Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Việt Nam đang dần đánh mất ngành du lịch chỉ vì rác thải!

Trong khoảng thời gian gần đây, du lịch nước ta ngày càng phát triển và có những hướng đi đúng đắn, từ du lịch biển, du lịch sinh thái,...đều có chiều hướng tích cực. Mặc dù vậy, điều ngán ngẩm nhất chính là tệ nạn xả rác bừa bãi, tệ nạn mất vệ sinh nơi công cộng khu du lịch đã dấy lên hồi chuông báo động trong viêc phát triển dài hạn của ngành du lịch nước nhà. Điển hình nhất chính là tệ xả rác bừa bãi khiến khu du lịch biển Vũng Tàu ngày càng mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Trong những dịp nghỉ, tất cả các bãi tắm của Vũng Tàu đều rất đông người. Bà con ngồi la liệt lên các bãi cỏ, ăn nhậu và vô tư xả rác như thể họ đang ở nhà họ. Ở nhà, có lẽ họ cũng không xả rác tự nhiên như thế.
Ảnh minh họa

Trước tình trạng đó, chính quyền địa phương cũng đã sắp xếp rất nhiều thùng đựng rác thải, tăng cường công nhân thu dọn rác thải, song tình trạng đó vững cứ tiếp diễn, ngày một nặng nề thêm, cứ mỗi buổi sáng sớm là lại thấy các bãi rác khổng lồ trên bờ biển. Đủ các loại rác thải, mà chủ yếu là các loại rác thải dân lượm ve chai chê như là: vỏ thức ăn, túi ni lông, bỉm trẻ em...gây mất cảnh quan khu du lịch.

Nhiều bậc phụ huynh khi đi du lịch không chỉ vô tư xả rác, mà còn dạy trẻ em ném rác bừa bãi. Tôi không hiểu với những cha mẹ như vậy, thì các em sẽ học những sự văn minh từ đâu?

Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta nhìn lại mình, nhìn lại bản thân đã làm được những gì cho môi trường rồi? Có chung tay bảo vệ hay là ra sức phá hủy nó. Nếu bạn không có ý thức tốt đối với cộng đồng, tốt nhất bạn nên ở nhà. Đừng để cộng đồng phải khó chịu vì ý thức kém cỏi của bạn. Đừng để người nước ngoài nhìn vào nước ta như một đất nước kém văn minh. Đừng để các tổ chức kỷ lục phải ghi rằng Việt Nam là bãi rác lớn nhất thế giới. Và chính quyền địa phương khu du lịch hãy ra sức xử phạt những người có hành động phá hủy môi trường, để ngành du lịch Việt Nam có thể sánh với các nước khác.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Thách thức Bắc Giang trong công tác bảo vệ môi trường



Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Giang phát triển tích cực và nhanh chóng nhưng hiện trạng môi trường diễn biến phức tạp và đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo vệ môi trường cho tỉnh này.

 Ngày 18/8 trong hội nghị công bố hiện trạng môi trường tỉnh giai đoạn 2011- 2015 ông Vũ Văn Tưởng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang nhận định. Nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang đã trao Giải thưởng môi trường năm 2015.
Bắc Giang đang đối đầu với vấn nạn ô nhiễm môi trường

Ngoài ra theo ông Vũ Văn Tưởng, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường của tỉnh. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, đặc biệt ô nhiễm mặt nước; ô nhiễm bụi tại các tuyến giao thông và các khu vực đang xây dựng; ô nhiễm môi trường ở các khu - cụm công nghiệp. 
Song Song đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ở hầu hết các làng nghề đã tồn tại từ lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Ô nhiễm từ các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng đáng báo động đối với môi trường nước, không khí, một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa triển khai việc thực hiện đầu tư các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

Nói về tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng vẫn diễn ra ở nhiều nơi, khai thác trái phép khoáng sản còn diễn ra, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác quản lý môi trường còn rất nhiều bấp cập và khó khăn bắt nguồn từ sự chồng chéo trong quản lý môi trường. Còn nói về công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành đối với cơ sở sản xuất còn chưa kịp thời, thiếu quyết liệt; huy động các nguồn lực trong xã hội vẫn còn hạn chế, một số địa phương sử dụng kinh phí chưa đúng mục đích, chưa hiệu quả. Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường còn chưa được phát huy đầy đủ.

Để khắc phục và hạn chế tình trạng trên, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong hộ người dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải. Cùng với đó, tỉnh tăng cường hoạt động quan trắc và thông tin môi trường; khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học…Nghiêm khắc hơn trong công tác kiểm tra và xử lý những cá nhân và doanh nghiệp có hành vi xâm hại môi trường.


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Sớm di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khung dân cư

Tỉnh Đắk Lắk đã có Nghị quyết với chuyên đề về sắp xếp và di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vào các khu, cụm công nghiệp từ năm 2008. 


Ảnh minh họa


Theo đó toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không có khả năng khắc phục tại chỗ cần phải di dời nhưng đến nay,vẫn còn hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vẫn nằm xen kẻ trong các khu dân cư và chỉ mới có 10 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời vào các khu, cụm công nghiệp và vùng phụ cận. 


Việc chậm di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp đã gây nên nhiều bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt đồng bào các dân tộc trên địa bàn. 

Mặc dù, các đơn vị chức năng đã kiểm tra, xử lý nhưng cơ sở sản xuất bao bì phế thải này vẫn chưa khắc phục. Nhưng cơ sở sản xuất hạt nhựa từ bao bì phế thải của ông Phan Đình Huy, tổ dân phố 7, phường Khánh Xuân hoạt động từ năm 2011 đến nay vẫn gây nên mùi hôi thối nồng nặc hàng ngày không những vậy, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm cho cả khu vực xung quanh. 


Được biết tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột di dời như: chính sách hỗ trợ tiền vận chuyển, hỗ trợ đối với tài sản không di dời được, vốn đầu tư xây dựng mới. Tỉnh Đắk Lắk cũng miễn 2 năm thuế thu nhập kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện di dời và các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch. Tỉnh cũng có chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, nộp tiền sử dụng đất các cơ sở di dời vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch, trong đó, miễn tiền thuê đất 3 năm tính từ ngày ký hợp đồng thuê đất và giảm 20% tiền sử dụng đất của những năm tiếp theo tại cơ sở sản xuấtkinh doanh mới thực hiện di dời vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch.


 Thành phố Buôn Ma Thuột hiện có gần 1.600 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 1.108 cơ sở nằm xen kẻ trong các khu dân cư. Qua khảo sát, đánh giá của các đơn vị chức năng, thành phố có 171 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nặng buộc phải di dời ra khỏi khu vực dân cư, chủ yếu thuộc các nhóm ngành nghề như mua bán tái chế phế liệu, mua bán, chế biến mủ cao su, sản xuất ống nhựa, tái chế nhựa, túi nilon, sản xuất, chế biến cà phê bột, sữa chữa ô tô, máy cày, kho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nhà máy chế hạt điều xả nước thải hôi thối ra môi trường

Hệ thống XLNT tại nhà máy của công ty TNHH MTV Hoàng Phúc đã được ông Nguyễn Đình Xuân , giám đốc sở TNMT Tây Ninh yêu cầu chi cục bảo vệ môi trường và thanh tra sở kiểm tra lại vào ngày 8-8.


Người dân khổ với nước thải của nhà máy


Trước đó, sau nhiều lần nhà máy sản xuất và chế biến hạt điều của công ty (tại huyện Châu Thành) xả nước thải hôi thối ra môi trường, người dân đã phản ánh đến các ban ngành của huyện. Thậm chí, nhiều người đã gọi điện cho cảnh sát Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh.

Ông Trần Văn Phượng (50 tuổi, ngụ ấp Suối Dộp, xã Thái Bình, huyện Châu Thành) cho biết cứ trời mưa là xả thải đen ngòm tràn ra đường và ra ruộng. Điều đáng nói là nước thải này từ hầm chứa nước thải công nghiệp và nước thải hầm cầu nên rất hôi thối.

Theo lời bà Đinh Thị Hằng (80 tuổi, nhà nằm trên con đường nước thải của nhà máy tràn qua mỗi ngày) cho biết nước thải của nhà máy chế biến hạt điều cứ chảy tràn liên tục, bất kể mưa hay nắng, mưa thì như suối còn nắng thì nước cứ rỉ tràn cả ra mặt đường. Nước hầm cầu cùng với nước điều gây ô nhiễm nặng.

Nhiều người dân khu vực xung quanh nhà máy cho biết hệ thống giếng nước của họ đã bị ô nhiễm, múc nước lên ngửi thấy mùi là muốn nôn thốc ra. Nhiều nhà phải đi chở nước từ nơi khác về để sinh hoạt.

Ông Đỗ Văn Hạnh, Trưởng ấp Suối Dộp, cho biết nhận được tin báo là đến hiện trường và nhận thấy nước xả đen ngòm hôi thối đổ ra ào ạt nên đã báo cho xã, cho huyện để xử lý.

Nước thải đen ngòm từ nhà máy xả ra


Quyền Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Ông Ngô Đức Hà cho biết phòng TN-MT huyện Châu Thành đã lập biên bản việc công ty TNHH MTV Hoàng Phúc để nước thải tràn ra phía ngoài hàng rào màu đen với mùi mủ điều, bên trong hàng rào công ty cũng còn tồn đọng nước đen.

Đơn vị này ước lượng nước thải rò rỉ từ nhà máy chế biến hạt điều  ra bên ngoài với lưu lượng khoảng 4,5m3/ngày. Theo ông Hà, cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước thải về kiểm tra có kết quả sẽ làm căn cứ xử phạt đơn vị này.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Ung thư, quái thái và ô nhiễm môi trường



Theo thống kê, hiện nay 80% người mắc bệnh ung thư do nhân tố môi trường gây nên. Vậy nên vì sức khoẻ con người, chúng ta cần tránh ô nhiễm môi trường dẫn đến ung thư, quái thai, hiện tượng đột biến.
Giới y học đã chứng minh: ô nhiễm môi trường là nhân tố quan trọng gây nên bệnh ung thư. Sự phát sinh quái thai có liên quan mật thiết với ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường cũng làm thay đổi đột biến thông tin di truyền của tế bào cơ thể con người. Những điều đó ảnh hưởng đến quá trình mang thai, dẫn đến không chữa hoặc chết sớm.

Sự đột biến của tế bào cơ thể đó là những mầm móng sinh ra bệnh ung thư. Vậy thì, vì lẽ gì mà ô mhiễm môi trường lại có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đó. 

Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều vật bị ô nhiễm. Nó qua miệng, qua mũi, qua da vào cơ thể con người và đi vào hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn huyết dịch.

Những chất ô nhiễm đó mặc dù trong cơ thể có nồng độ cực thấp, nhưng do ngấm lâu ngày tích luỹ lâu thành lượng lớn, nồng độ cao sẽ gây ra độc tính khiến cho con người có sự phản ứng sinh lý khác thường.

Dựa vào những tư liệu mà trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế cung cấp; ôxy sắt, amiăng, chất thơm nhiều dãy, chất cácbon têtraclorít, chất clorôêtilen, hợp chất nitrít, các nông dược clo vô cơ cùng các chất aphlatốcxin đều gây ra các khối u dẫn đến ung thư phổi, ung thư da, ung thư gan, v.v…

Trong thời kỳ phát dục, ở cơ quan bào thai con người rất nhạy cảm với chất độc. Trong thời kỳ đó nếu như ô nhiễm hoá chất ở trong môi trường  nhiễm vào cơ thể của phụ nữ có thai có thể thông qua cuống nhau mà ảnh hưởng tới thai nhi, gây nên quái thai, làm cho thai nhi đầm độn, sứt môi trên, bệnh tim bẩm sinh, não tích nước, nhiều ngón tay, v.v… những dị dạng đó có thể thấy. 

Vì sức khoẻ con người, chúng ta cần tránh ô nhiễm môi trường dẫn đến ung thư, quái thai, hiện tượng đột biến. Vì lẽ đó, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cố gắng ít tiếp xúc với những chất tìm tàng ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như không chế tạo những dụng cụ bằng nhựa để dùng đựng thức ăn, ít ăn những loại thức ăn xông khói, rán, quay, muối, không ăn những thức ăn đã mốc hoặc biến chất,…Và đặc biệt cần nâng cao bảo vệ môi trường sống hiện để ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn do môi trường gây ra.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Xử phạt đối với xe đổ rác bừa bãi ở Đà Lạt


Công an  đang tiến hành lặp biên bản xủ phạt đối với xe tải của Trung Tâm Văn Hóa Đà Lạt
Sáng hôm qua  ngày 4/8, xe tải BKS 49B-1083 của Trung tâm Văn hóa Thể thao Đà Lạt (Lâm Đồng) đã chở rác thải đổ trộm ra lề đường ĐT 725, đoạn đi qua tổ dân phố Vạn Thành, TP Đà Lạt.

Công an phường 5, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sau khi nhận được tin báo từ quần chúng, đã có mặt ngay tại hiện trường, yêu cầu tài xế và phương tiện giữ nguyên hiện trường để công an môi trường tới làm việc.

Tài xế điều khiển xe tải này cho biết: "Đây là rác thải trong lúc dọn dẹp cơ quan, sẵn tiện trên đường chở một số vật dụng phục vụ công việc đã chuyển số rác này đi đổ. Khi tới đầu đèo Tà Nung, trên đường ĐT 725, thuộc tổ dân phố Vạn Thành, thấy bên trái đường có sẵn một đống rác ai đó đã đổ từ trước, tài xế ghé thùng xe định đổ số rác này xuống đây". Bên cạnh đó theo một số nguồn tin từ phản ánh của người dân thì vào thời điểm trên, họ đã yêu cầu tài xế này không được đổ rác bừa bãi. Tuy nhiên, bấp chấp cảnh báocủa người dân, tài xế này vẫn lùi xe, đổ rác xuống lề đường. Vị trí ổ rác nằm trên cung đường khách du lịch, nhất là khách nước ngoài đi qua rất đông. Chứng tỏ rằng hành vi của họ là cố chấp và ngoan cố.

Theo đại diện lãnh đạo Công an phường 5, TP Đà Lạt, tài xế điều khiển xe của Trung tâm Văn hóa Thể thao Đà Lạt đổ rác trên đường ĐT 725 là không đúng nơi quy định. Hành động này không thể chấp nhận được, cần xử lý nghiệm để đảm bảo tính răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sanh-sạch-đẹp cho TP Đà Lạt.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

80% cơ sở ô nhiễm chậm di dời là doanh nghiệp nhà nước


Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh  cho biết "Chúng tôi rất quyết liệt, xử phạt thêm lần hai, lần ba nhưng nhiều doanh nghiệp ô nhiễm không chịu di dời, đa phần có vốn nhà nước".



Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh - Đào Anh Kiệt

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 18 hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30.7 vừa qua, đại biểu Huỳnh Công Hùng cho rằng cử tri đang mất lòng tin với lãnh đạo thành phố về việc chậm di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư. Bởi những nơi cũ chưa di dời thì tiếp tục phát sinh 698 cơ sở ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch.

Ông Hùng thắc mắc"Vì sao chậm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư? Có phải ngành chậm chạp trong việc tham mưu, hiến kế cho ủy ban nhân dân thành phố? Tôi được biết, báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường gởi  ủy ban nhân dân từ năm này sang năm khác là y chang nhau, đây là sự đối phó.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Thủy đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết còn bao nhiêu doanh nghiệp phải di dời, số doanh nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường mà không chấp hành quyết định xử phạt thì Sở có giải pháp để xử lý dứt điểm?

Năm 2002 thành phố lên kế hoạch di dời hơn 1.400 cơ sở gây ô nhiễm ra ngoại thành trong ba năm là thông tin do Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Đào Anh Kiệt cung cấp . Nhưng đến năm 2005 vẫn chưa hoàn thành, sau đó gia hạn thêm. Hiện còn 6 cơ sở theo chương trình (không kể số phát sinh) chưa chịu di dời.

Ông Kiệt nói "Tôi thừa nhận quá trình làm việc đã thiếu kiên quyết và xin nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, có một thực tế là số doanh nghiệp ù lì, chậm di dời đa phần là doanh nghiệp vốn nhà nước. Cụ thể, 5 trong 6 cơ sở ù lì còn lại là doanh nghiệp nhà nước", và cho biết còn có nguyên nhân khác là loại hình sản xuất không còn "chốn dung thân" như sản xuất nước mắm, doanh nghiệp đành xin ở lại chỗ cũ.

Đối với bức xúc rất nhiều cho người dân về trạm nghiền xi măng Hà Tiên 1 ở quận Thủ Đức, ông Kiệt cho biết hiện công đoạn gây ô nhiễm là nghiền clinke tại nhà máy đã giảm bớt. "Tuy nhiên, sắp tới dứt khoát nơi này phải di dời vì cùng với xưởng đóng tàu Ba Son là hai cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng", Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường khẳng định.

Về phía ủy ban nhân dân thành phố, Phó chủ tịch Hứa Ngọc Thuận cũng xin nhận trách nhiệm liên quan vụ việc. "Sắp tới ủy ban nhân dân thành phố sẽ tổ chức chuyên đề để xử lý dứt điểm những trường hợp này và có báo cáo cụ thể với hội đồng nhân dân thành phố", ông Thuận cho biết.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Thành phố Hồ Chí Minh - rác thải y tế và khí thải xe cơ giới


 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật - môi trường Thành phố tổ chức ngày 29/7 đưa ra những mối nguy hại của khí thải xe cơ giới, rác thải y tế là hai vấn đề chính được các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra phân tích, đánh giá tại Hội thảo "Công tác bảo vệ môi trường - ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay” 
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có gần 6 triệu xe máy và trên 500 ngàn xe ô tô đăng ký, cùng với khoảng 1 triệu xe máy của người nhập cư đưa vào thành phố. Lượng khói thải của các phương tiện này rất lớn đã làm không khí ở thành phố bị ô nhiễm.
 
Thành phố Hồ Chí Minh lo ngại về ô nhiễm khí thải của xe cơ giới và rác thải y tế
Ô nhiễm khí thải là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản gia tăng thời gian gần đây trên địa bàn thành phố. Đối với rác thải y tế, hiện mỗi ngày thành phố đang phải hứng chịu 20 tấn rác thải y tế của hàng ngàn cơ sở y tế thải ra. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải, đóng gói, chôn lấp, thiêu hủy, xử lý của thành phố chưa được chú trọng, đặc biệt là các cơ sở y tế tư nhân. Theo các đại biểu, đây là mối nguy hại lớn về ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, là tác nhân phát sinh nhiều dịch bệnh. Trong khi đó, trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhà quản lý còn nhiều vấn đề bất cập.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lê Ninh, Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật - môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng để giải quyết các vấn đề trên: "Cách tốt nhất là phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, công tác truyền thông phải đến được người dân trong việc ý thức bảo vệ môi trường. Riêng người làm công tác môi trường cần phải được đào tạo huấn luyện chính quy bài bản đến mức thành chuyên gia thì công tác xử lý vấn đề này mới hiệu quả". Hiện công tác xử lý môi trường còn nghiệp dư, khi được đào tạo bài bản, người xử lý công tác môi trường sẽ hiểu lý do tại sao họ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Bà Triệu Lệ Khánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nội dung thảo luận tại hội thảo góp phần giúp người dân hiểu thêm về tác hại và ảnh hưởng to lớn của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; thông tin một số kỹ năng cơ bản, cần thiết để người dân có những hành động cụ thể, phù hợp trong việc chung tay cùng cộng đồng cải thiện môi trường sống và sẵn sàng ứng phó với những biến đổi khí hậu khó lường hiện nay.