Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không thể thiếu, nhưng sau khi đã sử dụng xong vỏ, bao thuốc bảo vệ thực vật được vứt tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Trước tình trạng trên,   Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên  nâng cao nhận thức, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhất là việc giảm thiểu tác hại do sử dụng vật tư nông nghiệp gây ra.


Hướng đến nền nông nghiệp sạch


Không chỉ bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp hội trong bảo vệ môi trường nhất là môi trường nông thôn. Bằng nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường; hướng dẫn Nông dân thực hiện từng việc làm cụ thể như: Phân loại chất thải tại nguồn, sử dụng hiệu quả phân bón, an toàn thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì thuốc sau khi sử dụng; sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiêu dùng bền vững... Hội còn hướng dẫn Nông dân xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản. Chẳng hạn dùng phân hay sử dụng nguyên liệu lục bình làm hầm biogas vừa sạch vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa có gas, để thắp sáng, nấu ăn...




Ngoài ra, công tác phối hợp tuyên truyền cũng luôn được hội đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm qua (2011- 2015), Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 30 lớp tập huấn tuyên truyền cho gần 22.000 lượt cán bộ, hội viên về Luật bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hơn 3.700 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, gần 1.300 buổi hội thảo về chăn nuôi sử dụng nông dược an toàn, phân bón và chăm sóc vườn cây ăn trái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ tăng sản lượng mủ, hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, chăm sóc cây tiêu, phòng, trị bệnh cây cao su, chăm sóc hoa lan, cây cảnh, trồng rau thủy canh... cho gần 194.000 lượt cán bộ, hội viên. Hàng năm, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) Hội Nông dân tỉnh đã hướng dẫn các cấp hội tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác với chủ đề “nhà, vườn, đường phố sạch”, được các hội viên tham gia rất sôi nổi, qua đó đã thu được hơn 5.000kg rác góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư nông thôn...




Nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả




Từ khi bắt tay vào xây dựng, xã Bạch Đằng (TX.Tân Uyên) đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường do đó xã đã có được kết quả rất tốt trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Theo đó, chính quyền xã giao mỗi đoàn thể thực hiện một công trình có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong các mô hình được triển khai, nổi bật là mô hình thu gom rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng do Hội Nông dân xã là chủ công.




Trong quá trình thưc hiện, nhận được sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang và tỉnh đầu tư xây dựng 16 hố chứa ngay trên các cánh đồng để chứa chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, trên các cánh đồng không còn tình trạng chai lọ, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi. Ông Ngô Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bạch Đằng chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, hội đã thu được 688kg/16 hố, trong khi đó, năm ngoái chỉ thu được 200kg/16 hố. Điều nay cho thấy, mô hình đã bước đầu phát huy hiệu quả tích cực, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của mọi người, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường”.




Vừa qua Hội Nông dân xã đã kiến nghị chính quyền cho phép đầu tư xây dựng thêm 10 hố chứa rác thải và cho đặt ở những vị trí thuận lợi bên cạnh các trục đường chính dẫn ra đồng, trong các vườn cây ăn trái, vườn rau màu... nhằm tăng cao hiệu quả của mô hình này.




Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị  xã An Sơn (TX.Thuận An) đã kéo theo lượng rác thải ngày càng gia tăng nên môi trường luôn bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, Hội Nông dân xã đã rất tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân bảo vệ môi trường. Bà Võ Thị Cẩm Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Sơn cho biết: “Những năm qua, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường. Từ đó, người dân từng bước ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp. Ngoài việc tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh nhà cửa, xây dựng cảnh quan môi trường, Nông dân trong xã còn quan tâm bảo đảm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, xã đã xây dựng mô hình Nông dân bảo vệ môi trường bằng việc thu gom và xử lý rác thải. Việc làm này không chỉ nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường mà còn được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh hỗ trợ xây dựng 1 nhà chứa lớn và 12 hố nhỏ đựng chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để đưa đi xử lý”.




Được biết, để nhân rộng các mô hình trong công tác bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh đang tiếp tục tuyên truyền hội viên chia sẻ kinh nghiệm, kết quả đã thực hiện và vận động các hộ Nông dân khác cùng tham gia. Qua đó, nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết và hành động. Chỉ khi nào có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và tất nhiên, mỗi một hành động nhỏ của một cá nhân sẽ hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường, qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Hàng trăm hecta đất nông nghiệp thành kho, xưởng




Nhiều người dân xã Yên Viên mới đây phản ánh  "Ở khu vực bãi bồi ven Sông Đuống, đoạn qua địa bàn xã Yên Viên, huyện Gia Lâm hàng trăm hecta đất ruộng đang bị xẻ thịt, biến thành nhà xưởng, trạm sản xuất bê tông, ván ép và điểm tập kết, trung chuyển than cùng VLXD. Sự việc trên, không chỉ khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp lâu dài, ổn định của người dân ngày càng bị thu hẹp, nguy cơ ô nhiễm, sụt lún tăng cao trong mùa mưa bão…!".




Khi đến khu vực thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, người dân địa phương cho biết, tại khu bãi bồi ven Sông Đuống hiện có gần 20 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động.Theo Nghị định 64/CP những doanh nghiệp này về xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc để sản xuất bê tông… trên đất nông nghiệp mà trước đây chính quyền đã giao cho 10 năm trước}. Đáng quan tâm, bên cạnh những đơn vị sản xuất cũ thì gần đây tại khu vực liên tục xuất hiện các nhà xưởng, điểm tập kết VLXD  mới. Cụ thể, là bãi cát của HTX Cầu Đuống, HTX Thành Đoàn, Công ty TNHH Minh Hạnh, Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Đức Mạnh và doanh nghiệp tư nhân Minh Đức…


Hằng ngày,tàu thuyền, máy xúc, ô tô ra vào, hoạt động kinh doanh tấp nập, khiến cho môi trường quanh khu vực chỗ nào cũng mù mịt đất cát, khói bụi tại các bãi vật liệu xây dựng .

Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào nên hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng vì Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào.  Đến nay
hầu hết các đơn vị trên vẫn chưa đủ các thủ tục về pháp lý trong việc kinh doanh và sử dụng đất. Trong đó, một số đơn vị hoạt động không có giấy phép từ nhiều năm nay như HTX Thành Đoàn, hợp tác xã Cầu Đuống, Công ty Bê tông Vinh Huy...

Theo anh Trần Văn Mạnh, một người dân xã Yên Viên thì toàn bộ diện tích đất bãi bồi nói trên cách đây 10 năm người dân địa phương vẫn canh tác, sản xuất hiệu quả. Chỉ đến khi các doanh nghiệp ồ ạt kéo về xây dựng nhà xưởng, sản xuất, buôn bán VLXD  thì hoạt động sản xuất có phần kém đi. Gần đây, do nước sông cạn, không bồi đắp đủ lượng phù sa nên việc sản xuất nông nghiệp lại càng khó khăn. Vì việc canh tác không hiệu quả, dần dần một số hộ đã bán hoặc cho các doanh nghiệp thuê lại sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, một số diện tích đất công, thùng đào, hố đấu để hoang hóa từ nhiều năm nay cũng được UBND  xã Yên Viên đứng ra ký hợp đồng cho các hộ kinh doanh thuê với giá từ 10 đến 15 nghìn đồng/m2/năm. Các doanh nghiệp tập trung kinh doanh, sản xuất tại đây đa số là của người dân địa phương, chỉ có một số ít là của người từ nơi khác đến.

Chủ tịch UBND  xã Yên Viên - ông Nguyễn Văn Kỷ cho biết, địa phương đã kiểm tra và đình chỉ việc mở rộng, xây dựng nhà xưởng trái phép của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh, chính quyền cũng đã rà soát và yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Nếu sang năm 2016, các đơn vị này không xuất trình được các văn bản liên quan đến việc sử dụng đất và giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, Ủy ban nhân dân  xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể nhận thấy thời gian qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Yên Viên đã bị buông lỏng. Tại sao hàng trăm héc ta đất nông nghiệp lại có thể được mua bán, chuyển đổi thành nhà xưởng, kho bãi một cách dễ dàng?

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Ô nhiễm trầm trọng sông Bắc Hưng Hải

Do phải hứng chịu nguồn nước chưa qua xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp nên nguồn nước trên sông Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không thể sử dụng để phục vụ sản xuất nên hiện nay, hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải qua địa bàn Hưng Yên ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,



Theo Sở TNMT Hưng Yên, các đơn vị chuyên môn đã nhiều lần lấy mẫu nước quan trắc trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải để kiểm tra. Qua kết quả kiểm nghiệm, mức độ ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày một gia tăng và không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó, hàm lượng nhiều chất không đạt như:tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn từ 1 đến hơn 6 lần,  Ôxi hòa tan trong nước (DO) thấp hơn từ 1 đến hơn 7; các chất ô nhiễm đều vượt ở mức cao như: COD và BOD5 cao hơn từ 1 đến hơn 9 lần, PO43- vượt từ 1 đề gần 6 lần, Coliform vượt từ 1 trên 2 lần lần. Ngoài ra, một số mẫu phân tích phát hiện dầu mỡ và một số kim loại nặng gồm, thủy ngân, asen đều có chỉ tiêu ô nhiễm vượt từ 1,2 - 2 lần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sông Bắc Hưng Hải phải hứng nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số khu CN thuộc địa phận thành phố Hà Nội như: Khu công nghiệp Gia Lâm, Khu CN Sài Đồng đổ ra sông Cầu Bây rồi qua cống Xuân Thụy với khối lượng khoảng 7.100 m3 một ngày đêm. Tại Hưng Yên, hệ thống sông Bắc Hưng Hải tiếp nhận nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải làng nghề qua sông Như Quỳnh, huyện Văn Lâm; rồi nước thải công nghiệp, sinh hoạt qua sông Cầu Lường trên địa bàn huyện Mỹ Hào, sông Điện Biên qua huyện Yên Mỹ... Đây cũng đang là những dòng sông chết có nguồn nước đen đặc với chỉ số ô nhiễm cao từ nhiều năm nay. Theo đó, nước trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải nhiều đoạn bị chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối, tại một số cửa cống nước sủi bọt trắng kết thành khối lớn.

Theo người dân các huyện Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ: do nguồn nước ô nhiễm nặng nên những năm gần đây sông Bắc Hưng Hải đã không còn khả năng phục vụ sản xuất nông nghiệp và luôn trong tình trạng "tiêu không được tưới không xong". Bởi nước chảy đến đâu, thì cây trồng và các loại thủy cầm, thủy sản chết nổi ở đó. Mặc dù ngành chuyên môn đã có kết quả nghiên cứu của về mức độ ô nhiễm, nhưng người dân vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để khắc phục và xử lý trong suốt những năm qua. Không những vậy, tình trạng ô nhiễm còn ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Hồ chất độc màu da cam mà vẫn nghiễm nhiên bắt cá đem bán


Khu vực ao hồ gần sân bay Biên Hòa, Đồng Nai mặc dù có rất nhiều cá tuy nhiên nơi đây được cảnh báo là bị nhiễm dioxin (chất độc màu da cam) thế nhưng nhiều người dân đột nhập vào để bắt cá về ăn và bán.





Biển báo trên hồ nhiễm chất độc da cam tuy rất rõ ràng là “Hồ nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ăn bất cứ loại thực phẩm tươi sống nào được nuôi trồng tại hồ này đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn”, PV có mặt tại đây vào ngày 29.11, và chúng tôi chứng kiến tình trạng bắt cá vẫn ngang nhiên diễn ra.


Để đột nhập vào bên trong, những người bắt cá đã leo lên cây sung cao hơn 2 m, rồi dùng cây gỗ gác lên bờ rào - ngăn cách khu vực sân bay Biên Hòa với dân cư bên ngoài (thuộc KP.6, P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa).
Cách nơi đột nhập là biển cảnh báo khu vực có nhiễm dioxin.


Bên trong khu vực sân bay Biên Hòa có nhiều hồ nước nằm rải rác khắp nơi. Mới 8 giờ sáng, tại một hồ nước rộng khoảng 2 ha đã có hơn 20 người chia thành nhiều nhóm quần thảo để bắt cá.


Một nhóm 5 người dùng lưới kéo, dàn hàng ngang càn quét khắp mặt hồ. Có một nhóm thanh niên khác hơn 10 người dùng rất nhiều bình ắc quy đánh bắt bằng xung điện trong các bãi lầy, khu vực nước cạn. Đến gần trưa thì đội quân chích điện kéo xuống càn quét cá dưới hồ lớn.
Một “đội quân” với trang bị lưới kéo, bình ắc quy ngang nhiên đánh bắt trong hồ bị nhiễm dioxin.


Nhóm người này đi đến đâu, cá dính điện nổi trắng bụng lên đến đó và được nhặt bỏ vào đầy các bao tải lớn buộc bên hông. Phía bên ngoài hàng rào, cứ khoảng một giờ đồng hồ lại có người mang bình ắc quy tuồn vào cho nhóm người bên trong để thay thế khi nguồn điện đã cạn.




Đến 9 giờ 30, hai thanh niên từ bên trong leo ra ngoài hàng rào, trên tay cầm theo bao cá nặng ước chừng vài chục ký rồi lên xe phóng về hướng cầu Hóa An (TP.Biên Hòa).




Hơn 1 giờ đồng hồ sau, tiếp tục có bốn người xách 3 bao cá (loại bao đựng phân bón) cùng với bộ kích điện leo bờ rào chui ra ngoài. Nhóm 10 người vẫn ở lại trong ao tiếp tục đánh bắt, đồng thời cho người mua cơm vào ăn trưa, mang bình ắc quy khác đến thay thế. Đến 15 giờ cùng ngày thì kết thúc ngày đánh bắt với những bao tải đầy cá.


Chia làm nhiều nhóm mang cá đi tiêu thụ.
Nhóm công nhân tập trung về một xóm trọ thuộc ấp Tân Thắng, P.Tân Bình, TX.Dĩ An (Bình Dương).