Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

116 cơ sở vi phạm môi trường ở Tây Ninh

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Hội đồng nhân dân đã ra quyết định xử phạt 66 đơn vị, với số tiền phạt là 6 tỷ đồng; mức xử phạt phổ biến từ 250 - 300 triệu đồng/trường hợp, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái về số vụ phát hiện vi phạm và số tiền phạt.  Ngày 30/7, Tại phiên chất vấn liên quan tới bảo vệ nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông tại kỳ họp thứ 15, khóa VIII nhiệm kỳ 2015-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết từ năm 2013 đến nay, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 116 cơ sở vi phạm về môi trường (chủ yếu lén lút xả thải ra sông Vàm Cỏ Đông), với tổng số tiền phạt 12,512 tỷ đồng.. 
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, thực hiện kế hoạch bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh rạch và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, từ năm 2010 tỉnh bắt buộc các cơ sở hoạt động trên lưu vực hệ thống sông Vàm Cỏ Đông phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt loại A mới được xả ra môi trường. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 59/67 cơ sở chế biến tinh bột sắn (khoai mì) hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt loại A, còn 4 cơ sở đang trong quá trình xây dựng, 4 cơ sở còn lại gần như đóng cửa . Về cơ sở chế biến cao su, có 20/24 cơ sở hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đạt loại A, còn lại 4 đơn vị đang trong quá trình xây dựng.
Theo ông Xuân, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải loại A nhưng không thực hiện đúng theo quy định như : không bỏ hóa chất để xử lý hoặc tắt điện không vận hành; hoạt động vượt công suất cho phép, làm hệ thống xử lý bằng vi sinh bị quá tải, gây ra sự cố về môi trường; xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường... Do đó, đối với những trường hợp này, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng. 

Ông Xuân cũng thừa nhận, tuy nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông hiện nay, theo kết quả quan trắc là có cải thiện nhưng chưa ổn định, nhất là vào đầu mùa mưa chỉ số ô nhiễm lại tăng cao. Ông Xuân cũng cho rằng, hiện xảy ra hiện tượng cá chết là do các nguồn nước thải sinh hoạt của thành phố Tây Ninh, các huyện lận cận và các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý thải đã đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Theo đó, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh kiến nghị Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cần bố trí nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Tây Ninh trong thời gian sớm nhất, góp phần bảo vệ nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông đạt hiệu quả.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Chất thải công nghiệp - vấn đề cấp thiết



Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
hình ảnh minh họa

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường đã ở mức “báo động đỏ”, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

Một số giải pháp khắc phục cần làm nhanh chóng:

Bảo vệ môi trường là việc của tất ả mọi người vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của mọi người nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể chấp hành thực hiện vì vậy ta cần có những biện pháp tích cực hơn đặc biệt là nhà nước và những bộ phận chức năng cần có những hình thức xử phạt và những hính sách môi trường tốt hơn, nghiêm ngặt và có khả năng thực thi hơn. Dưới đây là một số biện pháp.
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Hãy cứu lấy môi trường ở nông thôn!



Không được xem là quan trọng như một số tiêu chí khác, nhưng trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã "gặp khó" về tiêu chí môi trường. Thực tế, rác thải ở nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nan giải, các địa phương cần nhìn nhận việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất quan trọng và lâu dài, cần được quan tâm đúng mức. Bởi vì, khi môi trường nông thôn bị suy giảm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu mà rất khó khắc phục như bệnh tật gia tăng, nguồn nước, đất sản xuất... bị ô nhiễm, suy giảm.
Ảnh minh họa


Ô nhiễm môi trường từ rác thải đã trở thành vấn nạn ở xã Phú Hải, huyện Phú Vang từ nhiều năm trở lại đây. Mỗi tháng kinh phí cho các tổ thu gom rác của xã để chuyển đi xử lý khoảng trên 23 triệu đồng. Nhưng mỗi tháng, xã chỉ thu được khoảng 18 triệu đồng từ các hộ dân. Do vậy, mỗi năm xã Phú Hải phải bù thêm khoảng 60 triệu đồng từ ngân sách để xử lí rác thải - một nguồn kinh phí không nhỏ đối với một xã bãi ngang còn nhiều khó khăn, trong khi người dân vẫn cứ vứt rác bừa bãi khắp nơi, từ trục đường chính cho đến ngõ ngách của các thôn, xóm.

Rác thải không được xử lí kịp thời gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom, xử lí rác thải mới chỉ thực hiện được ở hơn 20 xã trong tổng số hơn 100 xã của tỉnh, đạt khoảng hơn 20%. Ở nhiều huyện, thị, công tác thu gom và xử lí rác thải còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều địa phương trong tỉnh chưa có quy hoạch hoặc không thể quy hoạch được bãi rác tập trung, do điều kiện đất đai không đáp ứng. Bên cạnh đó, ý thức của người dân, những bất cập trong khâu thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải và kinh phí hoạt động cũng đã khiến cho việc xử lí rác thải chưa thể thực hiện đồng bộ.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc, ở nhiều xã chưa thể tổ chức thu gom rác thải từ khu dân cư để đưa đến nơi trung chuyển do tổ thu gom rác chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng thiếu kinh phí nên không hoạt động. Trong khi đó, đơn vị chuyên trách là Công ty Môi trường Đô thị chưa có đủ điều kiện để thực hiện thu gom rác đến tất cả các địa phương. Còn tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, bình quân mỗi ngày có từ 20 đến 25 tấn rác thải. Nhưng bãi rác tập trung của thị trấn Sịa đã đóng cửa, trong khi việc quy hoạch và đưa bãi rác mới vào hoạt động thì chưa thể thực hiện.
Ảnh minh họa


Bên cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới chưa cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra những tình trạng bất cập nhất hiện nay ở khu vực này. Ở một số địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã "tiếp tay" cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi, mà điển hình là người dân sống hai bên sông Cầu Hai thuộc thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì. Rác thải do người dân vứt xuống chất kín dòng sông. Mỗi khi có nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ nguồn nước đen đặc của dòng sông, gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân nơi đây.

Bà Mai Thị Sắc, làm nghề buôn bán ở khu 5, thị trấn Phú Lộc, cho biết: "Do trong vùng không có nơi đổ rác nên sông Cầu Hai trở thành điểm đổ rác thải của các hộ dân sống trong vùng. Sống bên dòng sông bị ô nhiễm, ngày nắng nóng phải đóng kín cửa để tránh mùi hôi, nguồn nước sinh hoạt từ giếng đào thì không thể dùng được nữa". Sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng đang khiến rác thải dồn ứ ở nhiều nơi như dọc tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Phú Lộc, tỉnh lộ 14, quốc lộ 49; đường ven biển, ven phá...

Hơn nữa, việc quy hoạch và xây dựng chợ không gắn với việc xử lí rác thải cũng đã khiến khó tập trung được rác thải để xử lý. Việc không đồng nhất trong quy hoạch các điểm trung chuyển rác thải cũng đã "làm khó" cho các địa phương. Vì nhiều xã ở quá xa bãi rác mà tỉnh, huyện quy hoạch nên không có đủ kinh phí, phương tiện để tổ chức vận chuyển rác. Thiếu kinh phí cũng khiến cho một số xã đã thành lập được tổ, đội thu gom rác thải nhưng đành phải dừng hoạt động hoặc hoạt động không thường xuyên dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến.

Thiết nghĩ, mỗi địa phương khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới không nên "xem nhẹ" tiêu chí môi trường mà cần có các phương án huy động nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia bảo vệ môi trường. Việc đảm bảo được vấn đề môi trường sẽ là cơ sở để phát triển bền vững ở mỗi địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ảnh minh họa
Nói tóm lại, để "cứu lấy khu vực huyện Phú Vang" nói riêng và tất cả các khu vực khác trong cả nước thì bản thân các nhà chức năng cần có những biện pháp, kế hoạch khắc phục nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Đầu tư một cách có khoa học và áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để xử lý rác thải. Bên cạnh đó, thì cần giáo dục và tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân với môi trường xung quanh. Vì chỉ có ý thức của người dân được nâng lên thì mới cứu lấy môi trường hiện nay. Hãy chung tay cứu lấy môi trường, cứu lấy bản thân chúng ta.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những dòng sông xanh ở Hà Nội ngày càng đen



Với cảnh trên bến dưới thuyền trù phú, nước mát trong xanh các con sông ở Hà Nội đã đi vào thi ca, lịch sử. Ngày nay, các con sông ngày càng  ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen sệt đặc quánh và bốc mùi hôi thối, vì lòng sông bị biến thành nơi chứa nước thải chưa qua xử lý của cả thành phố Hà Nội.


Ngày nào cũng có công nhân vớt rác trên các sông nội đô, nhưng vớt ngày này thì ngày mai lại có rác.


Sông bị đổi tên

Sông Tô Lịch hiện tại, ngoài những đoạn đã được cống hóa thì đoạn dọc đường Bưởi đến Ngã Tư Sở, dọc Kim Giang về đến khu vực Cầu Bươu đều lộ thiên. Sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận chính nước mưa và đủ loại nước thải chưa qua xử lý của thành phố (nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp...) và cả nước bẩn từ sông Kim Ngưu, sông Lừ nhập vào, nên dọc tuyến dòng sông đều bị ô nhiễm nặng, nước đen kịt, đọng váng, sủi bọt bốc mùi hôi thối nồng nặc.




70 tuổi, số nhà 119, đường Giáp Nhất, phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) ông Hoàng Văn Cẩm, ở bên cạnh dòng Tô Lịch từ nhỏ nên biết được sự thay đổi của dòng sông này như thế nào. Ông Cẩm cho biết, sông Tô Lịch ô nhiễm nhiều năm, thường xuyên bốc mùi hôi thối nên người dân quanh đây đều gọi là “sông thối”. Trước kia, lòng sông rộng, nước trong, người dân còn ra sông tắm giặt và bắt tôm, cá, hái rau húng Láng về ăn. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước thành phố triển khai công tác nạo vét, đắp hai bên sông, năm 2003 tiến hành kè, nhưng dòng sông cứ dần bị ô nhiễm ngày một nặng. Ông Tùng mời chúng tôi vào nhà, rồi ra đóng cửa lại, bật sáng đèn điện. Ông Tùng bức xúc nói: “Sông Tô Lịch ở đoạn này giờ như cái mương nước thải hôi thối nên nhà tôi thường xuyên phải đóng cửa. Cả gia đình đều có vấn đề về đường hô hấp, nên ai cũng sợ”.




Cùng chung số phận, sông Kim Ngưu hay còn gọi là con sông Trâu Vàng, thì giờ đây dòng sông từ Lò Đúc đến Yên Sở đã thành màu đen đặc quánh, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Quán cà phê Mây Trắng, số 106, ngách 299/76, phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), sát bên sông Kim Ngưu vắng tanh khách, trông rất điều hiu. Thấy khách vào, bà chủ quán tháo khẩu trang bịt trên mặt, đứng dậy xởi lởi chào khách. Trò chuyện hoạt động kinh doanh của quán, chị Nguyễn Thị Thanh Loan ngao ngán nói: “Quán mở hơn hai năm rồi, thời gian đầu khách đến khen không gian đẹp, nhưng gặp ngày nắng nóng sông bốc mùi hôi thối, họ đứng dậy trả tiền rồi về, từ đó mất khách dần. Gia đình trồng nhiều cây xanh để giảm bớt mùi thối từ dòng sông nhưng không được. Dỡ bỏ thì không đành, tôi cứ để vậy, được khách nào hay khách nấy”.

Cách quán cà phê Mây Trắng khoảng 50 m, mấy cụ bà ngồi rôm rả trò chuyện. Bà Mỹ Hưng, 68 tuổi cho biết, người dân dọc sông này thường đóng kín cửa, không dám cho trẻ em ra bờ sông chơi, vì sông quá ô nhiễm. Các anh nhìn sẽ thấy, nước sông đóng váng, đen ngòm, mùi hôi thối. Lâu ngày chị em mới ra đây ngồi, nhưng phải bật quạt để đẩy mùi hôi đi, chứ không chịu được. “Năm 1977 lúc là sinh viên y khoa, tôi được điều đi làm lao động xã hội chủ nghĩa nạo vét và mở rộng sông này. Trước kia, dòng sông hẹp, có nhiều loại rau xanh nên nước trong, người dân còn dẫn nước về làm ruộng và đào ao thả cá, chăn nuôi gà vịt… Bây giờ nhà san sát, khu đô thị ngày một nhiều, công ty và xí nghiệp mọc lên như nấm, tất cả đều xả thải ra dòng sông, thì hỏi sao không ô nhiễm”.

Mương nước thải
Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết, một ngày đêm có khoảng trên 500.000 m3 nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của TP Hà Nội chưa qua xử lý, xả thẳng ra các dòng sông. Hiện nay, các nhà máy xử lý nước thải chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu nước thải của thành phố cần xử lý.

Quan sát kỹ mức độ xả nước từ các cống từng thời điểm khác nhau, thường buổi trưa, buổi tối thì lượng nước thải ra sông rất nhiều, mực nước sông dâng cao khoảng 50 cm. Chị Trương Thị Hà bán nước ở số 559 đường Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) phản ánh: “Vào buổi trưa các công ty xả nước thải ra khu vực này màu đỏ, màu xanh, mùi hóa chất rất khó chịu”. Đúng 11 giờ, chị Hà lấy khẩu trang bịt kín mặt và chỉ tay xuống vị trí cống thoát nước nói, họ bắt đầu xả rồi đấy.

Chị Hà dẫn chúng tôi lần theo đường cống, ở phía cuối là Công ty CP Dệt Minh Khai. Làm việc với phóng viên, ông Vũ Đình Lân, phụ trách hành chính công ty cho biết: “Công ty sản xuất khăn xuất khẩu, một tháng sản lượng khoảng 40 tấn, hiện công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải, công đoạn sản xuất có dùng hóa chất và phẩm màu nhưng chỉ qua bể lắng rồi thải ra sông Kim Ngưu”. Ông Lân còn cho biết, trước năm 2008 quy mô sản xuất của công ty lớn hơn gấp nhiều lần, gần nghìn công nhân, bây giờ chỉ còn 200 người. Theo kế hoạch, công ty sẽ phải di dời vào năm 2017, nên không đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, từ trước đến nay chưa có cơ quan chức năng nào đến kiểm tra...

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Đà Nẵng chia sẻ công tác bảo vệ môi trường : Thu gom, xử lý nước thải...

Với công tác bảo vệ môi trường cực kỳ tốt trong vấn đề thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải vừa được Đà Nẵng trình bày tại hội nghị về Quản lý tổng hợp tài nguyên tại các thành phố Châu Á diễn ra tại Chiang Mai - Thái Lan đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều đại biểu.


Các đại biểu tham dự Hội nghị về Quản lý tổng hợp tài nguyên tại các thành phố Châu Á

Chi tiết thì theo nhóm thành viên của Nexus Đà Nẵng tham dự Hội nghị, các đại biểu của Đà Nẵng đã phát biểu tham luận chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án Nexus ở Đà Nẵng: "Thu gom nước thải bằng chân không, xử lý nước thải (sản xuất khí sinh học biogas) và sử dụng các sản phẩm phụ (nước tưới tiêu và phân bón từ các nhà máy sản xuất khí sinh học) cho nông nghiệp đô thị" cũng như tiến độ chuẩn bị cho việc triển khai dự án thí điểm về hệ thống thoát nước phải bằng công nghệ hút chân không sẽ nhanh chóng được triển khai ngay tại thành phố Đà Nẵng.



Các đại biểu tham dự Hội nghị bày tỏ kỳ vọng trong tương lai thành phố Đà Nẵng có thể trở thành thành phố kiểu mẫu cho các thành phố khác trong khu vực làm theo với thành công trong việc thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất khí sinh học... qua triển khai thực tế dự án nói trên.

Việc Đà Nẵng nhận được sự công nhận quốc tế qua Giải thưởng đặc biệt “Thành phố chuyển đổi xuất sắc” năm 2015 tại Luân Đôn hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng được các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị nhắc lại và chúc mừng thành công của thành phố ở miền Trung nước ta này trong cách tiếp cận tiến bộ và toàn diện để hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững

Được biết, Hội nghị về Quản lý tổng hợp tài nguyên tại các thành phố Châu Á năm 2015 tại Chiang Mai, Thái Lan vừa qua đã thu hút khoảng 120 đại biểu đến từ các nước Ấn Độ,Trung Quốc, Indonesia,  Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Hội nghị được đồng tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc châu Á Thái Bình Dương UN-ESCAP và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và chính quyền thành phố Chiang Mai và tổ chức ICLEI. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án "Quản lý tổng hợp tài nguyên tại các thành phố Châu Á: mối quan hệ đô thị (Urban Nexus)" (sau đây gọi tắt là dự án Nexus), được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức (BMZ) và được GIZ phối hợp với ESCAP, ICLEI và các thành phố đối tác của dự án triển khai.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Rác thải bệnh viện cần phải được kiểm soát kỹ

Văn bản yêu cầu tăng cường quản lý chât thải y tế trong bệnh viện vừa được bộ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát hành để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý chât thải y tế trong các bệnh viện nhằm bảo vệ môi trường , bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

50% bệnh viện xử lý nước thải


Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay cả nước có hơn 13.500 cơ sở y tế trong đó có gần 1.400 cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên và hơn 11.000 trạm y tế xã phường. Mỗi ngày các cơ sở này thải ra khoảng 450 tấn rác, trong đó 47 tấn là chất thải rắn nguy hại và hơn 125.000 m khối nước thải cần được xử lý đặc thù. Đó là chưa kể đến một lượng rác khổng lồ từ hơn 1.000 cơ sở tế dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất thuốc, y tế tư nhân… Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào số giường bệnh tăng, khoảng 7%/năm. Ước tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn là 590 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày.



Nhiều rác thải y tế chưa được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường


Tuy nhiên hiện nay mới chỉ cho biết, chỉ có khoảng 54% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, trong đó bệnh viện Trung Ương là 73%, tỉnh là 60% còn tuyến huyện chỉ được 45%. Ngoài ra, còn có 5% bệnh viện chưa thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều hệ thống xử lý chất thải cũng đã xuống cấp, quá tải, không đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải y tế. Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở khám chữa bệnh vẫn tái diễn phức tạp, nhất là vi phạm trong xử lý nước thải y tế, chất thải nguy hại.

Về xử lý rác thải rắn, hiện nay, gần 50% các phương tiện thu gom rác tại các bệnh viện chưa đạt yêu cầu. Nhiều bệnh viện còn xử lý chất thải rắn bằng lò đốt 1 buồng, đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện. hầu hết trạm y tế xã chưa có hệ thống xử lý nước thải và rác thải rắn cũng mới chỉ chôn lấp hoặc đốt thủ công. Theo các chuyên gia y tế, việc xử lý rác thải y tế bằng công nghệ lạc hậu hoặc đốt thủ công, thu gom, xử lý không tốt sẽ cẽ có nguy cơ tạo ra nhiều hóa chất độc hại thải vào môi trường qua khói lò đốt như dioxin, thủy ngân… Còn nước thải từ các cơ sở y tế có thể chưa nhiều vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ… Nhất là các nơi có các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột, bệnh tay chân miệng…

Ngay cả bệnh viện T.Ư cũng chưa xử lý rác thải y tế thật tốt. Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, trong số 35 bệnh viện tuyến trung ương, chỉ có 22 bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường xử lý chất thải rắn, còn lại 13 bệnh viện (chiếm 37%) tự xử lý. Trong đó, 6 bệnh viện sử dụng lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế và 7 bệnh viện sử dụng hóa chất để xử lý. Hiện vẫn còn 6 bệnh viện T.Ư chưa có hệ thống xử lý nước thải đó là: Bệnh viện Mắt T.Ư, Nội tiết T.Ư, Răng Hàm mặt T.Ư, Điều dưỡng và phục hồi chức năng T.Ư, Y học cổ truyền T.Ư, Châm cứu T.Ư, Các bệnh viện này đều nằm trong nội thành Hà Nội, giữa khu dân cư đông đúc.


Ưu tiên xử lý rác thải y tế

Để gấp rút xử lý tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: các Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế; Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện cần tăng cường công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng các quy định hiện hành; Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, không để tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; Chỉ đạo đơn vị vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý chất thải rắn (nếu có). Trường hợp không tự xử lý chất thải y tế, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp để thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật.

Giao trách nhiệm chính về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của bệnh viện cho một khoa, phòng cụ thể. Triển khai thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường gồm đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; xin cấp phép xả nước thải vào môi trường…

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Tình trạng khan hiếm nguồn nước ngầm đang ở nguy cơ báo động

Không ai khác con người mới chính là thủ gây lãng phí tới 30% lượng nước ngầm lớn của thế giới, nguy cơ khan hiếm nguồn tài nguyên đáng giá này cũng đang đặt trong mức báo động.



Để đo đạc lượng dự trữ và tần suất sử dụng của hệ thống nước ngầm trên thế giới một nhóm các nhà khoa học thuộc đại học California Irvine đã tiến hành 2 công trình nghiên cứu này. Theo các nhà khoa học, phần lớn dân số trên thế giới đang tận dụng nguồn nước ngầm sẵn có mà không ý thức được rằng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá tải và đứng trước nguy cơ cạn kiệt.


Tiến hành nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã sử dụng các dữ liệu từ những vệ tinh đặc biệt của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm đo đạc lượng nước ngầm đã sử dụng trong 10 năm (từ năm 2003).


Kết quả nghiên cứu thứ nhất cho thấy trong 37 tầng ngậm nước lớn nhất trái đất, 8 nguồn nước bị đánh giá là hoạt động quá công suất và hầu hết không hề có lượng nước tự nhiên bù đắp. Ngoài ra, 5 tầng ngậm nước khác cũng đang bị khai thác quá tải nghiêm trọng.







Theo các nhà khoa học, những mạch nước ngầm này đa phần tập trung tại những nơi khô hạn nhất và hầu như không có lượng nước bù đắp.


Kết quả nghiên cứu thứ nhất còn liệt kê danh sách những tầng ngậm nước quá tải nhất, trong đó đứng đầu là hệ thống tầng ngậm nước Arab với hơn 60 triệu người sử dụng, tiếp đó là hệ thống tầng ngậm nước lưu vực sông Ấn nằm ở Tây Bắc Ấn Độ, Pakistan và tầng ngậm nước lưu vực Murzuk-Djado ở phía bắc châu Phi.


Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu Alexandra Richey, biến đổi khí hậu và tốc độ tăng dân số là hai yếu tố khiến tình trạng này thêm tồi tệ.


Trong công trình nghiên cứu thứ hai, nhóm khoa học đã đi đến kết luận rằng lượng nước ngầm dự trữ có thể dùng được rất khan hiếm và ước đoán trữ lượng nguồn tài nguyên này có thể thay đổi trong nhiều thập kỷ, thậm chí trong cả thiên niên kỷ.