhất là cho Manh cùng gia đình vợ con. Dù sao em ấy cũng còn trẻ, lại hiền lành, nhiệt tình với mọi người".

Theo chia sẻ của mẹ anh Nam, cô cho biết: Gia đình neo người, khi anh Nam gặp nạn, vợ đang đưa con đi khám bệnh ở Hà Nội không về kịp, chỉ còn lại mẹ và chị gái túc trực bên cạnh. Hiện tại hoàn cảnh của gia đình anh Nam cũng khá vất vả: bố anh Nam do ảnh hưởng của di chứng chiến tranh hiện đang nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều do mẹ và em tra hỗ trợ, vợ Nam là nhân viên của một tổ chức mặt trận, con còn nhỏ hiện đang bị bệnh phải thường xuyên đi chữa trị trên Hà Nội

Bác sỹ Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, 2 nạn nhân được đưa vào cấp cứu được xác định bị tổn thương não do ngạt khí mê tan.

“Bố ơi, bố cứu, cứu anh em nhà con chết hết ở dưới bể rồi”

Tìm gặp ông Đinh Viết L (tổ 8, khu 18, phường Bạch Đằng) người đầu tiên cùng gia đình ứng cứu cho ba công nhân tại bể xứ lý nước thải khu Bến Tàu của Công ty Môi trường, ông L cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 9h30 sáng 6/5, khi anh Nam chạy vào kêu cứu, trong nhà lúc này chỉ có bốn người gồm hai vợ chồng ông cùng vợ chồng con gái. Khi mọi người chạy ra tới nơi thì thấy Mạnh đã chết chết dưới bể, còn Tuấn đã bất tỉnh, chỉ có anh Nam sau hai lần bất tỉnh vẫn cố cứu bạn lên, nhưng do nồng độ khí dưới bể quá độc, khiến người to khoẻ vạm vỡ như anh Nam không chịu được. Theo ông L, rất may là người dân đã kịp thời ứng cứ, không thì con số tử vong do ngạt khí độc ở bể chứa này sẽ là cả ba công nhân tham gia thực hiện nhiệm hôm đó.





Bể xử lý nước thải tại phường bạch đằng công ty môi trường.


Việc nạo vét, xử lý bước đầu của trạm này là công việc hàng ngày, tuy nhiên công nhân khi làm nhiệm vụ tại đây đều chỉ mặc quần ủng ngoài ra không có mũ, áo, hay mặt nạ khí bảo hộ nào khác. Công việc tại trạm này thường bắt đầu từ 8h sáng, các công nhân sẽ vớt rác, nạo vét, sau đó bơm hút nước vào hệ thống chuyển lên trạm xử lý tiếp theo rồi lại tiếp tục cho xả nước thải vào. Theo ông L cho biết, do bể quá sâu, lại có nhiều bùn đọng dưới đáy, nên công việc bơm hút hàng ngày rất khó khăn, máy bơm thường xuyên bị hỏng cháy cánh quạt.





Ngày 6/5 máy bơm nước cũng bị hỏng, khiến cả ba công nhân phải tập trung sửa máy, thay xích, thay bơm, rồi nạo vét khá lâu, khi công việc xử lý hoàn thành các anh có điện báo về trung tâm, được chỉ đạo cho xả nước thải vào, anh Mạnh là người cúi xuống mở van nước, khi nước vừa được xả vào, lượng khí độc bất ngờ bốc lên, xộc thẳng vào mũi, khiến anh Mạnh choáng váng lao đầu xuống bể, anh Tuấn và anh Nam có lao vào cứu, nhưng vì không chịu được ngạt khí anh cả hai cũng bị ngất dưới bể. Sau đó Nam tỉnh dậy, tìm cách buộc dây kéo đồng đội lên rồi lại bị ngất, đến lần thứ hai khi tỉnh lại Nam chạy đi tìm người tới giúp.





Theo lời bà Bùi Thị H, vợ ông L, lúc ấy cả hai vợ chồng ông bà đang ngồi trong nhà, thấy anh Nam chạy vào gọi: “Bố ơi, bố cứu, cứu anh em nhà con chết hết dưới bể rồi”. Thấy vậy, ông L cùng con rể chạy đi tìm dây để kéo người, bà H thì đi hô hào dân làng, còn con gái thì gọi điện cho cơ quan chức năng để báo về vụ việc. Sau khi dùng dây buộc tay mình vào tay con rể ông L anh Nam dặn: “Anh phải buộc em vào tay nhé, bằng giá nào cũng phải giữ em, để em xuống”, rồi Nam lao xuống tìm cách đưa hai đồng nghiệp lên. Sau khi đưa được cả ba lên mặt bể, Nam và Tuấn được chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng hôn mê sâu, chỉ còn Mạnh mãi mãi ra đi.





Cũng theo ông bà trạm xử lý Bến Tàu được xây dựng từ năm 2007, là trạm chứa nước thải của toàn thành phố, chất thải sau khi được bơm về đây, sẽ qua xử lý bước đầu, rồi được bơm lên trạm Lán Bè, tiếp tục chuyển về trạm Hà Khánh rồi cuối cùng là trạm Đèo Sen. Hàng ngày sinh hoạt của 8 hộ dân quanh khu vực bể chứa rất vất vả, do mùi khí thải bốc lên từ bể chứa rất khó chịu, hôi thối. Trẻ con thường xuyên bị viêm phổi, đặc biệt con dâu của ông bà cũng đã từng bị ung thư vòm họng gần 7 năm nay do ngày nào cũng hít khí độc bốc lên từ miệng hố.

Theo bà H, khu vực phường Bạch Đằng có rất nhiều người dân sinh sống, cũng như khách du lịchthường xuyên qua lại, nhưng mùi hôi thối vẫn ngày ngày bốc lên, không chỉ có thế, gia đình bà H đã nhiều lần có ý định bán nhà chuyển đi nơi khác, nhưng không tìm được người mua, vì “thối thế này ai mua, bán rẻ cũng không ai mua”, cuộc sống rất vất vả, cùng cực. Gia đình bà cùng các hộ dân trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hố nước thải đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có phản hồi gì.

Sau cuộc trò chuyện ông L đã dẫn PV đến mục sở thị hố thải “tử thần”, xung quanh khu vực được xây tường bao, cửa sắt ra đóng vào khoá. Nắp bể được làm bằng sắt, trong bể có đường ống dẫn nước lớn đường kính chừng 50 cm. Được biết nước thải của toàn phố sẽ được xả thẳng vào bể này qua đường ống trên. Tuy nhiên chính PV sau khi quan sát bể chưa nước xong cũng không thể đứng được lâu do mùi nước thải xộc lên, khiến PV đau đầu phải đi ra ngay.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Ngân hàng nông nghiệp nói gì khi DN muôn bỏ vốn đối ứng

Để giảm thiêu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án của các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được chuyển công năng sang nhà ở xã hội thường có tổng đầu tư rất lớn doanh nghiệp cần có khả năng tài chính tốt.



Dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp được Bộ Xây dựng cho phép và cấp tín dụng trong gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội của Chính phủ. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phải bỏ vốn đối ứng tối thiểu 40% là quá nhiều, trong khi thời hạn cho vay đối với doanh nghiệp để đầu tư chỉ 5 năm là quá ngắn, gây rất nhiều khó khăn, áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp đối với dự án thuần túy chỉ mang tính chất phục vụ xã hội không mang nhiều tính chất thương mại kinh doanh,…

Cử tri tỉnh Nam Định Đề nghị Nhà nước nghiên cứu có các chủ trương, chính sách phù hợp để khuyến khích hoạt động đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp, cụ thể là các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư cần được đơn giản hơn, có các giải pháp hỗ trợ tích cực về nguồn vốn và kỳ hạn vay vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng như khu xử lý nước thải và đảm bảo môi trường, xây dựng ký túc xá cho công nhân và nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Về ý kiến các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân phải bỏ vốn đối ứng tối thiểu 40% là quá nhiều và thời hạn cho vay đối với doanh nghiệp để đầu tư chỉ 5 năm là quá ngắn, gây rất nhiều khó khăn, áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp

NHNN có ý kiến rằng, việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chính sách xây dựng nhà xã hội, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, NHNN đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cũng như đẩy nhanh tốc độ giải ngân, trong đó có các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Về mức đối ứng của doanh nghiệp: Theo các quy định hiện hành, mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay của đối tượng khách hàng doanh nghiệp là 30% tổng mức đầu tư dự án, phương án vay. Các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội thường có tổng mức đầu tư rất lớn. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo việc thực hiện dự án, doanh nghiệp cần có khả năng tài chính tốt.

Mặc khác, nguồn vốn ưu đãi dành cho các doanh nghiệp chỉ chiếm 30% tổng nguồn vốn của chương trình (9.000 tỷ đồng), trong khi đến nay Bộ Xây dựng đã 8 lần công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội được tham gia vay vốn theo chương trình này với tổng cộng 106 dự án, tổng mức đầu tư 36.050 tỷ đồng.

Do đó, để nhiều dự án được tham gia chương trình hơn thì quy định mức cho vay tối đa đối với khách hàng doanh nghiệp bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án là phù hợp.

Về thời hạn cho vay: Do thời gian xây dựng các dự án nhà ở thường kéo dài từ 2-3 năm và trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư có thể bán các căn hộ cho người mua và thu tiền theo tiến độ. Vì vậy, thời hạn cho vay tối đa 5 năm là phù hợp với thời gian thu hồi vốn của các dự án xây dựng nhà ở.

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn và có rất nhiều nội dung quan trọng cần được quan tâm, đầu tư thì việc ưu tiên dành nguồn vốn đáng kể cho các dự án nhà ở xã hội là nỗ lực lớn của Nhà nước. Rất mong cử tri cảm thông và chia sẻ.

Về ý kiến: Có các giải pháp hỗ trợ tích cực về nguồn vốn và kỳ hạn vay vốn dài hạn cho các dự án đầu xây dựng ký túc xá cho công nhân và nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp.

NHNN cho hay, hiện nay, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn đối với các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp thuê thuộc danh mục được vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nguồn vốn này được thực hiện qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, do vậy, chủ đầu tư các dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp thuê liên hệ với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được xem xét vay vốn theo quy định.

Bên cạnh đó, để triển khai Nghị quyết 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư số 32/2014/TT-NHNN, theo đó đối tượng được tham gia chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng, trong đó có các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ được hưởng nhiều ưu đãi như: Thời hạn vay vốn đối với các doanh nghiệp tham gia dự án là 5 năm và lãi suất vay không quá 6%. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp nghiệp được Bộ Xây dựng phê duyệt cũng được hưởng những ưu đãi này.

Tuy nhiên, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vốn để xây dựng nhà ở cho công nhân cần có chính sách huy động từ nhiều nguồn khác nhau ngoài nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước như: Vốn trái phiếu Chính phủ, Vốn từ Quỹ phát triển nhà của địa phương,... có chính sách hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở cho công nhân.

Đồng thời, cần có sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ ngành liên quan và các cấp Chính quyền địa phương trong việc bố trí quỹ đất cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân để chính sách phát triển về nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp thật sự có hiệu quả.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

1450 tỉ đồng được chi ra để bảo vệ môi trường

Tình hình tổng chi ngân sách sự nghiệp môi trường được các lãnh đạo các bộ tài chính, bộ TNMT, bộ kế hoạch đầu tư, bộ khoa học và công nghệ họp báo vào ngày 14/10 tại phiên họp toàn thể lần thứ 9 của ủy ban KH-CN và Môi trường của quốc hội, buổi họp này do đồng chí ủy viên bộ chính trị, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển đã trình bày về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Chính phủ phân công đã tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, các quy định, hướng dẫn bảo vệ môi trường của ngành; duy trì, đảm bảo hoạt động thường xuyên của hệ thống quan trắc môi trường quốc gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg; quản lý, theo dõi, đánh giá tình hình và hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…, với tổng ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường trung ương là 1.450 tỷ đồng.

Về phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2015, các bộ, ngành sẽ tập trung thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường; phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc; xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung; xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý…, với tổng nhu cầu đăng ký sử dụng nguồn vốn sự nghiệp môi trường năm 2015 trên 2.255 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa có kinh phí cụ thể cho ngân sách sự nghiệp môi trường, do vậy, Bộ TN-MT dự kiến đề nghị tổng kinh phí năm 2015 là 1.800 tỷ đồng và sẽ ưu tiên bố trí vốn đối với các dự án chuyển tiếp từ các năm trước.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Nhân dân cù lao Tân Phú Đông được tỉnh Tiền Giang chủ động giải quyết nước sinh hoạt

Tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định triển khai nhiều biện pháp chủ động cấp nước phục vụ bà con nhân dân, tránh để tình trạng thiên tai ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất trước tình hình thời tiết hạn mặn diễn biến hết sức phức tạp , nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân ven biển thiếu thốn.



Từ ngày 6/4, tỉnh đã tổ chức chiến dịch chuyển nước ngọt từ thành phố Mỹ Tho trên sông Tiền bằng sà lan về cấp cho các ao chứa trên huyện cù lao nhằm tiếp tục bơm về các trạm và phân phối cho nhân dân. Bình quân mỗi ngày chuyển 1 chuyến sà lan, dung tích 1.000 m3. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, Tiền Giang phải dùng sà lan chuyển nước về phục vụ sinh hoạt trong mùa khô của nhân dân ven biển. Chiến dịch kéo dài đến 30/4.


Theo lãnh đạo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, từ khi triển khai chiến dịch đến nay, sà lan đã chuyển được khoảng 25.000 m3 cho hai ao chứa: Tân Thạnh và Phú Thạnh. Bên cạnh đó, để giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân những vùng đặc biệt khó khăn trên huyện cù lao, Tiền Giangcũng mở thêm 18 vòi nước công cộng phục vụ miễn phí cho bà con. Từ khi mở các vòi đến nay, tỉnh đã cấp được 766 m3 nước. Nhờ vậy, khắc phục được phần nào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn gay gắt.


Về lâu dài, để khắc phục cơ bản vấn đề nước sinh hoạt cho nhân dân Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nâng cấp tuyến đường ống chuyển tải nước thô từ ao 6 ha Tân Thới đầu cù lao về các xã nằm phía hạ lưu giáp biển. Công trình có tổng kinh phí đầu tư gần 15 tỉ đồng. Đồng thời tỉnh cũng thi công cống Lý Hoàng và đắp đập hai đầu kênh Nhiếm nhằm trữ nước ngọt trong nội đồng phục vụ nhân dân vào mùa khô hàng năm. Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, đến ngày 24/4, các đơn vị thi công trong công trình nâng cấp tuyến ống chuyển tải nước thô kể trên đã lắp đặt được 10.280 m đường ống trong tổng chiều dài toàn tuyến là 18.424 m. Sắp tới, một mặt hoàn thành tuyến ống còn lại một mặt tỉnh triển khai lắp đặt trạm bơm tăng áp 2. Đây cũng là công trình cấp nước trọng điểm trên huyện cù lao Tân Phú Đông được nhân dân hết sức mong đợi.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Trạm nước thải di động ở Cần Thơ đã được vận hành thành công

Trạm phân tích nước thải di động tại các nhà máy ở khu công nghiệp Trà Nóc, thuộc thành phố Cần Thơ đã được các chuyên gia nghiên cứu công nghệ vận hành thành công . Thông tin này được biết từ ông Bùi Duy Cam - phó giáo sư tiến sỹ , nguyên hiệu trưởng trường đại học KHTN, chủ nhiệm dự án hợp tác Việt Đức vào ngày 18/11.


Trạm phân tích nước thải di động này hoạt động như một phòng thí nghiệm, có thể phân tích và cho kết quả ngay đối với các chất độc hữu cơ, các chất ôxy hòa tan, phân tích PH, độ axit, độ kiềm của nước thải...

“Các thiết bị phân tích tình trạng ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp được bố trí lắp đặt trong thùng xe container và sẽ cho kết quả phân tích mức độ ô nhiễm nước nước thải ngay lập tức,” ông Cam khẳng định.

Được biết, các thiết bị và mô hình trạm phân tích nước thải di dộng này đều thuộc dự án hợp tác giữa phía Việt Nam và Đức trong giai đoạn 2012-2014 với nguồn vốn hỗ trợ khoảng 2,5 triệu euro.

Trao đổi thêm với phóng viên Vietnam+ về tính năng của trạm phân tích nước thải khu công nghiệp di động, ông Cam cho biết, thông thường các trạm quan trắc phải lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm, một thời gian sau mới có kết quả, còn thiết bị của trạm phân tích nước thải di động giúp cho các nhà kiểm soát phân tích nhanh, đánh giá ngay được hiện trạng.

“Đơn giản chỉ cần kéo theo trạm này đến các khu công nghiệp, khi đưa mẫu nước vào sẽ có kết quả và số liệu phân tích trong ít phút,” ông Cam nói.

Ông Cam cũng cho biết, đây là trạm phân tích nước thải di dộng đầu tiên ở Việt Nam. Toàn bộ dự án và các trang thiết bị đều đã được phía Đức bàn giao cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Kết quả đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá là tốt.


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến hết tháng 10/2014, cả nước đã có 296 khu công nghiệp được thành lập, 664 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết.

Tại các khu công nghiệp phát sinh lượng nước thải chứa nhiều hóa chất kim loại lên tới trên 600.000m3/ngày đêm. Điều đáng lo ngại là, công nghệ xử lý chất thải tại các khu công nghiệp phần lớn là thủ công lạc hậu nên nước thải ra môi trường đa số chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có tới 97% các cụm chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

CÔNG TY XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các chất thải hằng ngày tại các đô thị, các khu dân cư ....được phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Sau khi qua quá trình xử lý làm sạch nước thải, chất thải dạng lỏng sẽ nguồn cung cấp nước quan trọng cho các đô thị, khu dân cư...


Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, tuy nhiên các hê thống cấp thoát nước tại các đô thị và các vùng lân cận còn đang trong quá trình lạc hậu, không đồng bộ và thiếu các phương tiện cần thiết cho việc xử lý nước thải. Với nhu cầu và việc khai thác nước ngọt ngày càng mạnh, có thể thấy rằng việc phát triển và ứng dụng các phương pháp xử lý nước thải tiêu thu ít năng lượng và có chi phí vận hành thấp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường cho các công ty, doanh nghiệp, cở sở sản xuất tại các đô thị.

Với đội ngũ kỹ sư,chuyên gia môi trường từ các trường đại học trong và ngoài nước nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực thiết kế, thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải, Công Ty TNHH KHKT & Môi Trường Minh Việt sẽ thiết kế phương án xử lý nước thải và thi công xây dựng hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải tối ưu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nhất trong các lĩnh vực cụ thể như:

  • Xử lý nước thải công nghiệp: nước thải dệt nhuộm, nước thải sản xuất giấy, nước thải sản xuất bia, thủy sản,…
  • Xử lý nước thải sinh hoạt: nước thải cao ốc văn phòng, khách sạn, chung cư, khu dân cư, trường học….
  • Xử lý nước thải y tế: nước thải bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,…
  • Xử lý nước thải thương mại: nước thải phát sinh từ cơ sỏ dịch vụ ăn uống, giặt là, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…..

Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm các công trình tại đó nước thải được xử lý bằng các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học, để loại bỏ các chất rắn, các chất hữu cơ và đôi khi cả chất dinh dưỡng có trong nước thải. Nước thải được tiến hành làm sạch theo trình tự tăng mức độ xử lý từ xử lý sơ bộ, xử lý sơ cấp (bậc một), thứ cấp (bậc hai), triệt để (bậc ba), và có thêm các công đoạn xử lý đặc biệt khác.



Tùy theo đặc điểm của nguồn phát sinh nước thải mà việc thiết kế các qui trình công nghệ xử lý nước thải khác nhau.
  • Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
  • Công nghệ xử lý nước thải y tế
  • Công nghệ xử lý nước thải xi mạ
  • Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
  • Công nghệ xử lý nước thải nước thải thủy sản
  • Công nghệ xử lý nước thải chế biến mũ cao su
  • Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Bên cạnh yếu tố công nghệ của hệ thống xử lý nước thải, yếu tố kinh tế, độ bền, tính thẩm mỹ và chi phí vận hành luôn được môi trường Minh Việt xét đến kỹ lưỡng trong thiết kế của mình.


Ngoài ra Minh Việt cũng chuyên xử lý nước cấp sinh hoạt cho khu dân cư, cao ốc văn phòng và bảo trì, vận hành, cải tạo hệ thống xử lý nước thải


Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Ngừng hoạt động các cơ sở y tế không có hệ thống xử lý nước thải

Mặc dù đặt mục tiêu trong năm 2012 tất cả các cơ sở y tế như phòng khám, bệnh viện,... trên địa bàn Tp phải có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn khi vận hành, đề ra mục tiêu như vậy và mặc dù đã rất quyết tâm nhưng đến nay còn tồn đọng rất nhiều phòng khám, bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế trong khi thời hạn đã qua lâu.


Dự án xử lý nước thải y tế của BV Từ Dũ TPHCM vẫn còn ngổn ngang 



Nơi ì ạch, nơi chờ phê đấu thầu

Nằm đối diện ngay khu khám bệnh dịch vụ, khuôn viên xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế của BV Từ Dũ TPHCM vẫn còn khá bừa bộn. Sau những cơn mưa vừa qua, cả một bãi sình lầy cùng gạch cát lổn nhổn vương ra cả lối đi vốn đã nhỏ hẹp dành cho người bệnh. Một anh công nhân cho biết dự án sắp xong rồi, độ đôi ba tháng nữa thôi. Nhìn tấm bảng thông báo dán ngay bờ rào, chúng tôi thấy ghi: “Từ ngày 1-7-2011 đến 31-12-2011, BV Từ Dũ xây dựng khu xử lý nước thải, công tác thi công ảnh hưởng đến việc đi lại, kính mong bệnh nhân thông cảm”.

Từ thông báo này mà suy ra là hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ có thể hoàn thành vào cuối năm 2011, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn ngổn ngang. Cách đó không xa, một tấm bảng khác thông báo dự án thi công xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị hệ thống thu gom và xử lý nước thải BV Từ Dũ công suất 1.500m3/ngày đêm. Trao đổi với phóng viên, BS Lưu Thế Duyên, Phó Giám đốc BV Từ Dũ cho biết khoảng một tháng nữa HTXLNT của BV sẽ hoạt động.

Tuy nhiên, dù gì dự án trên cũng đã chậm trễ so với yêu cầu đạt ra trước quy mô khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày… Trong khi đó, có tới 6 BV tuyến thành phố khác đến nay vẫn đang trong quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, thực hiện các bước thẩm tra dự toán và thiết kế kỹ thuật. Đó là BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Nhân dân Gia Định, BV Nhi đồng 2, BV Bình Dân, BV Tâm Thần và BV Y học Cổ truyền.

Theo Sở Y tế TPHCM, sớm lắm thì cũng phải qua tháng 7 tới các BV trên mới tổ chức đấu thầu theo quy định và tiếp theo mới xúc tiến khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế. Không những BV thành phố, mà nhiều BV quận huyện cũng đang ì ạch chuẩn bị hồ sơ lên dự án xây dựng HTXLNT. Chẳng hạn, từ trước đến nay, nơi xử lý nước thải y tế của BV quận 2 là một cái bể đã không vận hành từ lâu, cỏ mọc um tùm. Cách nay hơn 1 tháng, BV quận 2 mới tiến hành khảo sát thực địa để làm HTXLNT. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2, nói sắp mở rộng BV, bệnh nhân đang ngày càng đông lên nhưng cũng vài ba tháng nữa mới xây dựng khu xử lý nước thải.


Kiên quyết... đóng cửa

Trước áp lực Nghị quyết của HĐND TP và chỉ đạo của UBND TPHCM về công tác xử lý nước thải y tế, ngày 7-6 vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã có báo cáo cho rằng vẫn còn nhiều BV công lập và ngoài công lập từ trực thuộc Trung ương đến trạm y tế, phòng khám đa khoa và chuyên khoa chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải y tế. Sở Y tế cho biết trong số 21 BV thuộc khối Trung ương thì chỉ có 11 BV thực hiện xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, 6 BV xử lý không đạt, 4 BV chưa đầu tư HTXLNT gồm Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng (Bộ Lao động Thương binh và xã hội), BV Điều dưỡng và phục hồi chức năng bưu điện II và BV Bưu điện II (Tập đoàn Bưu chính viễn thông), BV Giao thông vận tải 8 (Bộ Giao thông vận tải).

“UBNB TP đã có công văn gửi cho các cơ quan chủ quản của các BV Trung ương đề nghị bảo đảm công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, ưu tiên vốn đầu tư HTXLNT y tế đạt chuẩn rồi” - ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết. Trong khi, 31 BV trực thuộc Sở Y tế TPHCM thì cũng mới chỉ 20 BV có HTXLNT y tế đạt chuẩn môi trường, còn lại là không đạt chuẩn hoặc chưa đầu tư. Riêng 322 trạm y tế phường xã, hiện đã có 157 trạm được lắp đặt HTXLNT với công suất 2m³/ngày đêm và theo Sở Y tế TPHCM thì trong tháng 6 này sẽ hoàn tất HTXLNT ở các trạm còn lại.

Tuy nhiên, vấn đề được các cơ quan quản lý là Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đau đầu hiện nay là gần như 100% trong số 285 phòng khám đa khoa và chuyên khoa của khối tư nhân không có hệ thống xử lý nước thải y tế theo quy định. Trao đổi với phóng viên, nhiều chủ phòng khám than thở là bệnh nhân ít, trong khi đầu tư HTXLNT tốn kém. Nhưng về mặt quản lý, Sở Y tế TPHCM cho rằng nguy cơ lây truyền dịch bệnh, hóa chất từ các phòng khám khi xả thẳng nước thải ra môi trường mà không qua xử lý cũng không phải ít. Vì vậy, bắt buộc có hệ thống xử lý nước thải y tế là cần thiết.



Theo ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, không chỉ phòng khám tư nhân mà căn cứ Công văn số 1882/UBND-VX của UBND TPHCM ngày 26-4-2012, sẽ kiên quyết xử lý cả các BV không có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn theo quy định. Theo đó, từ tháng 6 này, Tổ công tác liên ngành (gồm Sở Y tế, Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Cảnh sát Môi trường PC49 - Công an TP) tổng kiểm tra các cơ sở y tế tại thành phố, nếu các cơ sở y tế nào chưa thực hiện xong HTXLNT y tế thì nhắc nhở triển khai đầu tư xây dựng theo đúng quy chuẩn. “Đến tháng 9- 2012 sẽ kiểm tra lại, nếu cơ sở y tế nào không có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn thì buộc tạm đình chỉ hoạt động, khi nào có đầy đủ HTXLNT y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - QCVN28:2010/BTNMT, thì mới được tiếp tục cho phép hoạt động lại” - Phó Giám đốc Huỳnh Văn Biết khẳng định.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Các làng nghề nhiều dự án xử lý nước thải triển khai chậm

Cuộc sống và sự phát triển bền vững của các làng nghề đang bị ảnh hưởng bởi chính tình trạng ô nhiễm của các làng nghề ở Hà Nội . Vấn đề này bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân thứ nhất là do công tác kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường chưa được các cấp, các ngành tiến hành chặt chẽ, thứ 2 và quan trọng nhất là do chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng xử lý nước thải .


Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề là do các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), nằm trong khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm môi trường nước thải, rác thải và không khí theo quy định.


Đặc biệt, nguồn kinh phí đầu tư công nghệ, xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường lớn; nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng của các hộ sản xuất còn kém; lực lượng và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về môi trường cũng còn hạn chế. Các cấp chính quyền địa phương lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường nên nhiều chương trình, nhiệm vụ chưa đạt kế hoạch đề ra.

Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh cho biết, từ năm 2012 đến nay, Sở đã tiến hành khảo sát được 17 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó lựa chọn được 6 làng nghề đặc biệt ô nhiễm về nước thải để triển khai thí điểm công nghệ xử lý phù hợp. Hiện, nhiều dự án xử lý nước thải có quy mô lớn tại các làng nghề đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện nhưng nhìn chung tiến độ vẫn rất chậm.

Cụ thể như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) công suất 13.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải làng nghề khu vực 3 xã Cát Quế-Dương Liễu-Minh Khai. Đây là dự án thí điểm thực hiện cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy.

Dự án đã triển khai hoàn thành giải phóng mặt bằng 10.000 m2 đất và các thủ tục đầu tư xây dựng trạm biến áp 1500KVA phục vụ Nhà máy xử lý nước thải này. Ủy ban Nhân dân xã Dương Liễu được thành phố giao làm chủ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã để phục vụ việc thu gom nước, rác thải của cả 3 xã.

Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 7122/VPCP - KTN ngày 15/9/2014 của Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố đang xem xét đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền về việc được xã hội hóa dự án này. Nếu được lựa chọn, năm 2015 Công ty sẽ triển khai thi công xây lắp và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2016.

Cũng trên địa bàn huyện Hoài Đức, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng có tổng mức đầu tư 231,5 tỷ đồng, thực hiện đầu tư trong thời gian 2014-2016. Dự án mới hoàn thành thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; phấn đấu trong năm nay phê duyệt xong phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng; năm 2015 sẽ tổ chức triển khai gói thầu thi công xây lắp công trình xử lý. Song, theo chủ đầu tư, dự án đến nay mới cân đối được 50 tỷ đồng, trong khi kế hoạch ghi vốn năm 2015 là 80 tỷ đồng.

Tương tự, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) được thành phố phê duyệt với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng. Mặc dù dự án đã hoàn thành công tác thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; Ủy ban Nhân dân huyện đang tiến hành chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công công trình trong quý 1/2015, nhưng dự án cũng đang gặp khó khăn về cân đối vốn thực hiện trong năm tới.

Theo phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh, để từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường, thành phố đã triển khai một số mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm làng nghề. Đó là các dự án: Thí điểm xử lý nước thải cho làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai); xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý bụi làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ tại xã Vân Hà (huyện Đông Anh); xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề Bích Hòa (huyện Thanh Oai).

Các dự án đều thực hiện bằng chế phẩm, đã được nghiệm thu và bàn giao cho cơ sở sản xuất quản lý sử dụng; đồng thời đang được phổ biến nhân rộng mô hình xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực làng nghề này.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Hiện trạng xử lý nước thải, chất thải y tế, bệnh viện ở Đồng Nai

Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý đúng cách và xả thải ra môi trường khi chưa đạt tiêu chuẩn gây nguy hại cực kỳ nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người, là tác nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và có có khả năng lây lan bệnh dịch theo lời ông Lê Huy Thạch , đại diện viện vệ sinh y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh - thành viên đoàn thanh tra bộ y tế trong chuyến giám sát kiểm tra xử lý chất thải y tế Đồng Nai cho hay.
Theo Sở Tài nguyên - môi trường, tổng lượng nước thải của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hơn 5.000 m3/ngày, trong đó 70% lượng thải từ khối nước thải bệnh viện.

* “Ngại” xử lý vì tốn kém

Hiện các bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám đa khoa khu vực đều có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với tổng công suất thiết kế là 5.466 m3/ngày, tuy nhiên phần lớn nước thải cuối nguồn của các cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn vì hiện 90% hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại các cơ sở y tế đã xuống cấp, công suất xử lý quá tải. Ngay cả chất lượng nước thải của những hệ thống xử lý mới được xây dựng và nâng cấp cũng chưa đạt. Thậm chí có bệnh viện, dù có hệ thống xử lý nước thải y tế nhưng “quên” hoạt động vì ngại tốn kém.

Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa Trảng Bom đã ngưng hoạt động từ 3 năm nay.


Mới đây, Đoàn thanh tra Bộ Y tế đã về kiểm tra hoạt động xử lý chất thải y tế tại Đồng Nai. Qua kiểm tra thực tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, đoàn cho rằng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện rất trì trệ. Ngay cả ở những bệnh viện lớn của tỉnh, nước thải bệnh viện sau xử lý cũng chưa đạt. Thậm chí, hai bệnh viện hạng 1 của tỉnh cũng nằm trong danh sách những cơ sở gây ô nhiễm môi trường của tỉnh.
TIN LIÊN QUAN


Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất thừa nhận: “Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đang quá tải. Công suất thiết kế ban đầu là 170 m3/ngày, nhưng lượng nước thải thực tế hiện nay đã gấp đôi. Để hạn chế lượng nước thải cũng như độ độc hại của nước thải, bệnh viện đã phải thay công nghệ tráng phim X-quang, CT bằng hóa chất nước sang công nghệ tráng khô khá tốn kém. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Lâu dài, bệnh viện vẫn cần một hệ thống xử lý nước thải y tế mới với công suất 500 m3/ngày. Mới đây, dự án này đã được Sở Y tế đầu tư với tổng vốn 17 tỷ đồng”. Còn tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, hệ thống xử lý nước thải trước đây công suất cũng chỉ 200 m3/ngày, trong khi thực tế đang “gánh” công suất đến 300-400 m3/ngày. Trong khi chờ chuyển sang bệnh viện mới vào năm 2015, thì việc đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vẫn đang được triển khai.
Với tính chất độc hại, nước thải bệnh viện có sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ các khoa phòng, bệnh viện lây nhiễm. Nếu nước thải này được xả thải vào nguồn nước chung mà không qua xử lý, sẽ tạo nguy cơ lan truyền dịch bệnh và người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc mầm bệnh phát sinh từ việc tiếp xúc với nước thải y tế không được xử lý đạt.


Còn những bệnh viện đa khoa khu vực và đa khoa tuyến huyện, nhiều nơi nước thải y tế được thải tự do ra môi trường, không qua xử lý. Bệnh viện đa khoa Trảng Bom dù đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 50 m3/ngày được xây dựng từ năm 2000 và nằm riêng một góc bệnh viện, không liên quan đến khu vực xây mới, nhưng cũng 3 năm nay, hệ thống đã ngưng hoạt động. Nước thải của bệnh viện chưa qua xử lý được xả thải thẳng ra môi trường cho tự thấm. Vào mùa mưa, nước thải bệnh viện hòa cùng nước mưa chảy tràn ra môi trường, xuống các cống rãnh và đi vào hệ thống sông, suối trên địa bàn. Cũng ở bệnh viện này, lượng nước thải nguy hại từ khu vực xét nghiệm, nước từ khâu tráng rọi phim X-quang cũng không được khử độc bằng hóa chất hay qua hệ thống lắng lọc mà cứ thế được thải ra môi trường. Theo giải thích của giám đốc bệnh viện, vì bệnh viện đang trong giai đoạn xây dựng nên mới... tạm ngưng xử lý.

Ở Bệnh viện đa khoa Biên Hòa, gần 10 năm nay, dù hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư và đi vào hoạt động nhưng công suất hoạt động vẫn đang quá tải so với thiết kế.

Riêng các trạm y tế xã và các cơ sở y tế tư nhân, lượng nước thải khoảng 200 m3/ngày gần như không có được mấy nơi có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Một số ít phòng khám đa khoa tư nhân mới đi vào hoạt động cũng có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhưng chủ yếu là để đối phó với các đoàn kiểm tra chứ ít khi máy hoạt động!

* Bất cập và thiếu chế tài

Một trong những bất cập hiện nay của tình trạng nước thải không đạt chuẩn là do trước đây, các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được phép thải ra đạt loại B theo TCVN-1995. Nhưng đến năm 2002, Bộ Tài nguyên - môi trường quy định nước thải y tế đổ ra sông, kênh rạch phải đạt chuẩn loại A. Việc này khiến nước thải của nhiều bệnh viện không đạt yêu cầu. Trong khi đó, nâng cấp để nước thải từ loại B lên A là rất khó khăn và tốn kém.
Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành đang đầu tư mở rộng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện


Một bất cập khác, xử phạt các vi phạm trong xả thải ở các bệnh viện cũng rất khó. Ông Hoàng Văn Thống, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy phần lớn nước thải của các cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn. Nhưng việc xử phạt đối với những cơ sở đặc thù như bệnh viện là rất khó. Thông thường những doanh nghiệp vi phạm xả thải đầu tiên sẽ bị cảnh cáo, nhắc nhở và xử phạt. Nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị buộc hạn chế lượng xả thải, cao hơn là buộc ngưng xả thải và cuối cùng là đóng cửa nhà máy... Nhưng đối với các bệnh viện, nhất là hệ thống bệnh viện công lại không thể buộc hạn chế xả thải, đình chỉ xả thải hay đóng cửa bệnh viện, vì mỗi ngày có hàng ngàn người dân đau ốm cần nơi khám chữa bệnh. Ngay cả xử phạt hành chính, các bệnh viện có nộp phạt thì cũng là tiền của Nhà nước cả, có khác là chuyển từ đơn vị này sang đơn vị kia mà thôi”

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Xử lý nước thải y tế : hơn 75% không qua xử lý

Kể từ khi công ty lớn như Vedan dính vi phạm bảo vệ môi trường nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng mới tỉnh ngộ và bắt đầu vào cuộc tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật bảo vệ môi trường của nhiều bệnh viện , cụ thế là vấn đề xử lý nước thải y tế của các bệnh viện và vỡ lẽ ra nhiều vấn đề....



Thực trạng là các sông rạch ở gần các bệnh viện đều có màu đen, vấn đề này từng được đề cập nhiều lần song rất nhiều bệnh viện chưa thực hiện tốt việc xử lý nước thải y tế.

Tin từ Cục Cảnh Sát Môi Trường Bộ Công An hồi trung tuần tháng này cho hay, theo kết quả kiểm tra của Phòng Cảnh Sát Môi Trường TP.HCM, kết hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường TP và Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thuộc Sở Y Tế, việc xử lý nước thải y tế trên địa bàn thành phố đến nay vẫn chưa được thi hành chu đáo. Rất nhiều bệnh viện, ngay cả những bệnh viện lớn, dù công hay tư, hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế, hay nếu có thì lại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.


Theo số liệu báo cáo trước đây, vào hồi đầu năm ngoái có đến khỏang 75% lượng nước thải y tế tại Sài Gòn không được xử lý

Theo số liệu báo cáo trước đây, vào hồi đầu năm ngóai có đến khỏang 75% lượng nước thải y tế tại Sài Gòn không được xử lý. Hiện giờ số bệnh viện và trung tâm y tế của cả thành phố đã tăng đến 130.


Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng vừa rồi cho biết những bệnh viện lớn như Bình Dân, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Nhi Đồng 1… nằm trong diện có hệ thống xử lý nước thải y tế kém tiêu chuẩn.


Từ khá lâu hệ thống lọc nước thải y tế tại nhiều bệnh viện rất đơn giản vì chỉ có bể tự họai, khử trùng nước sơ sài trước khi xả thẳng ra hệ thống cống của toàn thành phố. Có những bệnh viện thì xả thẳng nước thải y tế vào cống mà không đưa qua bất cứ công đọan lọc nào, hoặc nếu có lọc thì cũng chưa theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Tuy vậy, trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng, Giám Đốc Bệnh Viện Vì Dân, nói với chúng tôi rằng cơ sở này lâu nay có hệ thống xử lý nước thải y tế, và vệ sinh môi trừơng là quan tâm lớn của lãnh đạo bệnh viện:
1/3 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải y tế

Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng : Tất nhiên là chúng tôi có hệ thống xử lý nước thải y tế; đó là việc quan tâm của Bệnh Viện Vì Dân, đặc biệt là trong tình trạng hiện tại. Chúng tôi là bệnh viện rất là lớn cho nên chúng tôi có hệ thống xử lý nước thải y tế cho tất cả các nước thải của bệnh viện. Đây là vấn đề mà xã hội quan tâm. Vấn đề môi trường hiện giờ là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người.

Vấn đề xử lý nước thải y tế ở TP.HCM cũng như trên toàn quốc chỉ bắt đầu được nói đến trong vài năm gần đây trước tình trạng yếu kém của rất nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ y tế về việc này. Toàn Việt Nam đến nay có gần 1.000 bệnh viện và trung tâm y tế. Viện Y Tế Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường ở Hà Nội hồi cuối năm ngoái loan báo rằng chỉ có khoảng 1 phần 3 trong tổng số 1.000 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải y tế.



Hà Nội hồi cuối năm ngoái loan báo rằng chỉ có khoảng 1 phần 3 trong tổng số 1.000 bệnh viện trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải y tế.


Những bệnh viện này phần lớn tập trung ở thành phố và tỉnh, nhưng cũng ít đơn vị có hệ thống đạt tiêu chuẩn hoặc không quan tâm nhiều đến việc bảo trì, khiến hệ thống lọc bị bỏ mặc chỉ sau một thời gian họat động ngắn ngủi.


Nhìêu bệnh viện thì đã được chính phủ phê duyệt thiết lập hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vẫn chưa được cấp kinh phí xây dựng, điển hình là trường hợp Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và Bệnh Viện Việt Đức hồi năm 2007.

Điều đó có nghĩa là rất nhiều bệnh viện trên cả nước hiện giờ vẫn chưa lập hệ thống lọc nhằm trừ bỏ vi trùng, vi rút, các mầm bệnh sinh học, các hóa chất độc hại có trong nước thải y tế, tuy đó là các nguyên nhân gây nhiều bệnh hiểm nghèo và làm tăng nguy cơ ung thư cho con người một khi hoà lẫn vào hệ thống nước thải sinh họat.

Lý do thiếu vắng hệ thống xử lý nước thải y tế được nhiều cơ sở giải thích là vì không có kinh phí, vì mặt bằng bệnh viện chật hẹp, hoặc vì không biết phải chọn hệ thống nào mới đáp ứng tiêu chuẩn.

Chủ Tịch Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, từng nhận định rằng các lý do này có cơ sở, bên cạnh việc luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam chỉ mới được ban hành chưa bao lâu:
Luật bảo vệ môi trường mới áp dụng năm 2007

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh : Cái luật bảo vệ môi trường mới nó đi vào hiệu lực khoảng một năm nay, rồi các văn bản dưới luật thì các cơ quan quản lý nhà nước người ta ban hành cũng khá là nhiều. Bây giờ người ta đẩy mạnh cái công tác thanh tra, kiểm tra môi trường và cũng tạo ra được những nâng cao về nhận thức cũng như là bắt buộc người dân phải thực hiện các quy định về môi trường. và đặc biệt là có sự ra đời của tổ chức là Cảnh Sát Môi Trường thì họ cũng đi vào hoạt động.



Nước thải y tế nếu không được quan tâm như chất thải y tế hẳn có khả năng truyền mầm bệnh rộng rãi ra môi trường sống, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người.


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh

Cảnh sát môi trường cũng bắt đầu tỏ rõ có hiệu lực. Nói về quan tâm thì tất cả mọi người đều rất quan tâm, kể cả người dân cho đến những quan chức trung ương. Nhưng mà trên thực tế là cái việc đó vẫn đang còn ngáng trở do vấn đề kỹ thuật, do vấn đề kinh phí, vấn đề các giải pháp cụ thể để thực hiện thoả đáng vấn đề bảo vệ môi trường.
Hệ thống thải nước của của bệnh viện




Cho đến nay nhiều thành phố vẫn chưa có chuyên viên về lãnh vực quản lý nước thải bệnh viện. Một vấn đề khác xem chừng cần được quan tâm, là có thành phố, như Sài Gòn, còn đang bàn cãi về trách nhiệm của việc đầu tư hệ thống nước thải, mà có bệnh viện cho rằng của Sở Tài Nuyên – Môi Trường

Sau vụ rác thải bệnh viện đầy tai tiếng hồi năm trước, Thủ Tướng chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Bộ Y Tế phối hợp với các Bộ Công An, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và các cơ quan liên hệ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm thực hiện nghiêm quy chế quản lý chất thải trên địa bàn cả nước, và chỉ thị các chính quyền địa phương có biện pháp đối với những bệnh viện vi phạm.

Hướng của chính phủ là đến năm 2010 toàn thể bệnh viện cả nước, bất kể trung ương hay địa phương, đều phải xây dựng hệ thống xử lỳ nước thải y tế. Tuy nhiên với tình trạng cụ thể như hiện nay, câu hỏi được đặt ra là liệu chỉ tiêu này có đạt đúng kỳ hạn hay không.

Nước thải y tế nếu không được quan tâm như chất thải, nước thải y tế hẳn có khả năng truyền mầm bệnh rộng rãi ra môi trường sống, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Và biết đâu còn có thể ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào bệnh viện nói chung, nơi lẽ ra là biểu tượng của cao quý vì chức năng chữa, thay vì truyền bệnh

Chôn thuốc sâu đùn đẩy trách nhiệm sang cho bộ quốc phòng

Hôm này 11/12 Các đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các cử tri đã đăng đàn chất vấn giám đốc sở Tài nguyên và môi trường về trách nhiệm để mặc công ty cổ phẩn Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất và thuốc độc hại vì trong bản báo cáo giám đốc sở TNMT gửi cho HĐND rất chung chung và đổ lỗi cho khách quan.


Đá lên Bộ Quốc phòng và… ra rừng

Trong báo cáo của mình, ông Vũ Đình Xinh - GĐ Sở TNMT Thanh Hóa - khẳng định: “Đây là vụ vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, một hành vi phi đạo đức trong sản xuất kinh doanh không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, giải thích lý do vì sao để Cty Thanh Thái chôn hóa chất trong thời gian dài mà không phát hiện được, báo cáo của GĐ sở này cho rằng: “Từ năm 2008 trở về trước, Cty Thanh Thái là đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Việc chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định của Cty Thanh Thái chủ yếu thực hiện trong giai đoạn này. Vì vậy việc kiểm tra, giám sát công tác BVMT đối với Cty chủ yếu do Bộ Quốc phòng thực hiện”.

Sở này cũng cho hay, từ năm 2008 đến nay đã thành lập 4 đoàn kiểm tra giám sát về công tác BVMT, có sự tham gia của UBND huyện Cẩm Thủy, lãnh đạo xã Cẩm Vân nhưng không thể phát hiện được hành vi chôn lấp chất hóa học độc hại vì “đây là hành vi thực hiện một cách tinh vi, lén lút và núp dưới bóng một đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý; mặt khác, thời gian chôn lấp quá xa so với thời điểm kiểm tra”. Báo cáo này còn “nhấn mạnh là Cty Thanh Thái đã cố tình chôn trộm chất thải thuốc BVTV theo kế hoạch định sẵn”.










Bên cạnh đó là lý do khách quan do “địa hình, địa thế khu vực hoạt động của Cty rất rộng, khu vực sản xuất nằm trong thung lũng, xung quanh là rừng nên khó phát hiện hành vi chôn lấp khi hành vi này được thực hiện cố ý và bí mật”. Báo cáo không quên đổ lỗi do cơ chế “các quy định về công tác thanh tra chuyên ngành còn nhiều bất cập. Đoàn thanh tra trước khi tiến hành phải thông báo trước cho đơn vị biết, một số đơn vị có hành vi vi phạm sẽ chủ động đối phó”.

Từ các lý do trên, Giám đốc Sở TNMT “khẳng định rằng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chính quyền các cấp, trước nhân dân về việc chôn lấp chất thải thuốc BVTV trái quy định gây ô nhiễm môi trường là Giám đốc Cty Thanh Thái qua các thời kỳ”.

Khéo léo… chuyền xuống dưới

Trong báo cáo, Giám đốc Sở TNMT còn khéo léo “đá quả bóng trách nhiệm” xuống chính quyền địa phương khi cho rằng “nhiều năm qua, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và phản ánh của nhân dân tại các kỳ họp HĐND huyện, UBND các xã Yên Lâm, Cẩm Vân, Cẩm Tâm, UBND các huyện Cẩm Thủy, Yên Định có nắm được nội dung Cty Thanh Thái sản xuất thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa kịp thời phản ánh các kiến nghị của cử tri về Sở TNMT để kịp thời xác minh, xử lý các vi phạm của Cty Thanh Thái theo đúng quy định”.



Chất độc nguyên chất được đóng trong các thùng phuy chưa được đem đi tiêu hủy.



Sở này còn cho rằng “các cuộc kiểm tra của sở đều có mời đại diện UBND huyện và lãnh đạo UBND xã Cẩm Vân tham gia, nhưng không thấy phản ánh ý kiến của nhân dân liên quan đến vụ việc; hằng năm UBND huyện Cẩm Thủy không thực hiện việc tổng hợp báo cáo sở về công tác BVMT tại Cty Thanh Thái theo quy định”.

Về việc này, trao đổi với PV Lao Động bên lề kỳ họp, ông Phạm Văn Tiến – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - cho hay, “những lần đi cùng đoàn của sở hay kiểm tra độc lập, chỉ kiểm tra các biên bản của các cơ quan có thẩm quyền, thấy người ta cho rằng việc ô nhiễm môi trường dưới mức cho phép và nhìn bằng mắt và chỉ… ngửi, thấy thế cũng yên tâm đối với cơ quan cấp trên” do vậy mà không có báo cáo. PV hỏi UBND huyện có quy trách nhiệm đối với UBND xã Cẩm Vân – nơi Cty Thanh Thái đóng chân – không, ông Tiến cũng trả lời gần giống như giải trình nguyên nhân trong báo cáo của GĐ Sở TNMT rằng đây là Cty của quân đội, lại nằm trong rừng núi hẻo lánh nên... khó (?!).

Sở chỉ cần “rút kinh nghiệm sâu sắc” (?!)

Về phía Sở Tài nguyên và môi trường, báo cáo của Giám đốc Vũ Đình Xinh cho rằng, “quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Tài Nguyên và Môi Trường luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đúng quy định và không có các hành vi bao che, dung túng cho các sai phạm hoặc tiêu cực của Cty”. Thiếu sót của sở này nhận ra là “trong quá trình kiểm tra chỉ tập trung vào kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế các công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt mà không lường trước, tính đến việc Cty Thanh Thái cố tình chôn trộm chất thải nên không thực hiện kiểm tra hành vi chôn lấp”. Mặc dù xác định như vậy, nhưng báo cáo còn “thòng” thêm một câu: “Thực tế, với địa bàn hoạt động của Cty, việc kiểm tra phát hiện hành vi này là rất khó khăn”.




Điểm chôn lấp chất độc hại mới được nhân dân phát hiện. 



Do vậy, dù xác định “có trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và môi trường” và chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân và tập thể có liên quan, nhưng kết quả kiểm điểm chỉ là tập thể Chi cục Bảo vệ môi trường “cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn trong quá trình tổ chức, thực hiện công việc được giao”; cá nhân ông Nguyễn Quang Thái – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - “rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ”, ông Lê Văn Bình – Phó Chi cục trưởng - cũng “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Tập thể lãnh đạo Sở TNMT cũng như cá nhân giám đốc và các phó giám đốc không thực hiện việc kiểm điểm này.

Ông Phạm Văn Tiến – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - cũng cho hay, ngay sau khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện “đã tiến hành thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm việc quản lý nhà nước đối với UBND, Phòng TNMT cũng như UBND xã Cẩm Vân và Cẩm Tâm”. Tuy nhiên, ông Tiến không cho biết cụ thể mức kiểm điểm đó là gì.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Tỉnh Đồng Nai quyết định tiếp tục thực hiện dự án lấp sông Đồng Nai

Các nội dung chính về quá trình thực hiện nghiên cứu và triển khai thực hiện dự án lấn sông Đồng Nai được ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra thông cáo báo chí vào chiều 24-3.

Công ty TTP đồ họa sơ đồ khu vực dự án lấn sông Đồng Nai


Thông cáo cho biết dự án lấn sông Đồng Nai thuộc khu vực P.Quyết Thắng TP Biên Hòa do Công ty cổ phần - đầu tư - kiến trúc Toàn Thịnh Phát (gọi tắt là Công ty TTP) làm chủ đầu tư.

Công ty TTP đăng ký thực hiện dự án (năm 2011) là căn cứ theo quy hoạch P.Quyết Thắng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (năm 2009), không phải là dự án do công ty này tự đề xuất.

Việc UBND tỉnh Đồng Nai thỏa thuận cho Công ty TTP thực hiện dự án là đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền theo quy định.

“Không có nhà đầu tư, tỉnh vẫn bỏ tiền ra làm”

Theo hồ sơ, trước khi cho làm dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, từ năm 2009 UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động dòng chảy đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh (khu vực đang làm dự án) do Viện thủy lợi và môi trường (Trường ĐH Thủy lợi) tư vấn, thẩm tra.

Kết quả nghiên cứu đánh giá việc “lấn sông 50m, 75m, 100m không làm thay đổi đáng kể thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu...”.

Từ kết quả nghiên cứu dòng chảy, năm 2011 Công ty TTP đề nghị tỉnh Đồng Nai cho phép đầu tư dự án 8,4ha ven sông Đồng Nai.

Tháng 5-2014, sau khi Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai thẩm tra đtm, tỉnh Đồng Nai phê duyệt và có quyết định cho công ty này thực hiện dự án.

Trước băn khoăn của dư luận về dự án lấn sông sẽ làm thay đổi dòng chảy, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 24-3, ông Trần Đình Minh - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai - nói: “Dòng chảy chính lâu nay nằm ở bên ngoài. Nơi làm dự án lấn ra xa nhất gần 100m hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng chảy. Nếu ở độ cao chụp xuống toàn cảnh dòng sông sẽ thấy khu vực chấp thuận cho lấn sông hiện hữu là khu vực bờ sông cũ, không ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Đồng Nai”.

Theo ông Minh, dòng chảy sông Đồng Nai được đánh giá vào năm 2009 với vận tốc nước mạnh hơn bây giờ rất nhiều nhưng để chặt chẽ, sở đã mời đơn vị chuyên ngành là Viện thủy lợi và môi trường (Trường ĐH Thủy lợi) tiếp tục thẩm tra, thấy có cơ sở pháp lý vững chắc sở mới đồng ý cho làm dự án. “Nếu không có nhà đầu tư thì tỉnh Đồng Nai vẫn bỏ tiền ra làm” - ông Minh cho hay.

Không dừng dự án!

Trước ý kiến của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đề nghị phải dừng dự án, ông Trần Đình Minh nói: “Mỗi nhà khoa học đều có ý kiến khác nhau nhưng chúng tôi thấy vụ này không có gì ghê gớm. Vị trí dự án đang lấn ra sông Đồng Nai không làm thay đổi dòng chảy. Không chỉ dự án này, tỉnh Đồng Nai còn một số dự án chỉnh trị sông Đồng Nai cần phải kè lại nữa”.

Ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, cũng giải thích: “Không có cơ sở gì bảo chúng tôi dừng dự án này. Việc thẩm định có nhiều sở ngành với trình tự thủ tục chặt chẽ. Quy mô dự án 8,4ha thuộc thẩm quyền của tỉnh và cũng không có quy định nào trong trường hợp này phải báo cáo Bộ TN-MT”.

Trả lời việc này, ngày 24-3 ông Nguyễn Thành Trí - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - khẳng định: “UBND tỉnh cấp phép và thấy chủ trương này vẫn đúng đắn. Với quy mô dự án như vậy, chúng tôi khẳng định không có vấn đề gì. Sở dĩ người dân băn khoăn là vì người ta ngộ nhận dự án này là lấp sông Đồng Nai mà thôi...”.
Công trường thi công lấn sông Đồng Nai - Ảnh: Sơn Định


Dân còn băn khoăn

Tại nơi thi công, công nhân vẫn tiếp tục cẩu các khối đá, cho phun nước các dải đất đã lấn ra sông và lấp đất trên các đoạn cống mới thoát nước.

Nói về dự án này, ông Ngô Phước Sáng (chủ quán cà phê Cây Bàng) cho biết: “Nhiều tháng qua, dự án triển khai rầm rộ nhưng tôi chưa có thông tin rõ ràng về dự án. Chỉ biết đất đá đổ xuống và họ lấn ra sông hàng chục mét. TP Biên Hòa đâu thiếu đất nhưng sao người ta cho lấn sông để làm trung tâm thương mại?”.

Anh Dũng, một người sống nhiều năm ở đây đang ngồi uống cà phê ở gần nơi thi công, cũng nói: “Tôi nghe hàng xóm nói sau khi dự án lấn sông sẽ có nhà cao tầng, bộ mặt TP Biên Hòa sẽ đẹp hơn thì mừng. Việc lấn sông có gây tai họa như dư luận đang ồn ào không?”.

Trong khi đó, một cán bộ hưu trí ở P.Quyết Thắng cho hay: “Qua nghe tâm tư của dân, tôi biết dự án lấn sông chưa được chính quyền cơ sở thông tin đầy đủ cho người dân ở khu vực dự án và còn nhiều ý kiến khác nhau”.

Vì sao dân vẫn còn thắc mắc? Ông Huỳnh Phú Kiệt, chủ tịch HĐQT Công ty TTP, giải thích: “Chúng tôi đã đến UBND P.Quyết Thắng công bố công khai quy hoạch được duyệt, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, có các cơ quan đoàn thể tham gia. Địa phương cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ và quan tâm đến hộ dân có đất bị quy hoạch”.

Tuy nhiên, ông Kiệt nói: “Trước ý kiến băn khoăn của dân, chúng tôi nhìn nhận lại và thấy rằng cách phối hợp với chính quyền cơ sở để thông tin cho dân biết công khai về dự án còn hình thức. Nói dân có nhiều người không biết đầy đủ về dự án này là chính xác. Vì vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ cùng chính quyền gặp gỡ dân để giải thích, nói rõ cho dân về dự án này”.

Theo ông Kiệt, trước khi thi công, công ty có mời các chuyên gia đầu ngành cùng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật nhiệt đới bảo vệ môi trường, Hội Kiến trúc sư TP.HCM... để lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản biện.

“Chúng tôi đã làm trình tự thủ tục dự án theo quy định và được các cơ quan chức năng cho phép mới thực hiện. Nếu các cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng dự án chúng tôi tuyệt đối tuân thủ” - ông Kiệt nói.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Chỉ dẫn cách thực hiện các tiêu chí môi trường

Thông tư số 55 ngày 31.12.2014 bộ NNPTNT có một số hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường như triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong hàng loạt chương trình mục tiêu về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
Cụ thể, các hoạt động bảo vệ môi trường gồm: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải; xây dựng các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái, phát triển cây xanh.

Về xử lý nước thải, chất thải: Việc xử lý nước thải, chất thải phải phù hợp với điều kiện các vùng nông thôn, công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, quản lý vận hành đơn giản, dễ thực hiện.

Nước thải chăn nuôi hộ gia đình phải thu gom, xử lý nước thải bằng các hình thức hầm biogas, hố ga lắng cặn, ao sinh học… trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thôn, xã hoặc thải ra môi trường. Nước thải sinh hoạt phải thu gom, xử lý chất thải bằng các hình thức bể tự hoại, hố ga lắng cặn.

Đối với chất thải rắn, phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Các bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã nông thôn mới không có hệ thống thu gom rác thải chung của huyện, thành phố phải đáp ứng các yêu cầu như đảm bảo quy mô sức chứa ít nhất 10 năm, có hàng rào cách ly với khu dân cư xung quanh; không có hiện tượng nước chảy tràn ra khỏi khu xử lý…

Đối với quản lý, cải tạo nghĩa trang, UBND xã có trách nhiệm vận động, hướng dẫn người dân thực hiện chôn cất tập trung trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; khuyến khích, tuyên truyền, vận động người dân hỏa táng hợp vệ sinh ở những địa phương có điều kiện.

Nghĩa trang phải có hệ thống cấp thoát nước đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường. Rác thải ở nghĩa trang được thu gom và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường…

Một nhiệm vụ quan trọng khác là cải tạo, xây dựng ao hồ sinh thái, phát triển cây xanh. Theo đó, hệ thống ao hồ sinh thái trong khu dân cư phải đảm bảo tạo mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp, có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế.

Hệ thống cây xanh trong các xã nông thôn mới phải đảm bảo diện tích bằng hoặc lớn hơn 2m2/người. Ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã…